Bước tới nội dung

Bilan gan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do InternetArchiveBot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 23:03, ngày 6 tháng 12 năm 2023 (Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.9.5). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Xét nghiệm chức năng gan
Phương pháp can thiệp
ICD-10-PCSK-70 đến K-77
MeSHD008111
MedlinePlus003436

Bilan gan hay các xét nghiệm chức năng gan là một nhóm các xét nghiệm máu có thể đưa đến các thông tin về tình trạng gan của một bệnh nhân.[1] Các xét nghiệm này bao gồm thời gian đông máu prothrombin (PT/INR), aPTT, albumin, bilirubin (trực tiếp và gián tiếp), và các xét nghiệm khác. Các men chuyển (AST hay gọi là SGOT và ALT hay gọi là SGPT) là các dấu ấn sinh học có ích trong chấn thương gan ở một bệnh nhân vẫn còn giữ được phần nào chức năng gan.[2][3][4] Đa số các bệnh gan lúc đầu chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ, nhưng các bệnh này cần được phát hiện sớm. Sự tham gia của gan trong một số bệnh có thể mang tầm quan trọng quyết định. Việc xét nghiệm này được thực hiện trên mẫu máu của một bệnh nhân. Một vài xét nghiệm liên quan đến chức năng (như albumin), một vài kiểm tra độ toàn vẹn các tế bào gan (như transaminase), và một vài test có quan hệ với các bệnh lý đường mật (gamma-glutamyl transferasephosphatase kiềm). Nhiều xét nghiệm sinh hóa có thể được sử dụng để phát hiện sự tồn tại bệnh lý gan, phân biệt các dạng khác nhau của rối loạn gan, xác định mức độ tổn thương gan đã biết, và theo dõi phản hồi của bệnh nhân đối với điều trị. Một số hay toàn bộ các phép đo lường này cũng được thực hiện (thường khoảng hai lần một năm với các ca thông thường) trên các cá nhân đang theo một đơn thuốc nào đó, như là thuốc chống co giật, để đảm bảo các loại thuốc đều không gây tổn hại gan của người bệnh.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lee, Mary (ngày 10 tháng 3 năm 2009). Basic Skills in Interpreting Laboratory Data. ASHP. tr. 259–. ISBN 978-1-58528-180-0. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2011.
  2. ^ Johnston DE (1999). “Special considerations in interpreting liver function tests”. Am Fam Physician. 59 (8): 2223–30. PMID 10221307.
  3. ^ McClatchey, Kenneth D. (2002). Clinical laboratory medicine. Lippincott Williams & Wilkins. tr. 288–. ISBN 978-0-683-30751-1. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2011.
  4. ^ Mengel, Mark B.; Schwiebert, L. Peter (2005). Family medicine: ambulatory care & prevention. McGraw-Hill Professional. tr. 268–. ISBN 978-0-07-142322-9. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]