Hezbollah

tổ chức chính trị-vũ trang ở Lebanon

Hezbollah phát âm tiếng Việt: Héc-bô-la[30][31] (tiếng Ả Rập: حزب الله; ḥizbu-llāh có nghĩa là "Đảng của Thượng đế") là một tổ chức chính trị-vũ trang của người Liban theo đạo Hồi dòng Shi'a được thành lập vào năm 1982 nhằm phản ứng trước sự kiện Israel xâm lược Liban để đẩy Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) của cố Tổng thống Yasser Arafat ra khỏi Liban. Hezbollah được thành lập từ sự hợp nhất ba tổ chức dân quân của người Hồi giáo dòng Shiite tại Liban là Phong trào Hồi giáo Amal, tổ chức Daw'ah và tổ chức Ulema. Hezbollah được sự hỗ trợ tài chính của Iran và Syria. Hezbollah được xem như kẻ thù không đội trời chung của Israel.

Hezbollah
حزب الله
Ḥizbu 'llāh
Thành lập1985; 39 năm trước (1985) (official)
Trụ sở chínhBeirut, Liban
Ý thức hệ
Tôn giáoShia Islam
Thuộc tổ chức quốc giaMarch 8 Alliance
Thuộc tổ chức quốc tếAxis of Resistance
Màu sắc chính thức
  • Yellow
  • Green
Parliament of Lebanon
12 / 128
Cabinet of Lebanon
2 / 30
Đảng kỳ
Flag of Hezbollah
Flag of Hezbollah
Websitewww.moqawama.org
Quốc giaLebanon
Hezbollah
Tham dự trong Nội chiến Liban, Xung đột Israel-Liban, Xung đột Nam Liban (1985–2000), Chiến tranh Liban 2006, Xung đột Liban 2008, Nội chiến SyriaNội chiến Iraq (2014–2017)

Là mục tiêu chính của chiến tranh chống khủng bố

Hoạt động 1985 – nay
Thị tộc/Bộ lạc *Unit 3800[7]
Người đứng đầu
Trụ sở Liban
Sức mạnh 20,000 đến 50,000
Đồng minh Các nước đồng minh :

Non state allies:


See more

Đối thủ *  Hoa Kỳ[16]

Các tổ chức đối thủ:

Non state opponents:

Tham chiến

See details

Lưc lượng Hezbollah
Một đám khói bốc lên từ doanh trại Mỹ ở sân bay quốc tế Beirut, nơi bị Hezbollah tấn công làm hơn 200 thủy quân lục chiến Mỹ thiệt mạng

Tổ chức

sửa

Đứng đầu tổ chức dân sự của Hezbollah là Hội đồng Jihad. Jihad sáng lập và quản lý các hội từ thiện:

  • Hội El-Jarih giúp đỡ các thương binh trong cuộc chiến tranh chống Israel tái hội nhập xã hội sau khi được chữa bệnh và dạy nghề.
  • Hội El-Shahid lo việc trợ cấp gia đình liệt sĩ và tù binh chiến tranh.
  • Hội Jihad và Binaa chuyên tái xây dựng, tái định cư cho những gia đình bị Israel ném bom tan nát nhà cửa.

Lãnh đạo tinh thần của Hezbollah hiện nay là Ayatollah Muhammad Hussein Fadlalah và Tổng thư ký là Sheik Hassan Nasrallah. Hezbollah có 12 ghế trong Nghị viện Liban, 2 vị trí bộ trưởng trong nội các hiện thời và sở hữu một hệ thống truyền thông khá mạnh bao gồm đài phát thanh Al-Nour và nguyệt san Qubth Ut Alla. Chủ lực về truyền thông của họ là đài truyền hình Al Manar và kênh truyền hình cáp phát 24/24h trong suốt khu vực Trung Đông, được đánh giá là thu hút khán giả thứ ba trong khu vực này.

