Long Phú
Long Phú là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.
Long Phú
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Long Phú | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Sóc Trăng | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Long Phú | ||
Trụ sở UBND | Đường Đoàn Thế Trung, ấp 4, thị trấn Long Phú | ||
Phân chia hành chính | 2 thị trấn, 9 xã | ||
Thành lập | 1/3/1926 | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Huỳnh Đức | ||
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Thanh Hùng | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 9°38′0″B 106°0′0″Đ / 9,63333°B 106°Đ | |||
| |||
Diện tích | 264,76 km²[1] | ||
Dân số (31/12/2022) | |||
Tổng cộng | 144.473 người[1] | ||
Mật độ | 545 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Khmer, Hoa | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 946[2] | ||
Biển số xe | 83-P1-P2-P3-P4-Z1 | ||
Số điện thoại | 0299.3.851.209 | ||
Số fax | 0299.3.851.209 | ||
Website | longphu | ||
Địa lý
sửaHuyện Long Phú nằm ở phía đông tỉnh Sóc Trăng, cách thành phố Sóc Trăng 15 km về hướng đông, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Cù Lao Dung và huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh với ranh giới tự nhiên là sông Hậu
- Phía tây giáp thành phố Sóc Trăng và huyện Châu Thành
- Phía nam giáp huyện Trần Đề
- Phía bắc giáp huyện Kế Sách.
Hành chính
sửaHuyện Long Phú có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Long Phú (huyện lỵ), Đại Ngãi và 9 xã: Châu Khánh, Hậu Thạnh, Long Đức, Long Phú, Phú Hữu, Song Phụng, Tân Hưng, Tân Thạnh, Trường Khánh.
Bản đồ hành chính huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Long Phú | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Văn bản số 1720/VP-TH về việc lấy ý kiến đối với dự thảo Tờ trình và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Sóc Trăng[1]
|
Lịch sử
sửaNguồn gốc địa danh
sửaBang Long: Ban đầu, địa danh Bang Long chỉ là tên một làng thuộc tổng Định Mỹ, tỉnh Sóc Trăng. Sau này, thực dân Pháp thành lập quận và đặt tên là quận Bang Long do lấy theo tên gọi làng Bang Long vốn là nơi đặt quận lỵ.
Long Phú: Thực dân Pháp tiến hành hợp nhất làng Bang Long và làng Phú Đức thành một làng mới lấy tên là Long Phú. Kể từ đó, quận lỵ quận Bang Long thuộc địa bàn làng Long Phú. Chính vì vậy, sau này thực dân Pháp cũng đổi tên quận Bang Long thành quận Long Phú cho tiện quản lý.
Lịch sử
sửaThời Pháp thuộc
sửaNgày 1 tháng 3 năm 1926, quận Long Phú thuộc tỉnh Sóc Trăng được thành lập trên cơ sở đổi tên từ quận Bàng Long trước đó, gồm có 2 tổng: Định Chí và Định Mỹ. Ngày 19 tháng 11 năm 1929, quận bị giải thể. Ngày 1 tháng 1 năm 1930, quận Long Phú được tái lập với 3 tổng: Định Chí, Định Mỹ và Định Phước. Quận lỵ đặt tại làng Long Phú.
Việt Nam Cộng hòa
sửaNăm 1953, địa bàn quận Long Phú được tách ra để thành lập mới quận Lịch Hội Thượng, quận lỵ đặt tại xã Lịch Hội Thượng. Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt quận Long Phú thuộc tỉnh Ba Xuyên, gồm có 2 tổng: Định Mỹ với 5 xã, Định Hoà với 7 xã.
Ngày 13 tháng 1 năm 1958, quận Long Phú có thêm tổng Định Phước với 4 xã, đồng thời tổng Định Hoà có thêm 1 xã. Lúc này cũng giải thể quận Lịch Hội Thượng, sáp nhập địa bàn trở lại vào quận Long Phú.
Ngày 11 tháng 12 năm 1965, tái lập quận Lịch Hội Thượng cùng thuộc tỉnh Ba Xuyên. Sau năm 1965, giải thể tất cả các tổng.
Chính quyền Cách mạng
sửaSau năm 1956, chính quyền Cách mạng vẫn đặt huyện Long Phú thuộc tỉnh Sóc Trăng.
Tháng 8 năm 1966, huyện Long Phú chia thành 2 huyện: Long Phú và Lịch Hội Thượng.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Long Phú thuộc tỉnh Sóc Trăng cho đến đầu năm 1976. Huyện lỵ là thị trấn Long Phú, được thành lập do tách đất từ xã Long Phú. Bên cạnh đó, huyện Lịch Hội Thượng cũng bị giải thể, sáp nhập trở lại vào huyện Long Phú và huyện Mỹ Xuyên. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).
Từ năm 1976 đến nay
sửaNgày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 17/QĐ-CP[3][4] về việc hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ (tức 2 tỉnh Phong Dinh, Ba Xuyên; quận Thốt Nốt của tỉnh An Giang và một phần tỉnh Chương Thiện của VNCH) để thành lập tỉnh mới và mang tên là tỉnh Hậu Giang.
Lúc này, huyện Long Phú thuộc tỉnh Hậu Giang với 19 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Long Phú và 18 xã: An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3, Đại Ân 1, Đại Ân 2, Châu Khánh, Đại Ngãi, Hậu Thạnh, Lịch Hội Thượng, Liêu Tú, Long Đức, Long Phú, Phú Hữu, Song Phụng, Tân Hưng, Tân Thạnh, Trung Bình, Trường Khánh.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[5] về việc chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Huyện Long Phú thuộc tỉnh Sóc Trăng luôn giữ ổn định cho đến ngày hôm nay.
