Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc

Vào đêm ngày 20–21 tháng 8 năm 1968, Liên Xô và các quốc gia trong khối WarszawaBulgaria, Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức), HungaryBa Lan – tiến quân vào Tiệp Khắc để ngăn chặn Mùa xuân Praha của Alexander Dubček.[2]

Khối hiệp ước Warszawa tấn công Tiệp Khắc
Một phần của chiến tranh Lạnh
Thời gian20 tháng 8 năm 1968 – 20 tháng 9 năm 1968
Địa điểm
Kết quả Giao ước Moskva, sự xuất hiện của Quân đội Xô viết cho đến năm 1991
Tham chiến
Khối Warszawa
Liên Xô Liên Xô
Bulgaria Bulgaria
Cộng hòa Dân chủ Đức Đông Đức
Hungary Hungary
Ba Lan Ba Lan
Tiệp Khắc Tiệp Khắc
Chỉ huy và lãnh đạo
Liên Xô Leonid Brezhnev
Liên Xô Ivan Pavlovsky
Liên Xô Andrei Grechko
Tiệp Khắc Alexander Dubček
Tiệp Khắc Ludvík Svoboda
Tiệp Khắc Martin Dzúr
Lực lượng
200,000–500,000 không rõ
Thương vong và tổn thất

Liên Xô 96 bị giết[1],
Hungary 4 bị giết (trong các tai nạn)

Các Quốc gia Khối Warszawa khác: Không rõ.
108 bị giết, hơn 500 bị thương.

Chiến dịch này có tên mã Danube, với số lượng binh lính vào khoảng 175,000 đến 500,000 [3], với RomaniaAlbania từ chối không tham dự; khoảng 500 người Séc và Slovak đã bị thương và 108 người bị chết trong các chiến dịch.[4][5] Cuộc tấn công đã hoàn tất việc ngăn chặn cải tổ và củng cố lại quyền lực của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Chính sách đối ngoại của Liên Xô trong thời kỳ này còn được gọi tên là Học thuyết Brezhnev.[6]

Bối cảnh

sửa

Từ năm 1948 phe cộng sản thân Liên Xô đã chiếm quyền kiểm soát chính phủ dân chủ và tự do Tiệp Khắc. Lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin đã áp đặt ý chí của ông lên những nhà lãnh đạo cộng sản nước này, và Tiệp Khắc đã được điều hành như một quốc gia theo chủ nghĩa Stalin cho đến năm 1964. Sau đó nhu cầu cải tổ kinh tế khuyến khích những cải tổ cả về mặt chính trị. Năm 1968, Alexander Dubček Tổng bí thư mới hứa hẹn các cuộc bầu cử dân chủ, đem lại quyền tự chủ lớn hơn cho Slovakia, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, bãi bỏ kiểm duyệt, chấm dứt hạn chế đi lại, và cải cách lớn trong nông nghiệp và công nghiệp. Dubček tuyên bố rằng ông đang mang lại "chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt con người."[7][8]

Lo sợ của Liên Xô

sửa

Leonid Brezhnev và lãnh tụ của các nước trong Khối Warszawa lo lắng việc tự do hóa ở Tiệp Khắc, bao gồm cả việc chấm dứt kiểm duyệt và sự theo dõi về chính trị của cảnh sát mật, sẽ làm thiệt hại những lợi ích của họ. Lo sợ đầu tiên là Tiệp Khắc có thể ra khỏi khối, làm thương tổn vị trí của Liên Xô nếu có một cuộc chiến tranh xảy ra với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Sự mất mát này không chỉ là kết quả của sự thiếu sót về chiều sâu của chiến lược Liên Xô,[9] nó cũng có nghĩa là họ không thể bòn rút được gì từ cơ sở kỹ nghệ của Tiệp Khắc trong chiến tranh tương lai.[10] Các lãnh tụ Tiệp Khắc không có ý định rời khỏi Khối Warszawa, nhưng Moskva cảm thấy là họ không biết chắc chắn ý định của Praha.

Tiến trình đàm phán

sửa
Tập tin:1968-Prague Spring ogv B.png
Hàng rào cản và Xe tăng Liên Xô bị bốc cháy

Lãnh đạo Liên Xô ban đầu cố ngưng hay giới hạn những ảnh hưởng của các sáng kiến cải tổ của Dubček qua một loạt đàm phán. Tiệp khắc và Liên Xô đồng ý nói chuyện tay đôi được tổ chức vào tháng 7 năm 1968 tại Čierna nad Tisou, gần biên giới Slovakia–Liên Xô.