Hoạt động

sửa

Chính phủ Mỹ cáo buộc cho Hezbollah thực hiện các vụ:

  • Tấn công bằng xe bom ở Beirut, thủ đô Liban, giết chết 248 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và 58 lính Pháp ngày 23 tháng 10 năm 1983.
  • Đánh bom tòa Đại sứ Mỹ ở Beirut vào tháng 4 năm 1983 làm 63 người thiệt mạng.
  • Đánh bom tòa Đại sứ Mỹ lần thứ 2 vào tháng 9 năm 1984 làm 22 người chết.
  • Bắt cóc, tra tấn và thủ tiêu William Buckley, một trạm trưởng của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) ở Trung Đông và đại tá bộ binh Mỹ William Giggins.
  • Bắt bớ, tra tấn và thủ tiêu Đại tá TQLC William Higgins khi ông này hợp tác với Liên Hợp Quốc ở Beirut năm 1988. Xác Đại tá bị ném ra thùng rác gần một bệnh viện nội thành Beirut.

Tuy bị các nước phương Tây và Israel cho là tổ chức khủng bố quốc tế nhưng đối với đông đảo người dân Liban thì Hezbollah có công đánh đuổi Israel ra khỏi miền nam Liban vào năm 2000[cần dẫn nguồn]. Theo đánh giá của dư luận, Hezbollah là đảng chính trị lớn nhất, có lực lượng vũ trang hữu hiệu nhất ở Liban.[cần dẫn nguồn] Mặc dù chống Israel và Mỹ, Hezbollah lên án vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 vào nước Mỹ và những vụ chặt đầu con tin tại Iraq. Hezbollah cũng tuyên bố không có quan hệ với Osama bin LadenAl-Qaeda như Mỹ và Israel cáo buộc. Năm 2004 Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 1559 kêu gọi rút hết quân nước ngoài khỏi Liban và giải giáp Hezbollah nhưng họ bất chấp. Tuy vậy, một điều rõ ràng là nghị quyết này không bao hàm các chế tài một khi các bên liên can không tôn trọng hoặc vi phạm các điều đã ký kết.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Ekaterina Stepanova, Terrorism in Asymmetrical Conflict: Ideological and Structural Aspects Lưu trữ 2016-03-10 tại Wayback Machine, Stockholm International Peace Research Institute, Oxford University Press 2008, p. 113
  2. ^ Elie Alagha, Joseph (2011). Hizbullah's Documents: From the 1985 Open Letter to the 2009 Manifesto. Amsterdam University Press. tr. 15, 20. ISBN 90-8555-037-8.
    Shehata, Samer (2012). Islamist Politics in the Middle East: Movements and Change. Routledge. tr. 176. ISBN 0-415-78361-5.
    Husseinia, Rola El (2010). “Hezbollah and the Axis of Refusal: Hamas, Iran and Syria”. Third World Quarterly. 31 (5). doi:10.1080/01436597.2010.502695.
  3. ^ a b Philip Smyth (tháng 2 năm 2015). The Shiite Jihad in Syria and Its Regional Effects (PDF) (Bản báo cáo). The Washington Institute for Near East Studies. tr. 7–8. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ Levitt, Matthew (2013). Hezbollah: The Global Footprint of Lebanon's Party of God. tr. 356. Hezbollah's anti-Western militancy began with attacks against Western targets in Lebanon, then expanded to attacks abroad intended to exact revenge for actions threatening its or Iran's interests, or to press foreign governments to release captured operatives.
    An International History of Terrorism: Western and Non-Western Experiences. tr. 267. Based upon these beliefs, Hezbollah became vehemently anti-West and anti-Israel.
    Criminology: Theories, Patterns & Typology. tr. 396. Hezbollah is anti-West and anti-Israel and has engaged in a series of terrorist actions including kidnappings, car bombings, and airline hijackings.
  5. ^ “Who Are Hezbollah?”. BBC News. 21 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2008.
  6. ^ Julius, Anthony. "Trials of the Diaspora: A History of Anti-Semitism in England." Google Books. ngày 1 tháng 5 năm 2015.
    Michael, Robert and Philip Rosen. "Dictionary of Antisemitism from the Earliest Times to the Present." Google Books. ngày 1 tháng 5 năm 2015.
