Ấn Độ Dương

đại dương nằm giữa châu Á, châu Phi và châu Đại Dương, có diện tích lớn thứ ba trên thế giới

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do InternetArchiveBot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 07:54, ngày 2 tháng 6 năm 2021 (Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Ấn Độ Dươngdiện tích 75.000.000 km² bao phủ 20% diện tích mặt nước trên Trái Đất.[3] Đại dương này về hướng Bắc được giới hạn bởi bán đảo Ấn Độ, PakistanIran, về hướng Đông bởi Đông Nam Á (cụ thể là Myanma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia) và châu Đại Dương), về phía Tây bởi bán đảo Ả Rậpchâu Phi. Ấn Độ Dương mở tại hướng Nam và giáp Nam Băng Dương. Tên gọi được đặt theo tên của Ấn Độ.[4][5][6][7]

Ấn Độ Dương
Phạm vi Ấn Độ Dương theo Sách Dữ kiện Thế giới, Ấn Độ Dương trên bản đồ thế giới
Đáy đại dương của Ấn Độ Dương bị chia cắt bởi những rặng núi trải dài và uốn lượn bởi các cấu trúc vô trùng, Bản đồ độ sâu của Ấn Độ Dương
Map
Vị tríTiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á, Tây Nam Á, Sừng châu Phi, Đông Phi, Nam PhiChâu Úc
Tọa độ20°N 80°Đ / 20°N 80°Đ / -20; 80
Loạiđại dương
Chiều rộng tối đa6.200 mi (10.000 km)[1]
Diện tích bề mặt68.556.000 km2 (26.470.000 dặm vuông Anh)
Độ sâu trung bình3.741 m (12.274 ft)
Độ sâu tối đa7.258 m (23.812 ft)
Tài liệu tham khảo[2]

Sử sách tiếng Việt trước thế kỷ XX còn gọi đại dương này là Tiểu Tây Dương.

Theo quy ước quốc tế, ranh giới giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nằm ở kinh tuyến 20° Đông, và ranh giới với Thái Bình Dương nằm ở kinh tuyến đi ngang qua đảo Tasmania (phía nam của mũi Agulhas) ở kinh tuyến 146°55' Đ.[8] Ấn Độ Dương chấm dứt chính xác tại vĩ tuyến 60° Nam và nhường chỗ cho Nam Đại Dương, về phía bắc ở khoảng 30 độ Bắc trong vịnh Ba Tư. Đại dương này rộng gần 10.000 km tại khu vực giữa Úc và châu Phi và diện tích 73.556.000 km²[9] bao gồm cả biển Đỏ và Vịnh Ba Tư. Ấn Độ Dương có thể tích ước khoảng 292.131.000 km³.[10]

Địa lý

Thềm lục địa của đại dương này hẹp với bề rộng trung bình 200 km, trừ biển ngoài khơi châu Úc có bề rộng hơn 1.000 km. Chiều sâu trung bình của đại dương là 3.890 m (12.762 ft). Điểm sâu nhất là Diamantina Deeprãnh Diamantina với độ sâu là 8.047 m (26.401 ft), đôi khi người ta cũng nhắc đến rãnh Sunda với độ sâu 7.258–7.725 m (23.812–25.344 ft).[11] Phía bắc của vĩ độ 50° Nam, 86% đại dương bị bao phủ bởi các trầm tích biển sâu, trong đó hơn phân nửa là đới globigerina. 14% còn lại bị phủ bởi các trầm tích lục địa. Các trầm tích băng phân bố chủ yếu ở các vĩ độ cận phía nam.

Địa hình dưới biển

Là một trong những đại dương lớn trẻ nhất[12] nó có các sống núi tách giãn đang hoạt động và là một phần trong hệ thống các sống núi giữa đại dương:-

Sống núi Ninety East chạy theo phương bắc-nam ở kinh độ 90°Đông, chia cắt Ấn Độ Dương thành phần phía đông và phía tây.

Sống núi Chagos-Laccadive là một dải núi ngầm khác chạy theo hướng gần như bắc-nam giữa Lakshadweep, ám tiêu Maldivesquần đảo Chagos.

Cao nguyên Kerguelen là một lục địa nhỏ bị nhấn chìm, có nguồn gốc núi lửa ở nam Ấn Độ Dương.

Cao nguyên Mascarene là một cao nguyên dưới biển dài 2000 km nằm ở phía đông Madagascar.

Thủy hải văn

 
Bản đồ hải lưu Ấn Độ Dương

Số ít các sông lớn đổ vào Ấn Độ Dương như các sông Zambezi, Shatt al-Arab, Hằng, Narmada, Ấn, Brahmaputra, JubbaIrrawaddy. Các dòng hải lưu chủ yếu chịu sự chi phối của gió mùa. Hai dòng hải lưu lớn, một ở bắc bán cầu chảy theo chiều kim đồng hồ và một ở phía nam của xích đạo chảy theo chiều ngược kim đồng hồ. Tuy nhiên, trong suốt mùa gió đông bắc, các dòng hải lưu ở phía bắc đảo chiều.