Tại buổi họp với sự tham dự của Brezhnev, Alexei Kosygin, Nikolai Podgorny, Mikhail Suslov bên phía Liên Xô và Dubček, Ludvík Svoboda, Oldřich Černík, Josef Smrkovský bên phía Tiệp Khắc, Dubček bào chữa cho chương trình của cánh cải tổ của đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSČ) trong khi cam kết sẽ giữ những thỏa hiệp Khối WarszawaComecon. Giới lãnh đạo KSČ, tuy nhiên lại chia ra thành phe cải tổ (Josef Smrkovský, Oldřich Černík, và František Kriegel) mà ủng hộ Dubček, và bảo thủ (Vasil Biľak, Drahomír Kolder, and Oldřich Švestka) mà chống lại những người cải tổ. Brezhnev quyết định thỏa hiệp. Những đại biểu KSČ xác nhận lại sự trung thành của họ đối với Khối Warszawa và hứa sẽ kiềm chế khuynh hướng chống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa sự sống lại của đảng Dân chủ Xã hội Tiệp Khắc, và kiểm soát báo chí hiệu quả hơn. Liên Xô đồng ý rút quân đội của họ (vẫn đóng ở Tiệp Khắc từ khi tập trận vào tháng 6 năm 1968) và cho phép đại hội đảng tổ chức vào ngày 9 tháng 9.

Vào ngày 3 tháng 8, đại diện từ Liên Xô, Đông Đức, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan, Hungary, Bulgaria, và Tiệp Khắc họp tại Bratislava và ký tuyên bố Bratislava.[11] Tuyên bố xác nhận sự trung thành không lay chuyển với Chủ nghĩa Marx–LeninChủ nghĩa Vô sản Quốc tế và tuyên bố cuộc đấu tranh kiên cường chống lại ý thức hệ tư sản và tất cả các lực lượng "chống Xã hội chủ nghĩa". Liên Xô bày tỏ ý định can thiệp vào một nước Khối Warszawa nếu một hệ thống tư sản – một hệ thống đa nguyên có nhiều đảng phái chính trị đại diện cho những phái khác nhau của chủ nghĩa tư bản được thành lập. Sau hội nghị Bratislava, quân đội Liên Xô rời khỏi lãnh thổ Tiệp Khắc nhưng vẫn tập trung dọc theo biên giới nước này.

Liên Xô không hài lòng với những cuộc nói chuyện này, bắt đầu nghĩ tới những biện pháp quân sự. Chính sách của Liên Xô ép buộc những chính phủ xã hội chủ nghĩa phải đặt quyền lợi nước mình dưới quyền lợi của khối phía đông (qua những lực lượng quân sự nếu cần thiết) được biết tới như là Học thuyết Brezhnev.

Hoa Kỳ và NATO hầu như đã phớt lờ về tình trạng đang diễn tiến ở Tiệp Khắc. Trong khi Liên Xô đang lo lắng là có thể mất một đồng minh, Hoa Kỳ không có ước muốn để có được một đồng minh mới. Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson đã can thiệp vào cuộc Chiến tranh Việt Nam và hầu như không có thể đánh trống triệu tập để giúp đỡ cho một xung đột có thể xảy ra ở Tiệp Khắc. Ngoài ra, ông ta cũng muốn theo đuổi một hiệp ước kiểm soát vũ khí với Liên Xô, SALT. Ông ta cần một đối tác ở Moskva để có thể đạt được một thỏa hiệp, và ông ta không muốn chỉ vì Tiệp Khắc mà hiệp định này sẽ thất bại.[12] Vì những lý do này, Hoa Kỳ đã cho thấy rõ là họ không can thiệp cho mùa xuân Praha, cho Liên Xô toàn quyền làm theo ý thích.

Can thiệp

sửa
 
Người lính Liên Xô
Tập tin:(Srpen68)Sovetsky vojak s tankovou munici.jpg
Bom đạn xe tăng Liên Xô – có lẽ được mang ra từ một xe tăng bị cháy.
 
Người Tiệp Khắc mang quốc kỳ chạy ngang một xe tăng bị cháy ở Prague.

Khoảng 11 giờ tối ngày 20 tháng 8 năm 1968,[13] quân đội khối phía đông từ 4 nước khối Warszawa – Liên Xô, Bulgaria,[14] Ba Lan và Hungary – xâm chiếm Tiệp Khắc. Tối hôm đó, 200.000 binh lính khối Warszawa và 2.000 xe tăng đã tiến vào nước này.[15] Romania không tham dự vào cuộc xâm chiếm này,[16] cả Albania cũng vậy, và vì vấn đề này mà nước này rút ra khỏi khối Warszawa.[17] Việc tham dự của Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) đã bị hủy bỏ chỉ vài giờ trước cuộc xâm chiếm.[18]

Cuộc xâm chiếm được hoạch định và phối hợp rất tốt; cùng lúc lực lượng bộ binh vượt sang biên giới, một sư đoàn biệt cách dù Liên Xô đã chiếm phi trường Václav Havel Prague (lúc đó được gọi là phi trường Quốc tế Ruzyne) trong những giờ đầu của cuộc xâm lăng. Nó bắt đầu với một chuyến máy bay đặc biệt từ Moskva mà chở hơn 100 nhân viên mặc thường phục. Họ đã nhanh chóng chiếm được phi trường và chuẩn bị đường cho một cuộc vận chuyển bằng đường hàng không khổng lồ, các máy bay vận tải An-12 bắt đầu đáp và chất binh lính biệt cách dù được trang bị với đại pháo và xe tăng hạng nhẹ xuống.

