Giấy viết là loại giấy không tráng phủ bề mặt, có mức độ gia keo phù hợp với việc dùng các loại bút mực để viết. Giấy viết thường được làm từ bột giấy hóa học tẩy trắng và các loại bột giấy tẩy trắng khác như bột giấy cơ học, bột giấy bán hóa học...

Lịch sử hình thành

sửa

Ứng dụng

sửa

Mục đích chính của giấy viết là đảm bảo khả năng viết và khả năng đọc tốt. Khả năng viết yêu cầu giấy phải bắt mực. Để đọc được, giấy phải cho nét viết rõ ràng, không bị lem, nhòe, giữ nét mực được đủ lâu, có độ tương phản với màu mực. Nếu màu mực là sẫm thì giấy càng sáng, nét viết càng dễ nhận; nếu màu mực viết là sáng thì giấy phải có màu sẫm và ngược lại. Ví dụ, các loại giấy màu sẫm như màu đỏ, màu đen, màu xanh đen thường được viết với các loại mực màu trắng đục hoặc màu phát quang.

Hiện tượng lem, nhòe nét là hiện tượng giọt mực (cả chất bột tạo màu và dung môi của mực) thấm vào bề mặt và lớp dưới bề mặt giấy, loang ra to hơn kích cỡ mong muốn của nét viết. Nguyên nhân thường là do:

  • Bề mặt giấy không nhẵn
  • Có nhiều lỗ hổng trên bề mặt và bên trong kết cấu liên kết sơ sợi (thường là sợi dài)
  • Bên trong tế bào sợi có những lỗ hỏng nhỏ (lumen) có tính ưa nước

Thành phần

sửa

Tiêu chuẩn kỹ thuật

sửa

Kích cỡ

sửa

Chỉ tiêu cơ, lý, hóa

sửa
 
Chỉ tiêu kỹ thuật giấy viết Việt Nam

Tiêu chuẩn kỹ thuật giấy viết theo TCVN 5899:2017[1]

  • Định lượng: TCVN 1270:2017 (ISO 536:2012[2]) thay thế cho TCVN 1270:2008 và TCVN 1270:2000[3]
  • Độ bền xé: TCVN 3229:2015 (ISO 1974:2012[4]) thay thế cho TCVN 3229:2007 (ISO 1974:1990) TCVN 3229:2000.[5]
  • Độ bền kéo: TCVN 1862-2:2010 (ISO 1924-2:2008) thay thế cho TCVN 1862-2:2007 và TCVN 1862-2000[6]
  • Độ hút nước: TCVN 6726:2007 (ISO 535:1991) và TCVN 6726:2000[7]
  • Độ trắng: TCVN 1865-1:2010 (ISO 2470-1:2009) thay thế cho TCVN 1865:2007 và TCVN 1865:2000.[8][9]
  • Độ đục: TCVN 6728:2010 (ISO 2471:2008) thay thế cho TCVN 6728:2007 và TCVN 6728:2000.[10]
  • Độ nhám/độ nhẵn: TCVN 3226:2001 (ISO 8791 - 2:1985)[11]
  • Độ tro: TCVN 1864:2001 (ISO 2144:1997)[12]
  • Độ ẩm: TCVN 1867:2001.[13]
  • Độ bụi: TCVN 1868:1976[14]
  • Chất lượng trung bình: TCVN 3649:2007 (ISO 186:2002) thay thế TCVN 3649:2000.[15]
  • Độ dày, tỉ trọng và thể tích riêng: TCVN 3652:2007 (ISO 534:2005) thay thế TCVN 3652:2000[16]

Phân loại

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5899:2017 về Giấy viết
  2. ^ ISO 536:2012 - Paper and board -- Determination of grammage
  3. ^ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1270:2017 (ISO 536:2012) về Giấy và các tông - Xác định định lượng 2017
  4. ^ ISO 1974:2012 - Paper -- Determination of tearing resistance Elmendorf method
  5. ^ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3229:2015 (ISO 1974:2012) về Giấy - Xác định độ bền xé - Phương pháp Elmendorf
  6. ^ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1862-2:2010 (ISO 1924-2:2008) về Giấy và cáctông - Xác định tính chất bền kéo - Phần 2: Phương pháp tốc độ giãn dài không đổi (20 mm/min)
  7. ^ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6726:2017 (ISO 535:2014) về Giấy và các tông - Xác định độ hút nước - Phương pháp Cobb
  8. ^ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1865-1:2010 (ISO 2470-1: 2009) về Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định hệ số phản xạ khuếch tán xanh - Phần 1: Điều kiện ánh sáng ban ngày trong nhà (độ trắng ISO)
  9. ^ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1865-2:2010 (ISO 2470-2:2008) về Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định hệ số phản xạ khuếch tán xanh - Phần 2: Điều kiện ánh sáng ban ngày ngoài trời (Độ trắng D65)
  10. ^ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6728:2010 (ISO 2471:2008) về Giấy và cáctông - Xác định độ đục (nền giấy) - Phương pháp phản xạ khuếch tán
  11. ^ Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3226:2001 (ISO 8791 - 2:1985) về Giấy và cáctông - Xác định độ nhám - Phương pháp Bendtsen
  12. ^ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1864:2001 (ISO 2144: 1997) về Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định độ tro sau khi nung tại nhiệt độ 900 độ C
  13. ^ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1867:2001 về giấy và cáctông - xác định độ ẩm - phương pháp sấy khô
  14. ^ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1868:1976 về Giấy và cáctông - Phương pháp xác định độ bụi
  15. ^ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3649:2007 (ISO 186: 2002) về Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình
  16. ^ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3652:2007 (ISO 534: 2005) về Giấy và cáctông - Xác định độ dày, tỷ trọng và thể tích riêng

Liên kết ngoài

sửa