Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bèo dạt mây trôi”
Thẻ: Đã bị lùi lại Thêm liên kết dưới Liên kết ngoài hoặc Tham khảo Soạn thảo trực quan |
Đã lùi lại sửa đổi 64813024 của 171.236.170.6 (thảo luận) Thẻ: Lùi sửa |
||
Dòng 29: | Dòng 29: | ||
==Liên kết ngoài== |
==Liên kết ngoài== |
||
{{Wikisource|Bèo dạt mây trôi}} |
{{Wikisource|Bèo dạt mây trôi}} |
||
[[Thể loại:Bài hát dân ca Việt Nam]] |
[[Thể loại:Bài hát dân ca Việt Nam]] |
||
[[Thể loại:Bài hát tiếng Việt]] |
[[Thể loại:Bài hát tiếng Việt]] |
Phiên bản lúc 14:10, ngày 27 tháng 4 năm 2021
"Bèo dạt mây trôi" là một bài hát dân ca Việt Nam, với nội dung thể hiện nỗi nhớ của người con gái/chàng trai đối với người yêu ở phương xa. Chưa có nghiên cứu xác định được chính xác nguồn gốc của bài nhưng các website âm nhạc Việt Nam phần lớn đều cho rằng bài xuất xứ từ quan họ Bắc Ninh[cần dẫn nguồn], trong khi đó các phương tiện thông tin đại chúng lại nhận định bài là dân ca đồng bằng Bắc bộ, thậm chí là dân ca Nghệ Tĩnh [1].
Đặc điểm nghệ thuật
Bài hát được thể hiện cao trào khi người con gái ngồi một mình trong đêm khuya chờ chàng trai đang đi xa. Ngày đêm người con gái luôn thao thức đợi chờ, mong ngóng, tiếng trống canh thúc dồn dập báo thời gian trôi qua, tạo cho người nghe âm hưởng và xúc động qua những câu:
- ...Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi, anh ơi, em vẫn đợi...
- ...Ngậm một tin trông, hai tin đợi, ba bốn... tin chờ, sao chẳng thấy anh...?
- ...Người đi xa có nhớ, là nhớ ai... ngồi trông cánh... chim trời. Sao chẳng thấy anh?
Ca từ trong bài Bèo dạt mây trôi rất giản dị, gần gũi với nông thôn Việt Nam, sử dụng những hình tượng nghệ thuật như cánh bèo, chim, cá, mây, trăng, gió v.v. tạo ra một khung cảnh nhớ nhung sâu lắng. Cảnh vật nông thôn thời xưa thể hiện rõ nét, không gian và thời gian như nhập vào một, chất trữ tình mạch lạc. Đặc biệt ở nhan đề "Bèo dạt mây trôi" sử dụng một câu tục ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nông dân Việt. Tạo ra cho ca khúc một đặc điểm quan trọng đó là dễ đi vào lòng người nghe.
Nguồn gốc
Theo Đức Miêng, từ những năm 1970 trở lại đây không có làng quan họ nào hát bài này[1]. Nhạc sĩ quá cố Hồng Thao đã ghi âm 174 làn điệu mà không hề có làn điệu Bèo dạt mây trôi. Người sưu tầm ca khúc và giới thiệu qua Đài tiếng nói Việt Nam là nhạc sĩ Nguyễn Chính, với bản thu thanh đầu tiên là của cố nghệ sĩ Thương Huyền năm 1968. Tuy nhiên chính nhạc sĩ Nguyễn Chính cũng không nhớ là sưu tầm ở đâu.
Năm 1992 đến nay, Đài Tiếng nói Việt Nam lại giới thiệu bài này là dân ca Nghệ Tĩnh. Những năm gần đây, trong một số đĩa CD, băng Karaoke, băng từ tính có bài này được giới thiệu là dân ca Nghệ Tĩnh. Việc lầm lẫn trong việc giới thiệu có thể khó tránh khỏi. Tuy chưa có những nghiên cứu thỏa đáng cho phép kết luận xuất xứ xác đáng nhất của bài Bèo dạt mây trôi, tài liệu đã dẫn cũng bước đầu nhận định: căn cứ vào tính chất và đặc điểm âm nhạc vùng Thanh Nghệ Tĩnh, đồng thời căn cứ vào ngữ phương vùng Thanh Nghệ, chúng tôi cho rằng Bèo dạt mây trôi chưa phải là dân ca Nghệ Tĩnh[1].
Gần đây trên bìa đĩa của một số ca sĩ đề nguồn gốc của bài hát là "dân ca đồng bằng Bắc bộ".
Thông tin thêm
- Bèo dạt mây trôi, ngoài thể hiện bằng lời hát, nhạc sĩ Đặng Ngọc Long đã chuyển soạn cho độc tấu đàn Ghita rất thành công ở trong cũng như ngoài nước. Tác phẩm nay đã được đưa vào thư viện lưu trữ Quốc gia Đức[liên kết hỏng] và đã được đưa vào chương trình thi bắt buộc tại cuộc thi Guitar Quốc tế tại Berlin-Đức.
Trong văn hóa đại chúng
Ca khúc này từng bị chế lời trong chương trình:
- Táo Quân 2010: Tam đại nhà Táo do Vân Dung đứng đầu đã thể hiện Bài ca xin đất: "Từng ngày trôi đi, tháng trôi qua bao năm em vẫn đợi vẫn chờ..."
- Táo Quân 2015: Táo Kim chế lời 2: "Ngọc Hoàng ơi có nhớ, là nhớ ai ngồi..." còn tất cả các táo chế đoạn cuối bài: "Ngọc Hoàng ơi có biết là biết em ngồi / Em ngóng lên giời / Trong lòng em nhớ anh.".
Tham khảo
- ^ a b c Đức Miêng, Đi tìm Bèo dạt mây trôi. Lưu trữ 2008-02-18 tại Wayback Machine Chuyên đề Hà Nội, Việt Nam Net, truy cập ngày 20-3-2008