Trịnh Xuân An

Đại biểu Quốc hội Việt Nam

Trịnh Xuân An (sinh ngày 16 tháng 5 năm 1982) là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội, Phó chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ khóa XV, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt NamCuba, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Đồng Nai. Ông từng là Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.

Trịnh Xuân An
Chức vụ
Nhiệm kỳ23 tháng 3 năm 2024 – nay
(234 ngày)
Chủ nhiệmTrung tướng Lê Tấn Tới
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ21 tháng 7 năm 2021 – 23 tháng 3 năm 2024
(2 năm, 246 ngày)
Chủ nhiệmTrung tướng Lê Tấn Tới
Nhiệm kỳ20 tháng 7 năm 2021 – nay
3 năm, 115 ngày
Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ
Kế nhiệmđương nhiệm
Đại diệnĐồng Nai
Tỉ lệ70,76%
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh16 tháng 5, 1982 (42 tuổi)
Xuân Sinh, Thọ Xuân, Thanh Hóa
Nghề nghiệpCán bộ, công chức
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCử nhân Luật
Cao cấp lý luận chính trị
Alma materTrường Đại học Luật Hà Nội
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Trịnh Xuân An là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Luật, Cao cấp lý luận chính trị. Ông từng là Thư ký của hai Phó Chủ tịch Quốc hội là Thượng tướng Huỳnh Ngọc SơnĐại tướng Đỗ Bá Tỵ.

Xuất thân và giáo dục

sửa

Trịnh Xuân An sinh ngày 16 tháng 5 năm 1982, quê quán tại xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông 12/12, thi đại học năm 2000 và đỗ Trường Đại học Luật Hà Nội, lên thủ đô theo học và tốt nghiệp Cử nhân Luật vào tháng 6 năm 2004. Sau đó, ông học tiếng Anh tập trung tại Hội đồng AnhĐại học RMITMelbourne, Úc. Thời sinh viên ông từng là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Đoàn trường Luật, được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 28 tháng 6 năm 2003 tại trường, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.[1]

Sự nghiệp

sửa

Tháng 7 năm 2004, sau khi tốt nghiệp trường Luật Hà Nội, Trịnh Xuân An được tuyển dụng công chức vào Văn phòng Quốc hội, là Tập sự tại Vụ Công tác lập pháp trong 1 năm, rồi được bổ nhiệm làm Chuyên viên Vụ Công tác lập pháp từ tháng 5 năm 2005, đồng thời tham gia công tác thanh niên với vị trí Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Văn phòng Quốc hội.[2] Tháng 2 năm 2008, ông được điều chuyển làm Chuyên viên Vụ Tài chính – Ngân sách, đồng thời giữ các vị trí khác như Bí thư Đoàn Thanh niên Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Luật gia Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Văn phòng Quốc hội.[1] Đến tháng 2 năm 2012, ông được điều tới Vụ Quốc phòng và An ninh, là chuyên viên rồi chuyên viên chính, hàm Phó Vụ trưởng, Thư ký Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn. Đến tháng 11 năm 2016, ông là Thư ký Đại tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, nhậm chức Phó Vụ trưởng Vụ Phục vụ hoạt động giám sát từ tháng 7 năm 2019.[3]

Năm 2021, Trịnh Xuân An được Đảng ủy Văn phòng Quốc hội giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội từ Đồng Nai,[4] tại đơn vị bầu cử số 1 ở thành phố Biên Hòa,[5][6] rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 70,76%.[7][8] Ngày 21 tháng 7 năm 2021, ông được phê chuẩn làm Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ khóa XV và Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Cuba từ tháng 11 cùng năm.[9]

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Đại biểu Trịnh Xuân An”. Bầu cử Quốc hội. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ “Hồ sơ Trịnh Xuân An”. Vietnamnet. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ Bảo Yến (ngày 1 tháng 7 năm 2019). “Bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ thuộc Văn phòng Quốc hội”. Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ “Chương trình hành động của ông Trịnh Xuân An, Thư ký Phó chủ tịch Quốc hội”. Đồng Nai. ngày 11 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ Hồ Thảo (ngày 5 tháng 5 năm 2021). “Công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV theo từng đơn vị bầu cử”. Báo Đồng Nai. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ Dạ Thy (ngày 28 tháng 5 năm 2021). “Đồng Nai: Báo cáo kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND tỉnh khóa X”. Đài Truyền hình Đồng Nai. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ “Danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Đồng Nai”. Báo Đồng Nai. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  8. ^ CM (ngày 24 tháng 5 năm 2021). “Đồng Nai: Công tác bầu cử thành công tốt đẹp”. Đảng Cộng sản. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  9. ^ Luân Dũng (ngày 23 tháng 7 năm 2021). “Phê chuẩn nhân sự Phó Chủ nhiệm, Uỷ viên thường trực các Uỷ ban”. Tiền phong (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài

sửa