Dòng hải lưu dưới sâu chịu sự chi phối bới các dòng chảy vào từ Đại Tây Dương, biển Đỏ, và các dòng hải lưu Nam Cực. Phía bắc của vĩ độ 20° Nam, nhiệt độ bề mặt là 22 °C (72 °F), vượt cao hơn 28 °C (82 °F) về phía đông. Về phía nam đến 40°Nam], nhiệt độ giảm nhanh chóng.

Độ muối bề mặt dao động từ 32 đến 37 phần ngàn, độ muối cao nhất trong biển Ả Rập vành đai giữa Nam châu Phi và tây-nam Úc. Túi băng và băng trôi được phát hiện quanh năm về phía nam của 65° Nam. Giới hạn trung bình về phía bắc của băng trôi là 45°nam.

Tuyến hàng hải

 
Thuyền A Dhow off the coast of Kenya

Ấn Độ Dương có các tuyến đường biển quan trọng nối Trung Đông, châu Phi, và Đông Á với châu Âuchâu Mỹ. Có tuyến vận chuyển dầu khí và các sản phẩm dầu khí quan trọng từ vịnh Ba TưIndonesia. Những nơi có trữ lượng hydrocacbon lớn nằm ở các khu vực ngoài khơi Ả Rập Xê Út, Iran, Ấn Độ, và Tây Úc. Khoảng 40% sản lưỡng dầu khí trên biển của thế giới từ Ấn Độ Dương.[13] Các bãi biển cát chứa nhiều khoáng vật nặng và các mỏ sa khoáng được khai thác bởi các quốc gia sở hữu một phần vùng biển này, đặc biệt là Ấn Độ, Nam Phi, Indonesia, Sri Lanka, và Thái Lan.

Hải lưu

Các biển

Eo biển

Vịnh

Các đảo

 
Quần đảo Mentawai
 
Quần đảo Nicobar
Đông
Tây
Nam

Ranh giới với các quốc gia và vùng lãnh thổ

Theo chiều kim đồng hồ, các quốc gia và vùng lãnh thổ (in nghiêng) có bờ biển thuộc Ấn Độ Dương gồm:

Châu Phi

  Nam Phi,   Mozambique,   Madagascar,   Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp,   Pháp (Réunion),   Mauritius,   Mayotte,   Comoros,   Tanzania,   Seychelles,   Kenya,   Somalia,   Djibouti,   Eritrea,   Sudan,   Ai Cập

Châu Á

  Ai Cập (Bán đảo Sinai),   Israel,   Jordan,   Ả Rập Xê Út,   Yemen,   Oman,   UAE,   Qatar,   Bahrain,   Kuwait,   Iraq,   Iran,   Pakistan,   Ấn Độ,   Maldives,   Lãnh thổ Ấn Độ Dương (Anh),   Sri Lanka,   Bangladesh,   Myanmar (Myanmar),   Thái Lan,   Malaysia,   Indonesia,   Quần đảo Cocos (Keeling),   Đảo Giáng Sinh

Châu Úc

  Quần đảo Ashmore và Cartier,   Indonesia,   Đông Timor,   Úc

Nam Ấn Độ Dương

  Đảo Heard và quần đảo McDonald,   Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp

Tham khảo

  1. ^ “U.S. Navy Oceanographer”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2001. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2001.
  2. ^ CIA – The World Factbook. 2015
  3. ^ The Indian Ocean and the Superpowers. Routledge. 1986. ISBN 0709942419, 9780709942412 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp). |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  4. ^ Harper, Douglas. “Online Etymology Dictionary”. Online Etymology Dictionary. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2011.
  5. ^ Indo-American relations: foreign policy orientations and perspectives of P.V. Narasimha Rao and Bill Clinton By Anand Mathur; Page 138 "India occupies the central position in the Indian- Ocean region that is why the Ocean was named after India"
  6. ^ Politics of the Indian Ocean region: the balances of power By Ferenc Albert Váli; Page 25
  7. ^ Geography Of India For Civil Ser Exam By Hussain; Page 12-251; "INDIA AND THE GEO-POLITICS OF THE INDIAN OCEAN"(16-33)
  8. ^ Limits of Oceans and Seas Lưu trữ 2009-10-07 tại Wayback Machine. International Hydrographic Organization Special Publication No. 23, 1953.
  9. ^ Earth's Oceans. EnchantedLearning.com. Truy cập 2013-07-16.
  10. ^ Donald W. Gotthold, Julia J. Gotthold (1988). Indian Ocean: Bibliography. Clio Press. ISBN 1-85109-034-7.
  11. ^ Indian Ocean Geography, excerpted from: The World Factbook 1994, Central Intelligence Agency
  12. ^ Stow, D. A. V. (2006) Oceans: an illustrated reference Chicago: University of Chicago Press, ISBN 0-226-77664-6 - page 127 for map of Indian Ocean and text
  13. ^ “The World Factbook”. Truy cập 29 tháng 9 năm 2015.

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Tham khảo

Đọc thêm