Bước tới nội dung

Dòng gen

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Thày Bùi Phúc Trạch - CVA (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 11:57, ngày 13 tháng 9 năm 2019 (Tác giả đầu tiên của trang "Dòng gen"). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Hình 1: Dòng gen thường gặp nhất là phát tán cá thể thông qua di cư hoặc nhập cư.

Dòng gen là sự di chuyển cá thể hoặc giao tử từ quần thể này sang quần thể khác cùng loài, kèm theo vật liệu di truyền (gen) mà nó có thể mang theo.[1][2]

Ví dụ

Hình 1 mô tả sự di cư của một vài cá thể chim ở quần thể màu xanh bên này núi sang đàn chim cùng loài màu nâu bên kia núi, hoặc ngược lại: từ quần thể màu nâu bên kia núi sang bên này núi. Sau di cư và nhập cư, cá thể mới đến có thể giao phối với các thể vốn có, từ đó hoà bộ gen của nó vào quần thể mà nó nhập cư, dẫn đến tổ hợp alen mới hoặc thậm chí có thể mang đến alen mới mà quần thể nhận nó vốn chưa có.

Nội hàm

Khái niệm "dòng gen" này dịch từ tiếng Anh "Gene flow" là thuật ngữ trong thuyết tiến hoá hiện đại và trong di truyền học quần thể dùng để chỉ:

  • Sự di cư hoặc nhập cư hoặc sự trao đổi các cá thể hoặc cả một quần thể động vật từ nơi này sang quần thể ở nơi khác hoặc ngược lại.[3]
  • Sự phát tán cơ quan hoặc bộ phận sinh sản của thực vật, như hạt phấn ngô bị gió cuốn từ cánh đồng ngô này sang cánh đồng ngô khác, từ đó có thể gây ra giao phấn ngẫu nhiên; như quả của một loài cây bị gió cuốn (như quả chò), bị dòng nước chảy đưa đi xa (như quả dừa), được động vật mang hộ (như hạt cà phê chồn, phấn hoa do ong và bướm hút mật), v.v.[4]
  • Bởi vì quá trình di chuyển của vật liệu di truyền như vậy thường được thực hiện qua di cư hoặc nhập cư, nên cùng nội hàm trên còn gọi là gen di cư (gene migration); hoặc dòng alen (allele flow) do trong phát tán gen như thế có thể mang đến cho quần thể alen mới, mà trước khi nhận cá thể nhập cư vốn không có.[5]

Vai trò

Hình 2: Kỳ nhông biển ở quần đảo Galapagos đã tiến hóa qua dòng gen và cách ly địa lý.


Nguồn trích dẫn

  1. ^ Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.
  2. ^ “Gene flow”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  3. ^ "Sinh học 12" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2019.
  4. ^ “Gene Flow”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  5. ^ “Gene flow (GENETICS)”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)