Tập tin:1968-Prague Spring ogv K.png
Cư dân trên ngưỡng cửa mang theo những lá cờ Tiệp Khắc đẫm máu.

Trong khi những hoạt động tại phi trường tiếp tục, các đoàn xe tăng và các nhóm đi bằng xe với súng trường tiến về Praha và các trung tâm chính khác, họ không gặp sự chống cự nào. Các lực lượng xâm lăng là từ Liên Xô được sự giúp đỡ của các nước khác từ khối cộng sản. Trong số này có 28.000 lính[19] của quân đoàn 2 Ba Lan (1968) từ quân khu Silesian, được cầm đầu bởi tướng Florian Siwicki, và quân đội Hungary, mà rút tất cả về ngày 31 tháng 10.[20]

Trong cuộc tấn công của các quân đội khối Warszawa, 72 người Tiệp Khắc và Slovakia bị tử thương (19 người trong số đó ở Slovakia)[21] và hàng trăm người bị thương. Alexander Dubček đã kêu gọi đồng bào không chống cự. Ông ta bị bắt và được đưa sang Moskova cùng với nhiều đồng chí của mình. Dubček và đa số những người cải tổ được thả trở về Prague vào ngày 27 tháng 8, và Dubček được giữ chức tổng bí thư cho tới khi ông ta bị buộc phải từ chức vào tháng 4 năm 1969 theo sau cuộc nổi loạn Khúc côn cầu trên băng Tiệp Khắc (1969).

Sau cuộc xâm chiếm là một làn sóng di cư, đa số là những thành phần có học thức cao, chưa từng thấy trước giờ và ngưng lại sau một thời gian ngắn (ước lượng: 70.000 ngay lập tức, tổng cộng 300.000).[22] Các nước Tây phương đã ít nhiều gây khó dễ khi họ nhập cư.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “The Soviet War in Afghanistan: History and Harbinger of Future War”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2012.
  2. ^ globalsecurity.org (ngày 27 tháng 4 năm 2005). “Global Security, Soviet occupation of Czechoslovakia”. GlobalSecurity.org. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2007.
  3. ^ Soviet Invasion of Czechoslovakia. Globalsecurity.org. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2011.
  4. ^ Soviet invasion of 1968 to have its own web page. Aktualne.centrum.cz. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2011.
  5. ^ (Tiếng Séc) August 1968 – Victims of the Occupation – Ústav pro studium totalitních režimů. Ustrcr.cz. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2011.
  6. ^ Chafetz, Glenn (ngày 30 tháng 4 năm 1993). Gorbachev, Reform, and the Brezhnev Doctrine: Soviet Policy Toward Eastern Europe, 1985–1990. Praeger Publishers. ISBN 0275944840. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2009.
  7. ^ Soviets Invade Czechoslovakia 20.8.1968
  8. ^ 20/08/1968: Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc nghiencuuquocte
  9. ^ Karen Dawisha, "The 1968 Invasion of Czechoslovakia: Causes, Consequences, and Lessons for the Future" in Soviet-East European Dilemmas: Coercion, Competition, and Consent ed. Karen Dawisha and Philip Hanson (New York, NY: Homs and Meier Publishers Inc, 1981) 11
  10. ^ Jiri Valenta, Soviet Intervention in Czechoslovakia, 1968: Anatomy of a Decision (Baltimore, MD: Johns Hopkins University Press, 1979) 3
  11. ^ "The Bratislava Declaration, ngày 3 tháng 8 năm 1968" Navratil, Jaromir. Lưu trữ 2012-10-14 tại Wayback Machine "The Prague Spring 1968". Hungary: Central European Press, 1998, pp. 326–329 Retrieved on ngày 4 tháng 3 năm 2013.
  12. ^ Dawisha (Fn. 6) 10
  13. ^ “Russians march into Czechoslovakia”. The Times. London. ngày 21 tháng 8 năm 1968. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2010.
  14. ^ Czechoslovakia 1968 "Bulgarian troops". Google Books. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2011.
  15. ^ Washington Post, (Final Edition), ngày 21 tháng 8 năm 1998, (Page A11)
  16. ^ Soviet foreign policy since World.... Google Books. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2011.
  17. ^ “1955: Communist states sign Warsaw Pact”. BBC News. ngày 14 tháng 5 năm 1955. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2010.
  18. ^ Stolarik, M. Mark (2010). The Prague Spring and the Warsaw Pact Invasion of Czechoslovakia, 1968: Forty Years Later. Bolchazy-Carducci Publishers. tr. 137–164. ISBN 9780865167513.
  19. ^ Jerzy Lukowski, Hubert Zawadzki: A Concise History of Poland, 2006. Google Books (ngày 17 tháng 7 năm 2006). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2011.
  20. ^ Czechoslovakia 1968 "Hungarian troops". Google Books (ngày 22 tháng 10 năm 1968). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2011.
  21. ^ "Springtime for Prague" at. Prague-life.com. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2011.
  22. ^ "Day when tanks destroyed Czech dreams of Prague Spring" (''Den, kdy tanky zlikvidovaly české sny Pražského jara'') at Britské Listy (British Letters). Britskelisty.cz. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2011.

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Khối phía Đông