Trong các bài viết ở Wikipedia, có thể dùng mã wiki để tạo bảng.

Lợi và hại của bảng

sửa

Các bảng biểu giúp sắp xếp số liệu một cách hợp lý, đẹp mắt, dễ tra cứu. Tuy nhiên, mặc dù có thể hiển thị đẹp, chúng khó sửa vì mã nguồn rắc rối.

Tránh dùng các bảng khi liệt kê đơn giản, thay vào đó dùng mã wiki cho liệt kê danh sách. Các bảng có thể dùng tại các tiêu bản vì thường việc sửa các tiêu bản do các thành viên có kinh nghiệm đảm nhiệm.

Cú pháp

sửa

Cơ bản

sửa

Các bảng bắt đầu bằng {| và kết thúc bằng |}, cả hai mã phải nằm ở đầu đoạn văn. Các hàng cách nhau bởi |- ở đầu đoạn văn. Một hàng mới được bắt đầu bởi | ở đầu đoạn văn, tiếp theo là nội dung các ô ngăn bởi ||.

Ví dụ:

{|
| hàng 1 cột 1 || hàng 1 cột 2
|-
| hàng 2 cột 1 || hàng 2 cột 2
|}

Sẽ cho:

hàng 1 cột 1 hàng 1 cột 2
hàng 2 cột 1 hàng 2 cột 2

Nếu dùng {| border="1" thay cho {| ở đầu bảng thì bảng sẽ có đường viền chung quanh các ô.

Ví dụ:

{| border="1"
| hàng 1 cột 1 || hàng 1 cột 2
|-
| hàng 2 cột 1 || hàng 2 cột 2
|}

Sẽ cho:

hàng 1 cột 1 hàng 1 cột 2
hàng 2 cột 1 hàng 2 cột 2

Trong một hàng, nếu dùng ! thay cho |!! thay cho || thì sẽ được hàng chữ đậm. Xin dùng cách này cho các hàng tiêu đề.

Ví dụ:

{| border="1"
! x !! A!! B
|-
! 1
| hàng 1 cột 1 || hàng 1 cột 2
|-
! 2
| hàng 2 cột 1 || hàng 2 cột 2
|}

Sẽ cho:

x A B
1 hàng 1 cột 1 hàng 1 cột 2
2 hàng 2 cột 1 hàng 2 cột 2


Trong hàng 1, nếu dùng |+ thay cho | thì sẽ trở thành đầu đề của bảng.

Ví dụ:

{| border="1"
|+ Bảng
|-
! hàng 1 cột 1 !! hàng 1 cột 2
|-
| hàng 2 cột 1 || hàng 2 cột 2
|}

Sẽ cho:

Bảng
hàng 1 cột 1 hàng 1 cột 2
hàng 2 cột 1 hàng 2 cột 2

Trang trí

sửa

Wikitable

sửa

Một trang trí thuận tiện là dùng loại bảng mặc định "wikitable" hay "prettytable" (không có viền line cột dòng) của Wikipedia.

Ví dụ:

{| class="prettytable"
! hàng 1 cột 1 !! hàng 1 cột 2
|-
| hàng 2 cột 1 || hàng 2 cột 2
|}

Sẽ cho:

hàng 1 cột 1 hàng 1 cột 2
hàng 2 cột 1 hàng 2 cột 2
{| class="wikitable"
! hàng 1 cột 1 !! hàng 1 cột 2
|-
| hàng 2 cột 1 || hàng 2 cột 2
|}

Sẽ cho:

hàng 1 cột 1 hàng 1 cột 2
hàng 2 cột 1 hàng 2 cột 2

Thêm màu sắc vào bảng

sửa
  • Cần biết mã màu sắc theo số Hex, có thể xem tại đây, hoặc dùng theo tên màu sắc tiếng Anh: green, blue, red, gold.... Và chú ý dùng màu nhạt, cho dễ đọc. Xem tên tiếng Anh của màu sắc tại đây.

Ví dụ:

{| class="prettytable" 
! hàng 1 cột 1 !! hàng 1 cột 2
|- bgcolor="#CCCCCC"
| hàng 2 cột 1 || hàng 2 cột 2
|- bgcolor="#CCFFCC" style="color:orange"
| hàng 3 cột 1 || hàng 3 cột 2
|- bgcolor="#FFCCFF" style="color:green"
| hàng 4 cột 1 || hàng 4 cột 2
|}

Sẽ cho:

hàng 1 cột 1 hàng 1 cột 2
hàng 2 cột 1 hàng 2 cột 2
hàng 3 cột 1 hàng 3 cột 2
hàng 4 cột 1 hàng 4 cột 2
  • Mã (code) tương tự
Riêng lẻ Tổng hợp
bgcolor="mãmàu" style="background:mãmàu;"
  • Có thể chọn định dạng chung cho toàn bảng (nếu cần định dạng này lặp lại nhiều lần), kết hợp với các định dạng khác cho các ô lẻ khác. Ví dụ định dạng chung cho toàn bảng là nền vàng (background yellow), chữ lục (color green) và định dạng cho các ô lẻ khác là nền bạc hoặc đỏ, chữ trắng dưới đây:
{| style="background:yellow; color:green"
|- 
| abc || def || ghi
|- style="background:silver; color:white"
| jkl || style="background:red" | mno || pqr
|-
| stu || style="background:#ffdead" | vwx || yz
|}

