Bước tới nội dung

Tự Long

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tự Long
Tự Long vào năm 2021
SinhVũ Tự Long
22 tháng 12, 1973 (50 tuổi)
Hà Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc tịch Việt Nam
Tên khácLong Chèo
Học vịTrường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội
Nghề nghiệpDiễn viên
Năm hoạt động1998 – nay
Con cái4
Danh hiệu
Binh nghiệp
Quân chủngQuân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1999 – nay
Cấp bậc

Vũ Tự Long (sinh ngày 22 tháng 12 năm 1973), thường được biết đến với nghệ danh Tự Long, là một nam diễn viên người Việt Nam. Xuất thân là một nghệ sĩ chèo, ông được biết đến nhiều nhất với vai trò nghệ sĩ hài trong các chương trình truyền hình Gặp nhau cuối tuần, Gặp nhau cuối năm, Chém chuối cuối tuầnƠn giời cậu đây rồi! trên sóng VTV. Ngoài ra, ông còn là một nghệ sĩ chèo[1] của đoàn chèo Tổng cục Hậu cần thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Với những đóng góp lớn trong lĩnh vực nghệ thuật, Tự Long được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú[2] vào năm 2012. Ba năm sau, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[3][4] Ông hiện đang là Phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội.[5]

Thân thế và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tự Long tên đầy đủ là Vũ Tự Long, sinh ra và lớn lên tại tỉnh Hà Bắc cũ (ngày nay là tỉnh Bắc Ninh), nước Việt Nam.[6] Bố mẹ ông là NSƯT Vũ Tự Lẫm (nghệ danh Hai Lẫm)[7]NSƯT Nguyễn Thị Phức (nghệ danh Minh Phức)[8], đều công tác tại đoàn Quan họ của tỉnh. Ngay từ thời học sinh, Tự Long đã tham gia phim truyền hình để thu thập kinh nghiệm diễn xuất.[9] Bố mẹ của Tự Long cũng là nghệ sĩ chèo nên phải nay đây mai đó để biểu diễn. Khi chưa đầy 1 tuổi, ông đã phải về ở với bà nội ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Năm 15 tuổi, ông về sống với bố mẹ trên thị xã Bắc Ninh.

Tự Long từng tốt nghiệp Trường Trung cấp Xây dựng Bắc Ninh, khoa Mộc dân dụng và sau đó đi làm thợ mộc. Ông cũng từng làm lơ xe và phụ hồ xách vữa cho các công trình trên thị xã, chạy xe ôm để tăng thu nhập, có tiền nuôi sống bản thân và gửi về cho gia đình. Sau khi dành dụm được chút tiền, ông thi vào Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội và bén duyên với nghề diễn.

Năm 1998, ông tốt nghiệp khoa Chèo, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội[9]. Sau năm 1999, Tự Long đầu quân về Đoàn chèo Tổng cục Hậu cần, truân chuyên từ những vai cầm cờ chạy hiệu mà đi lên. Ông tự nhận mình là người thích ô tô và lái xe, và sẽ theo nghề tài xế nếu như nghỉ hưu nghề diễn.[1]

Năm 2000, chương trình Gặp nhau cuối tuần[1] lên sóng VTV3. Đây được xem là cái duyên lớn với Tự Long. Cùng với Xuân Bắc, ông nhanh chóng nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả. Ông bắt đầu tham gia sân khấu hài với vai diễn Bác sĩ hoa súng trong chương trình Gặp nhau cuối tuần trên sóng VTV3. Tự Long còn tham gia diễn xuất và nhận vai "Bác Phô" trong chương trình "Thư giãn cuối tuần" và là một trong những trưởng phòng cố định trong Ơn giời cậu đây rồi!.

Tự Long được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2012 và có được 10 huy chương trong sự nghiệp của mình. Ngày 15 tháng 9 năm 2014, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội. Năm 2015, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[10] Đến ngày 30 tháng 7 năm 2020, Tự Long được phong quân hàm Đại tá.

Các phim tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim truyền hinh

  • Nối lại một chân dung
  • Nấc thang mới
  • Vệ sĩ (2005)
  • Đấu trí (2022)

Phim hài tết

  • Cả ngố (2010)
  • Không hề biết giận (2013)
  • Quan trường – Trường quan (2015)

Sự xuất hiện khác

[sửa | sửa mã nguồn]
Tự Long trong chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai.

Sân Khấu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vở chèo Chu Văn An - Người thầy của muôn đời

Chương trình truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Khách mời bình luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng cáo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Viên khớp Tâm Bình (2017)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Tự Long: "Xuân Bắc từng phải đi diễn lót cho tôi"
  2. ^ Tự Long, Công Lý... được tặng danh hiệu NSƯT, VTC News.
  3. ^ Tự Long, Hoài Linh lọt vào danh sách phong NSND, NSƯT
  4. ^ “Chí Trung bị đánh trượt, Tự Long lên NSND”. Dân trí. ngày 10 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2015.
  5. ^ “Tự Long ngậm ngùi khi lên làm sếp”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2015.
  6. ^ Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung: "Làm Táo rất áp lực", Vietnamnet.
  7. ^ Hà Tùng Long (13 tháng 1 năm 2016). “Hai bố con nghệ sĩ Tự Long và chuyện phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo Dân Trí. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ Gia Linh- Ngọc Ánh (6 tháng 3 năm 2024). “NSND Tự Long tháp tùng mẹ đến nhận danh hiệu NSƯT”. Báo Tiền Phong. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2024.
  9. ^ a b Tự Long: "Ở đâu có tiếng cười, ở đó có hạnh phúc", VnExpress.
  10. ^ T.Lê (ngày 10 tháng 7 năm 2015). “Chí Trung bị đánh trượt, Tự Long lên NSND”. Báo điện tử VietNamNet. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]