Ngày 11 tháng 1 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2002/NĐ-CP[6] về việc thành lập huyện Cù Lao Dung trên cơ sở 23.606,29 ha diện tích tự nhiên và 58.031 nhân khẩu của các xã: An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3 và Đại Ân 1 thuộc huyện Long Phú.
Huyện Long Phú còn lại 45.529,53 ha diện tích tự nhiên và 171.289 nhân khẩu với 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Long Phú và 14 xã: Châu Khánh, Đại Ân 2, Đại Ngãi, Hậu Thạnh, Lịch Hội Thượng, Liêu Tú, Long Đức, Long Phú, Phú Hữu, Song Phụng, Tân Hưng, Tân Thạnh, Trung Bình, Trường Khánh.
Ngày 23 tháng 12 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 64/NQ-CP[7] về việc:
- Thành lập thị trấn Lịch Hội Thượng trên cơ sở điều chỉnh 2.078,80 ha diện tích tự nhiên và 13.231 nhân khẩu của xã Lịch Hội Thượng.
- Thành lập thị trấn Trần Đề trên cơ sở điều chỉnh 1.163,03 ha diện tích tự nhiên và 11.915 nhân khẩu của xã Trung Bình; 719,60 ha diện tích tự nhiên và 2.220 nhân khẩu của xã Đại Ân 2.
- Thành lập huyện Trần Đề trên cơ sở điều chỉnh 18.978,39 ha diện tích tự nhiên và 75.046 nhân khẩu của huyện Long Phú.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Long Phú còn lại 26.372,12 ha diện tích tự nhiên và 110.952 nhân khẩu với 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Long Phú và 10 xã: Long Phú, Tân Hưng, Tân Thạnh, Trường Khánh, Hậu Thạnh, Đại Ngãi, Song Phụng, Long Đức, Châu Khánh, Phú Hữu.
Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP[8] về việc thành lập thị trấn Đại Ngãi trên cơ sở toàn bộ 791,35 ha diện tích tự nhiên và 10.141 nhân khẩu của xã Đại Ngãi.
Huyện Long Phú có 26.382,27 ha diện tích tự nhiên và 112.994 nhân khẩu với 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Long Phú, Đại Ngãi và 9 xã: Trường Khánh, Phú Hữu, Hậu Thạnh, Song Phụng, Long Đức, Châu Khánh, Tân Thạnh, Tân Hưng, Long Phú.
Kinh tế - xã hội
sửaChủ yếu sản xuất nông nghiệp, trồng lúa và vườn cây ăn trái ở các xã dọc sông Hậu.
Huyện được đầu tư xây dựng Trung tâm Điện Lực Long Phú tại xã Long Đức và sắp tới là thương cảng đặt tại thị trấn Đại Ngãi.
Giáo dục
sửa- Trường trung học phổ thông
- Trường THPT Lương Định Của tại thị trấn Long Phú.
- Trường THPT Đại Ngãi tại thị trấn Đại Ngãi.
- Trường THPT Tân Thạnh (hiện nay là Trường THPT Lương Định Của điểm phân hiệu) tại xã Tân Thạnh.
- Trường trung học cơ sở
- Trường THCS Thị trấn Long Phú.
- Trường THCS Đại Ngãi.
- Trường THCS Dương Kỳ Hiệp.
- Trường THCS Long Đức.
- Trường THCS Tân Thạnh.
- Trường THCS Tân Hưng.
- Trường THCS Hậu Thạnh.
- Trường THCS Song Phụng.
- Trường THCS Phú Hữu.
- Trường THCS Châu Khánh.
- Trường THCS Long Phú.
Dân số
sửaHuyện Long Phú có diện tích là 263,72 km², dân số năm 2016 là 113.856 người, mật độ dân số đạt 432 người/km².
Huyện Long Phú có diện tích là 264,76 km², dân số thường trú tính đến ngày 31/12/2022 là 93.360 người, mật độ dân số đạt 353 người/km².[9]
Huyện Long Phú có diện tích là 264,76 km², dân số tính đến ngày 31/12/2022 là 144.473 người (đã quy đổi),[1] mật độ dân số đạt 545 người/km².
Chú thích
sửa- ^ a b c d “Văn bản số 1720/VP-TH về việc lấy ý kiến đối với dự thảo Tờ trình và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Sóc Trăng” (PDF). Cổng thông tin điện tử Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng. 28 tháng 3 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2024.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Quyết định số 17/QĐ-CP.
- ^ Thực hiện theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 24/2/1976.
- ^ “Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26/12/1991 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. 26 tháng 12 năm 1991. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Nghị định số 04/2002/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú để thành lập huyện Cù Lao Dung; thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng”. Cổng thông tin điện tử Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật của Bộ Nội vụ. 11 tháng 1 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 23/12/2009 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã để thành lập thị trấn thuộc các huyện: Thạnh Trị, Long Phú; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú và huyện Mỹ Xuyên để thành lập huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 23 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 25/08/2011 về việc thành lập thị xã Vĩnh Châu, thành lập các phường thuộc thị xã Vĩnh Châu và thị trấn Đại Ngãi thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. 25 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
- ^ Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng (3 tháng 7 năm 2023). “Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2022” (PDF). Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng. tr. 81. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.