    Perry, Mark. "Talking to Terrorists: Why America Must Engage with Its Enemies." Google Books. ngày 1 tháng 5 năm 2015
    “Analysis: Hezbollah's lethal anti-Semitism”. The Jerusalem Post – JPost.com.
  7. ^ a b “Hezbollah fighters train Iraqi Shiite militants near Mosul - FDD's Long War Journal”. www.longwarjournal.org. ngày 5 tháng 11 năm 2016.
  8. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2019.
  9. ^ “Hezbollah Fights Alongside LAF Demonstrating its Continuing Control over Lebanon”. The Tower. ngày 21 tháng 8 năm 2017.
  10. ^ a b http://www.iraqinews.com/arab-world-news/funeral-2-hezbollah-elements-killed-jurf-al-sakhar-baiji/
  11. ^ McElroy, Damien (ngày 29 tháng 7 năm 2014). “North Korea denies reports of missile deal with Hamas” – qua www.telegraph.co.uk.
  12. ^ “Venezuela denies U.S. drug report, Hezbollah charges”. ngày 21 tháng 7 năm 2009 – qua www.reuters.com.
  13. ^ “Yemeni FM slams Hezbollah's Houthi support: report - News, Lebanon News - THE DAILY STAR”. www.dailystar.com.lb. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2019.
  14. ^ “Lebanon's Hezbollah denies sending weapons to Yemen”. ngày 20 tháng 11 năm 2017 – qua www.reuters.com.
  15. ^ https://arabic.sputniknews.com/arab_world/201708201025729444-حزب-الله-العراق-تلعفر-الحشد-الشعبي/
  16. ^ “Foreign Terrorist Organizations (FTOs)”. United States Department of State. ngày 11 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2006. "Current List of Designated Foreign Terrorist Organizations ... 14. Hizballah (Party of God)".
  17. ^ “Hezbollah – International terrorist organization”. Israel Ministry of Foreign Affairs. ngày 22 tháng 7 năm 2013.
  18. ^ “Bahrain's parliament declares Hezbollah a terrorist group”. Jerusalem Post. ngày 26 tháng 3 năm 2013.
  19. ^ Morocco cuts ties with Iran over Sahara weapons dispute, AP ngày 1 tháng 5 năm 2018
  20. ^ “Listed Terrorist Entities – Currently Listed Entities”. Government of Canada. Public Safety Canada. ngày 24 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2014.
  21. ^ “Listed terrorist organisations – Hizballah's External Security Organisation (ESO)”. Australian National Security. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2014.
  22. ^ “Lists associated with Resolution 1373”. New Zealand Police. ngày 20 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2014.
  23. ^ Proscribed terrorist organisations (Bản báo cáo). Home Office. ngày 27 tháng 3 năm 2015. tr. 10. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015. Hizballah's External Security Organisation was proscribed March 2001 and in 2008 the proscription was extended to Hizballah's Military apparatus including the Jihad Council.
  24. ^ “Jewish Leaders Applaud Hezbollah Terror Designation by France”. Algemeiner Journal. ngày 4 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2013.
  25. ^ Norman, Lawrence; Fairclough, Gordon (ngày 7 tháng 9 năm 2012). “Pressure Mounts for EU to Put Hezbollah on Terror List”. Wall Street Journal. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2015.
  26. ^ Ravid, Barak (ngày 21 tháng 2 năm 2012). “Azerbaijan: Iranian, Hezbollah Operatives Arrested for Plotting Attack Against Foreign Targets” – qua Haaretz.
  27. ^ “ヒズボラ - 国際テロリズム要覧(Web版) - 公安調査庁”. www.moj.go.jp.
  28. ^ “Taiwanese Official Admits Meeting with Hezbollah Leader”. ngày 8 tháng 8 năm 2006.
  29. ^ “Israel's UN Ambassador Warns: Hezbollah Has 120,000 Hidden Missiles — More Than All European NATO Allies”.
  30. ^ Rốc-két của Héc-bô-la làm 10 lính I-xra-en thiệt mạng[liên kết hỏng]
  31. ^ cứ của lực lượng Héc-bô-la ở Li-băng bị tiến công[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Xung đột Ả Rập – Israel Bản mẫu:Nội chiến Syria