Alternative metal
Alternative metal là một nhánh của heavy metal đã chiếm được sự phổ biến trong những năm đầu 1990 bên cạnh và giao với nhạc grunge. Nó có đặc điểm được chú ý nhiều nhất, heavy riff, nhưng thường mang khía cạnh thử nghiệm, bao gồm lời không theo quy ước, những đoạn nhạc bỏ trống, nhiều syncopation hơn metal điển hình, kỹ thuật không thường dùng, một sự cản trở tiếp cân với nhạc heavy thông thường và một sự hợp nhất của một giới hạn rộng của những sự ảnh hưởng bên ngoài nhạc metal.[1]
Alternative metal | |
---|---|
Nguồn gốc từ loại nhạc | Alternative rock, heavy metal |
Nguồn gốc văn hóa | Giữa đến cuối thập niên 1980, Hoa Kỳ |
Nhạc cụ điển hình | Guitar điện - guitar bass - bộ trống - hát |
Hình thức phái sinh | Grunge |
Chủ đề liên quan | |
Artists - Lollapalooza - Progressive music |
Nguồn gốc
sửaCụm từ này được dùng như một sự phân loại rất lỏng lẻo, nhưng nó thường được sử dụng để miêu tả những nghệ sĩ chơi phong cách heavy metal tiến đến gần "alternative". Nhiều ban nhạc được phân loại vào "alternative metal" có sự cân bằng ảnh hưởng giữa alternative rock và heavy metal.
Ban đầu alternative metal thu hút chủ yếu các alternative rock fan từ khi thực tế tất cả những ban nhạc alt-metal của thập niên 80 có nguồn gốc từ rock underground Mỹ. Những ban nhạc alt-metal thường bắt nguồn từ hardcore punk (Corrosion of Conformity), post-punk/noise rock như Big Black, Fugazi và Sonic Youth cùng với những ban nhạc khác như Helmet và White Zombie, grunge (Alice in Chains, Soundgarden), industrial (Ministry, Vardis, Nine Inch Nails).
Những ban nhạc này không bao giờ định hình một phong cách rõ rệt, đúng hơn là họ giới hạn bởi sự sáp nhập của những ảnh hưởng của metal truyền thống và mở ra những thử nghiệm với dạng này. Ví dụ, Jane's Addiction sử dụng nghệ thuật sân khấu và phong cách bohemian, Corrosion of Conformity, The Melvins và bạn nhạc grunge đã tan rã Soundgarden ưa thích sự lật đổ metal những năm 70, và Faith No More, cùng với Living Colour, đưa funk và hip hop vào alternative metal của họ [2], trong khi Primus sáp nhập không rõ ràng yếu tố từ Residents.
Sự vận động của grunge trong những năm đầu 1990 giúp tăng lượng thính giả cho các ban nhạc, và các nghệ sĩ có thể chơi thoải mái trước các fan của alternative rock với nhiều đội hình thuộc Lollapalooza (được thành lập bởi trưởng nhóm Perry Farrell của Jane's Addiction) khi họ để ngỏ cho những ban nhạc metal như Metallica. Với sự thay đổi quang cảnh âm nhạc bởi sự đột phá của alternative rock, "alternative metal" trở thành một cụm từ mới sử dụng để chỉ những ban nhạc đầu những năm 1990, những người vận hành sự mở ra thời kỳ âm nhạc mới với "heay mà không nhất thiết phải là metal".[3]
Những ban nhạc mới nổi lên trong thời kỳ này với sự phân biệt với metal: Nine Inch Nails và Ministry khởi đầu làn sóng industrial, kết hợp nhạc điện tử chịu ảnh hưởng của punk và guitar heavy, System of a Down và Tool nhấn chìm họ trong sự ảnh hưởng của progressive rock, Rage Against the Machine được tin lại là kết hợp hip hop và tuyên truyền cho post-punk như là Gang of Four như đã từng xảy ra với metal, và Helmet lấy khuôn là nền của jazz và noise-rock/post-hadcore ảnh hưởng nhiều từ yếu tố dữ dội của nhạc rock.
Với sự tiến triển của thập niên 90, âm thanh của alternative metal trở nên tiêu chuẩn hóa hơn với những ban nhạc mới truyền cảm hứng cho sự ảnh hưởng của tập thể chung bao gồm Rage Against the Machine, Korn, Deftones, Fear Factory, Nine Inch Nails, Marilyn Manson, Primus và Helmet. Đặc biệt với Korn, với riff giảm giai điệu và sự nghịch tai xâm chiếm, đã tạo nên mẫu âm thanh cho một bước chuyển mới, thứ được biết đến với tên gọi nu metal.
Xem thêm
sửaNguồn
sửa- Christe, Ian (2003). Sound of the Beast: The Complete Headbanging History of Heavy Metal. HarperCollins. ISBN 0-380-81127-8.
Liên kết ngoài
sửa- Allmusic.com page for Alternative Metal
- Music.com Lưu trữ 2006-05-19 tại Wayback Machine
- Alt-metal.ru Russian Alternative Metal Portal Lưu trữ 2009-08-01 tại Wayback Machine
Tham khảo
sửa- ^ allmusic
- ^ allmusic (((Faith No More > Overview)))
- ^ Christe, Ian (2003), Sound of the Beast: The Complete Headbanging History of Heavy Metal Lưu trữ 2003-02-06 tại Wayback Machine, HarperCollins. p222-226.