Sẽ cho ra

abc def ghi
jkl mno pqr
stu vwx yz

Sửa đổi kích thước của bảng và độ lớn của chữ

sửa

Có thể dùng mã width="???" (rộng), height="???" (cao) để sửa đổi độ rộng, cao của bảng và style="font-size:???" để sửa đổi độ lớn của chữ .

Ví dụ:

{| class="prettytable" width="70%" 
! hàng 1 cột 1 !! hàng 1 cột 2
|- style="height:100px"
| hàng 2 cột 1 || hàng 2 cột 2
|- style="font-size:85%"
| hàng 3 cột 1 || hàng 3 cột 2
|}

Sẽ cho:

hàng 1 cột 1 hàng 1 cột 2
hàng 2 cột 1 hàng 2 cột 2
hàng 3 cột 1 hàng 3 cột 2

Ô chiếm nhiều hàng/cột

sửa

Nếu muốn có một ô trải trên nhiều cột dùng colspan="n" | ngay trước nội dung của ô; với n là số cột mà ô sẽ chiếm.

Ví dụ:

{| class="prettytable"
| colspan="2" | Ô này chiếm 2 cột 
|-
| Ô bình thường || Ô bình thường
|}

Sẽ cho:

Ô này chiếm 2 cột
Ô bình thường Ô bình thường

Nếu muốn có một ô trải trên nhiều hàng dùng rowspan="n" | ngay trước nội dung của ô; với n là số hàng mà ô sẽ chiếm.

Ví dụ:

{| class="prettytable"
| rowspan="2" | Ô này chiếm 2 hàng || Ô bình thường 
|-
| Ô bình thường
|}

Sẽ cho:

Ô này chiếm 2 hàng Ô bình thường
Ô bình thường

Nếu muốn có một ô trải trên nhiều hàng và nhiều cột colspan="n" rowspan="m" | ngay trước nội dung của ô; với n là số cột mà ô sẽ chiếm và m là số hàng mà ô sẽ chiếm.

Ví dụ:

{| class="prettytable"
| Ô bình thường || rowspan="2" colspan="2"| Ô này chiếm 2 hàng 2 cột || Ô bình thường 
|-
| Ô bình thường || Ô bình thường 
|-
| Ô bình thường || Ô bình thường || Ô bình thường || Ô bình thường
|}

Sẽ cho:

Ô bình thường Ô này chiếm 2 hàng 2 cột Ô bình thường
Ô bình thường Ô bình thường
Ô bình thường Ô bình thường Ô bình thường Ô bình thường

Đưa sang bên phải

sửa

Theo mặc định, các bảng được trình bày ở bên trái của đoạn văn trong bài viết. Để đưa bảng sang bên phải, thêm đoạn mã align="right" vào dòng đầu như trong ví dụ sau:

{| class="prettytable" align="right"
! hàng 1 cột 1 !! hàng 1 cột 2
|-
| hàng 2 cột 1 || hàng 2 cột 2
|}

sẽ cho ra

hàng 1 cột 1 hàng 1 cột 2
hàng 2 cột 1 hàng 2 cột 2



Không dùng nhiều. Chỉ dùng trong các bản mẫu.

Thêm chức năng phân loại

sửa

Các bảng có thể được xếp lại theo thứ tự khác, như theo năm, theo mẫu tự ABC ... nếu được thêm mã "sortable". Người xem có thể nhấn vào nút mũi tên >< để xếp lại bảng theo ý muốn.

Ví dụ:

{| class="prettytable sortable" 
! ||Họ tên|| năm sinh || năm mất
|-
|1 ||AAA|| 1991 || 2062
|-
|2 ||BBB|| 1890|| 1969
|-
|3 ||CCC|| 1911 || 2009
|}

Sẽ cho:

Họ tên năm sinh năm mất
1 AAA 1991 2062
2 BBB 1890 1969
3 CCC 1911 2009

Mẹo nhỏ

sửa

Hãy xem mã nguồn (ấn vào nút sửa đổi) của các bảng phức tạp và đẹp mắt mà bạn thích. Biết đâu bạn có thể áp dụng chúng cho bảng trong bài viết của bạn.

Khi sửa đổi, bạn hãy dùng nút Xem trước trước khi Lưu trang, để xem trước bản văn có hiển thị theo đúng ý mình mong muốn hay không. Bạn cũng có thể thử trước tại Chỗ thử.

Xem thêm

sửa
  Bạn còn thắc mắc?
Mời vào: Bàn giúp đỡ sử dụng Wikipedia