Mật độ
Mật độ là đại lượng thể hiện lượng vật chất trên mỗi đơn vị đo (chiều dài, diện tích hay thể tích).
Thông thường, thuật ngữ mật độ dùng để chỉ lượng vật chất trên mỗi đơn vị đo thể tích; và thuật ngữ mật độ diện tích chỉ lượng vật chất trên mỗi đơn vị đo diện tích, mật độ dài chỉ lượng vật chất trên mỗi đơn vị đo chiều dài.
Trong vật lý
sửaMật độ khối lượng
sửaMật độ khối lượng, còn gọi là khối lượng riêng, là khối lượng m trên mỗi đơn vị thể tích V.
Với các vật đồng nhất, công thức của mật độ khối lượng là:
trong đó:
- ρ là mật độ khối lượng của chất (tính theo đơn vị kg·m-3 trong SI)
- m là khối lượng của chất (tính theo đơn vị kg trong SI)
- V là thể tích của chất (tính theo đơn vị m³ trong SI).
Mật độ hạt
sửaMật độ hạt là số hạt (đo trong SI bằng mol) trên mỗi đơn vị thể tích (đo trong SI bằng mét khối).
Mật độ năng lượng
sửaMật độ năng lượng là năng lượng trên mỗi đơn vị thể tích.
Mật độ điện tích
sửaMật độ điện tích là điện tích trên mỗi đơn vị thể tích. Mật độ điện tích bề mặt là điện tích trên mỗi đơn vị diện tích bề mặt. Mật độ dài điện tích là điện tích trên mỗi đơn vị chiều dài.
Mật độ điện tử
sửaMật độ điện tử là thước đo của các xác suất của một electron có mặt tại một địa điểm cụ thể.
Các dạng mật độ vật lý khác
sửa- Mật độ diện tích hay mật độ bề mặt, là khối lượng trên một đơn vị diện tích.
- Mật độ tuyến tính, là khối lượng trên một đơn vị chiều dài.
- Mật độ khối (mật độ đống), khối lượng của các phần tử chất rắn hoặc dạng bột trên tổng thể tích mà chúng chiếm chỗ.
- Mật độ phần tử (mật độ thực), mật độ của bản thân các phần tử chất rắn hoặc dạng bột.
- Tỉ trọng (tỉ trọng tương đối), tỉ lệ giữa khối lượng riêng của hai chất.
- Mật độ khí, là tỉ trọng áp dụng đối với các chất khí.
- Mật độ Planck, khối lượng Planck trên chiều dài Planck.
- Cường độ dòng điện, tỉ lệ của điện tích trên diện tích.
- Mật độ lực, là lực trên một đơn vị thể tích.
- Mật độ quang, là độ hấp thụ của một nguyên tố.