Bước tới nội dung

Elara (vệ tinh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do InternetArchiveBot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 18:19, ngày 6 tháng 3 năm 2024 (Add 1 book for Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được (20240305)) #IABot (v2.0.9.5) (GreenC bot). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Elara
Elara gần ánh sáng chói của Sao Mộc
Khám phá
Khám phá bởiC. D. Perrine
Ngày phát hiệnngày 5 tháng 1 năm 1905[1][2]
Đặc trưng quỹ đạo
Bán kính quỹ đạo trung bình
11.740.000 km (0.07810 AU)[3]
Độ lệch tâm0,22[3]
259,64 d (0,708 a)[3]
3,27 km/s[3]
Độ nghiêng quỹ đạo26,63° (so với Hoàng đạo)
30,66° (so với xích đạo của Sao Mộc)[3]
Vệ tinh củaSao Mộc
Đặc trưng vật lý
Bán kính trung bình
43 km[4]
~23.200 km²
Thể tích~333,000 km³
Khối lượng8.7×1017 kg
Mật độ trung bình
2,6 g/cm³ (giả sử)[4]
~0,031 m/s2 (0,003 g)
~0,052 km/s
~0,5 d (12 h)
Suất phản chiếu0,04 (giả sử)[4]
Nhiệt độ~124 K
16,3[4]

Elara (/ˈɛlərə/ EL-ər-əEL-ər-ə; tiếng Hy Lạp: Ελάρα) là một vệ tinh dị hình của Sao Mộc, chuyển động cùng chiều với sao Mộc. Nó được phát hiện ra bởi Charles Dillon Perrine tại đài quan sát Lick vào năm 1905.[1][2] Nó là vệ tinh lớn thứ tám của Sao Mộc và được đặt tên theo Elara, một trong những người tình của thần Zeus và là mẹ của gã khổng lồ Tityos.[5]

Elara không được gọi bằng cái tên chính thức của mình cho đến tận năm 1975; trước đó, nó chỉ đơn giản được biết đến với cái tên Jupiter VII. Đôi lúc nó được gọi là"Hera"[6] trong khoảng từ năm 1955 đến 1975. Nó có bán kính chỉ vọn vẹn 43 km, như vậy chỉ bằng 2% kích thước của vệ tinh Europa. Tuy nhiên, nó có kích thước bằng một nửa vệ tinh Himalia vậy nên nó là vệ tinh lớn thứ 2 trong nhóm vệ tinh Himalia. Nó có thể là tiểu hành tinh loại C hoặc D bị bắt giữ, bởi vì nó phản chiếu rất ít ánh sáng.

Elara là vệ tinh trong nhóm Himalia, gồm năm vệ tinh có quỹ đạo cách Sao Mộc khoảng từ 11 đến 13 Gm và có độ nghiêng quỹ đạo khoảng 27.5°.[3] Số liệu về quỹ đạo của nó được lấy vào năm 2000. Chúng luôn thay đổi do những sự nhiễu loạn gây ra bởi mặt trời và hành tinh.

Gặp tàu New Horizons

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 2 và tháng 3 năm 2007, tàu thám hiểm New Horizons trên hành trình tới Sao Diêm Vương đã chụp được một số bức ảnh của Elara từ khoảng cách 5 ngàn dặm dưới định dạng LORRI.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Perrine, C. D. (ngày 27 tháng 2 năm 1905). “Satellites of Jupiter”. Harvard College Observatory Bulletin. 178.
  2. ^ a b Perrine, C. D. (1905). “The Seventh Satellite of Jupiter”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 17 (101): 62–63. Bibcode:1905PASP...17...56.. doi:10.1086/121624. JSTOR 40691209.
  3. ^ a b c d e f Jacobson, R. A. (2000). “The orbits of outer Jovian satellites”. Astronomical Journal. 120 (5): 2679–2686. Bibcode:2000AJ....120.2679J. doi:10.1086/316817.
  4. ^ a b c d “Planetary Satellite Physical Parameters”. JPL (Solar System Dynamics). Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2009.
  5. ^ Marsden, Brian G. (ngày 7 tháng 10 năm 1975). “Satellites of Jupiter”. International Astronomical Union. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2014.
  6. ^ Payne-Gaposchkin, Cecilia; Katherine Haramundanis (1970). Introduction to Astronomy. Englewood Cliffs, N.J.: Prentice-Hall. ISBN 0-13-478107-4.
  7. ^ Hamilton, Thomas Wm. (2013). Moons of the solar system. Strategic Book Publishing. tr. 21. ISBN 1625161751. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]