Bước tới nội dung

Hy vọng cuối cùng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hy vọng cuối cùng
Đạo diễnTrần Phương
Tác giảTrần Hoàng Bách
Diễn viên
Quay phimNguyễn Hữu Tuấn[1]
Hãng sản xuất
Công chiếu
1981
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt

Hy vọng cuối cùng (hay Hi vọng cuối cùng) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam năm 1981 do Nghệ sĩ Nhân dân Trần Phương đạo diễn,[2] có sự tham gia của hai diễn viên chính là Tất BìnhNhư Quỳnh.[3] Bộ phim không chỉ giành được 2 giải thưởng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6, mà còn trở thành 1 trong 3 tác phẩm giúp đạo diễn Trần Phương nhận được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung chính của bộ phim nói về vấn nạn suy đồi đạo đức của cán bộ thời bao cấp sau khi Việt Nam tái thống nhất vào năm 1975. Giám đốc Đông của một xí nghiệp đã dung túng cho cấp dưới của mình lấy cắp vật liệu đem ra ngoài bán, chia nhau phần lợi tức. Mọi chuyện bị vỡ lỡ khi cán bộ thanh tra Phương được cử về xí nghiệp để điều tra vụ việc. Để tránh mọi chuyện bị phanh phui, Đông đã tìm mọi cách để mua chuộc Phương.[4]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim được đánh giá cao khi đã kết hợp khéo léo nhiều vấn đề thành một vấn đề lớn mang tính xã hội: vấn đề đạo đức cuộc sống. Vấn đề sản xuất được kết hợp với vấn đề lòng tin cậy và hiểu biết lẫn nhau trong gia đình; vấn đề sinh hoạt được kết hợp với vấn đề ý thức xã hội. Ngay cả mối quan hệ tình cảm "tay ba" mà các nhà điện ảnh Việt Nam vốn ưa thích cũng được giải quyết một cách không tầm thường, không theo lối mòn. Cách đặt vấn đề cho tình yêu và chia ly trong bộ phim cũng khác biệt với nhiều bộ phim khác.[5]

Hy vọng cuối cùng không chỉ là bộ phim điện ảnh đầu tiên của Nghệ sĩ ưu tú Tất Bình,[6] mà còn là bộ phim quay chính đầu tay của nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn.[7] Nhưng bộ phim không chỉ giành được Bông sen bạc cho phim truyện điện ảnh mà còn giúp đạo diễn Trần Phương chiến thắng hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6.[8]

Đây cũng là 1 trong 3 bộ phim để đời của đạo diễn Trần Phương và đã giúp ông nhận được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2007, bên cạnh 2 bộ phim Tội lỗi cuối cùngDòng sông hoa trắng.[9][10]

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng và đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải Hạng mục Đối tượng đề cử Kết quả Nguồn
1983 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 Phim truyện điện ảnh Bông sen bạc [8]
Đạo diễn xuất sắc nhất Nghệ sĩ Nhân dân Trần Phương Đoạt giải

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngọc Diệp (12 tháng 6 năm 2020). “Ảnh bến đò đẹp nao lòng của 'Người đi qua làng' Nguyễn Hữu Tuấn”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Nguyễn Thụ (1984), tr. 90.
  3. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (16 tháng 5 năm 2017). “NSND Trần Phương: Chàng A Phủ cô đơn…”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ H.Nam (23 tháng 2 năm 2009). “Xem lại phim Hi vọng cuối cùng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ Viện Nghệ thuật (1983). Nghiên cứu Nghệ thuật, Số phát hành 48-52. Cơ quan Nghiên cứu, lý luận phê bình nghệ thuật. tr. 58. OCLC 220265139.
  6. ^ Trần Tuấn Hiệp (2002), tr. 240.
  7. ^ Ngọc Diệp (13 tháng 11 năm 2018). “Nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn: Thảnh thơi chơi với hình ảnh”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ a b Nhiều tác giả (2007), tr. 807.
  9. ^ Đoàn Quỳnh Lê (15 tháng 9 năm 2020). “Người về với ngàn mây”. Báo Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  10. ^ Nguyên Khánh (27 tháng 8 năm 2020). “Vai diễn nổi bật và bộ ba phim để đời của NSND Trần Phương”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  11. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 48.
  12. ^ Trần Tuấn Hiệp (2002), tr. 409.
  13. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 38.
  14. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 283.