Bước tới nội dung

Chỉ (đơn vị đo)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đơn vị đo
khối lượng
Việt Nam xưa

Thập phân/thập lục phân
Tấn
Tạ
Yến
Cân
𱴸 Nén
Lạng
Tiền
Phân
Ly
Hào
Ti
Hốt
Vi

Kim hoàn
Lượng
Chỉ

Xem thêm
Hệ đo lường cổ Việt Nam
Bài này viết về một đơn vị đo trọng lượng. Các nghĩa khác xin xem thêm Chỉ (định hướng)

Chỉđơn vị đo khối lượng trong ngành kim hoàn Việt Nam, đặc biệt dành cho vàng, bạc, bạch kim (tên khác: platin), vàng trắng...

Năm 2007, nghị định của Chính phủ Việt Nam [1] thống nhất quy định về đơn vị đo lường chính thức, đã quy định một chỉ bằng 3,75 gam theo hệ đo lường quốc tế hoặc bằng 1/10 lượng (lượng vàng hay lạng vàng, cây vàng).

Cách đơn vị tính này dựa trên hệ thống đo lường cổ của Việt Nam cũng như của Trung Hoa, trong đó 1 cân bằng 16 lạng (hay lượng), 1 lạng bằng 10 chỉ, 1 chỉ bằng 10 phân. Chỉ còn được gọi là tiền hoặc đồng (hay đồng cân).[2]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày xưa, ngón tay đeo nhẫn ở Trung Quốc được gọi là vô danh chỉ. Từ chỉ hoàn cũng có nghĩa là nhẫn. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến cách dùng chỉ để làm đơn vị cho vàng như ngày nay, do vàng được dùng làm nhẫn và đồ trang sức.

Các khác biệt

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số tài liệu [2][3][4][5][6] cho biết 1 chỉ trong truyền thống được ước chừng bằng 3,78 gam. Nhưng ngày nay, theo quy định chính thức thì 1 chỉ bằng 3,75 gam.[1].

Đơn vị đo khối lượng chỉ ở Việt Nam hiện nay không hoàn toàn giống với đơn vị tiền (錢: mace, tsin hay chee) ở Hồng Kông nơi mà 1 tiền bằng 3,779936375 gam[7].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Nghị định số 134/2007/NĐ-CP ngày 15-8-2007 của Chính phủ quy định về đơn vị đo lường chính phủ của nước CHXHCN Việt Nam
  2. ^ a b “Vietnam, units of mass”. Sizes. Sizes, Inc. ngày 11 tháng 9 năm 2013.
  3. ^ Vật lý lớp 7, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2004
  4. ^ Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin 1998
  5. ^ Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, năm 1998
  6. ^ Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1 năm 2000
  7. ^ “Weights and Measures Ordinance”. The Law of Hong Kong.