Bước tới nội dung

Hải quân nước xanh dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do Shangrila520 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 22:30, ngày 18 tháng 9 năm 2023. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Hạm đội diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm 2006.

Hải quân nước xanh dương (chữ Anh: Blue-water navy), hoặc gọi là hải quân ngoại dương, là hình thái hải quân có khả năng đem lực lượng trên biển mở rộng đến viễn dương và khu vực biển sâu,[1] có đủ năng lực tác chiến viễn chinh. Cái gọi là nước xanh dương, chính là chỉ nước biển màu xanh của hải dương. Hải quân nước xanh dương phải có sẵn năng lực chấp hành nhiệm vụ lâu dài ở ngoại dương, đồng thời bảo vệ nước mình cùng với an ninhlợi ích quốc gia ở nước ngoài trong đại dương rộng lớn.

Định nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ phân bố hải quân nước xanh dương và hải quân nước xanh lá trên toàn cầu giản lược, nhưng hải quân của số ít quốc gia được biết rộng khắp rằng, năng lực hơi khác biệt với phân loại trên bản đồ, chỉ làm tham khảo
  Hải quân nước xanh dương
  Hải quân nước xanh lá

Loại hình tác chiến của hải quân dùng địa lí học hải dương tiến hành phân chia, thông thường có thể chia nhỏ thành bốn loại hình: hải quân nội lục, hải quân nước nâu, hải quân nước xanh lá và hải quân nước xanh dương, hải quân của ba loại sau là chủ thể của hải quân hiện đại.

Tại vùng biển cách đất liền gần nhất khoảng 200 hải lí về phía trong, bởi vì trong nước biển đã trộn lẫn đấtbùn nên có màu nâu vàng, được giới hải dương quốc tế thêm từ "nước nâu" hoặc "nước vàng" trước tên gọi (brown-water navy). Từ điểm kết thúc của khu vực nước nâu kéo dài đến khu vực trên hàng trăm hải lí, nước biển tinh khiết hơn so với nước nâu, cho nên được định nghĩa là nước xanh lá (green-water). Hải quân nước nâu và hải quân nước xanh lá là chỉ lực lượng hải quân hoạt động chủ yếu ở vùng biển thềm lục địa sát gần bờ biển, nương tựa vào sự hỗ trợ của các căn cứ đất liền, nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ an toàn đường bờ biển nước mình, do đó còn được gọi là hải quân phòng thủ ven bờhải quân phòng thủ gần biển, hải quân nước nâu và hải quân nước xanh lá trang bị vũ khí gốc đất liền và chiến hạm loại nhẹ là chính.

Khu vực biển sâu nằm bên ngoài khu vực xanh lá, bao gồm vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp do Công ước Luật hải dương Liên Hợp Quốc quy định, nước biển tương đối tinh khiết hơn so với nước nâu và nước xanh lá, bị tạp chất đất liền ảnh hưởng ít, nước biển cơ bản có màu xanh dương hoặc màu xanh đen, do đó được gọi là nước xanh dương. Lực lượng hải quân quốc gia lấy vùng biển nước xanh dương làm trọng điểm chiến lược là hải quân nước xanh dương. Nhiệm vụ chủ yếu của hải quân nước xanh dương là bảo vệ quyền, lợi ích và an ninh hải dương của nước mình, hoàn thành độc lập nhiệm vụ tác chiến ở vùng biển ngoài trước thế lực thù địch uy hiếp an ninh hải dương của nước mình. Hải quân nước xanh dương có sẵn tính chất đầu tống quân lực, có thể xếp đặt trên toàn cầu, quy mô lớn, năng lực tự cấp tương đối mạnh, trang bị chiến hạm mặt nước loại lớn là chính, thông thường sở hữu biên đội tàu sân bay có năng lực đầu tống quân lực và có thể thực thi cuộc tấn công hoả lực ba chiều: mặt nước, dưới nước và trên không.

Hải quân nước xanh dương nên có sẵn năng lực phòng thủ đối với sự uy hiếp trước mặt, trên không và lặn ngầm,[2] năng lực tiếp viện hậu cần có khoảng cách xa và thời gian dài,[3] hơn nữa vẫn phải có năng lực tác chiến dưới điều kiện đặc thù (ví dụ cụm băng sơnBắc Cực). Chỉ có số ít quốc gia có hải quân nước xanh dương thực chất, phần lớn các nước ở vào giai đoạn từ hải quân nước xanh lá chuyển sang hải quân nước xanh dương, hơn nữa ảnh hưởng ít nhiều đến đặc khu kinh tế ven biển.

Mặc dù chưa có định nghĩa rõ ràng, đa phần cho biết việc tổ biên tàu sân bay là điều tuyệt đối phải cần, nhưng vào đầu năm 1980, Úc tranh luận không ngừng về việc có giữ lại tàu sân bay HMAS Melbourne (R21) hay không, nhân viên hải quân cao cấp cảnh cáo: "Không có tàu sân bay, Úc dễ bị tổn thương trước các mối uy hiếp khác nhau". Một vị cựu tham mưu trưởng đã vậy còn tuyên bố: "Nước Úc sẽ không có hải quân nước xanh dương nữa".[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “British Maritime Doctrine, BR 1806, Third Edition”. 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2014. The operating areas of maritime forces range from the deep waters of the open oceans (known colloquially as blue water).
  2. ^ Winkler, David Frank (2000), Cold war at sea: high-seas confrontation between the United States and the Soviet Union, Naval Institute Press, tr. 32, ISBN 978-1-55750-955-0
  3. ^ Cole, Bernard D. (2001). The Great Wall at Sea: China's Navy Enters the Twenty-First Century. Naval Institute Press. tr. 104. ISBN 978-1-55750-239-1. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ Brown, Gary (31 tháng 3 năm 2004), “Why buy Abrams Tanks? We need to look at more appropriate options”, On Line Opinion, The National Forum