Bước tới nội dung

Tiếng Bactria

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Bactria
Αριαο
Bảng chữ cái tiếng Bactria (chữ vuông và thảo, đen) và bảng chữ cái Hy Lạp tương ứng (xám), thêm chữ sho ().[1]
Phát âm[arjaː]
Khu vựcTrung Á
Phân loạiẤn-Âu
Hệ chữ viếtChữ Hy Lạp
Chữ Mani
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Đế quốc Quý Sương
Đế quốc Hephthalite
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3xbc
Glottologbact1239[2]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Bactria (Αριαο, "ariao", [arjaː], "người Iran")[3] là ngôn ngữ bị thất truyền thuộc nhóm ngôn ngữ Đông Iran trước đây được sử dụng tại Bactria, một khu vực thuộc Trung Á (Afghanistan ngày nay)[4] và là ngôn ngữ chính thức của đế quốc Quý SươngHephthalite.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ lâu người ta đã cho rằng tiếng Avesta là tiếng "Bactria cổ", nhưng quan điểm này "thực sự đã bị mất uy tín vào cuối thế kỉ XIX".[5]

Trong tiếng Bactria (ngôn ngữ chủ yếu viết bằng chữ Hy Lạp), tên ngôn ngữ này được gọi là αριαο [arjaː] ("Arya"). Nó cũng có tên khác như "Hy Lạp-Bactria", "Quý Sương" hoặc "Quý Sương-Bactria".

Dưới thời cai trị của đế quốc Quý Sương, Bactria có tên là Tukhara hoặc Tokhara, và sau đó là Tokharistan. Khi các văn bản viết bằng hai ngôn ngữ Ấn Âu bị thất truyền và không rõ trước đây được tìm thấy tại lòng chảo Tarim (Trung Quốc), giữa đầu thế kỉ XX, chúng có mối liên hệ gián tiếp với Tokharistan, và tiếng Bactria đôi khi được gọi là "tiếng Eteo-Tochari" (v.d. tiếng Tochari "thật sự"). Tuy nhiên đến những năm 1970, rõ ràng là có rất ít bằng chứng cho mối liên hệ như vậy. Ví dụ, nhóm ngôn ngữ "Tochari" Tarim là các ngôn ngữ "centum" trong ngữ hệ Ấn-Âu, trong khi tiếng Bactria là ngôn ngữ Iran, nên là ngôn ngữ "satem".

Chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]
Chữ sho (chữ hoa và thường) trong tiếng Bactria, phát âm là /ʃ/.

Trong số các ngôn ngữ Ấn-Iran, tiếng Bactria sử dụng duy nhất chữ Hy Lạp. Mặc dù vẫn còn mơ hồ nhưng một số nhược điểm đã được khắc phục bằng cách sử dụng chữ heta (Ͱ, ͱ) cho âm /h/ và thêm chữ sho (Ϸ, ϸ) để thể hiện âm /ʃ/.[6] Tiếng Bactria không sử dụng các chữ xi (Ξ, ξ) và psi (Ψ, ψ) vì thứ tự ksps không xuất hiện trong ngôn ngữ này. Tuy nhiên chúng có thể được sử dụng làm chữ số (giống các chữ cái Hy Lạp khác).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Davary (1982). Illustrations (PDF). tr. Fig.93.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Bactrian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Foundation, Encyclopaedia Iranica. “Welcome to Encyclopaedia Iranica”. iranicaonline.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ Sims-Williams, N. “Bactrian Language”. Encyclopaedia Iranica.
  5. ^ Gershevitch 1983, tr. 1250
  6. ^ Skjærvø, P. O. (2009). “Bactrian”. Trong Brown, Keith; Ogilvie, Sarah (biên tập). Concise encyclopedia of languages of the world. Oxford: Elsevier. tr. 115. ISBN 9780080877754.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Falk (2001): "The yuga of Sphujiddhvaja and the era of the Kuṣâṇas." Harry Falk. Silk Road Art and Archaeology VII, pp. 121–136.
  • Henning (1960): "The Bactrian Inscription." W. B. Henning. Bulletin of the School of Oriental and African Studies, University of London, Vol. 23, No. 1. (1960), pp. 47–55.
  • Gershevitch, Ilya (1983), “Bactrian Literature”, trong Yarshater, Ehsan (biên tập), Cambridge History of Iran, 3, Cambridge: Cambridge UP, tr. 1250–1258, ISBN 0-511-46773-7.
  • Gholami, Saloumeh (2010), Selected Features of Bactrian Grammar (PhD thesis), University of Göttingen, doi:10.53846/goediss-1495, hdl:11858/00-1735-0000-000D-EF94-2, S2CID 247020656
  • Sims-Williams, Nicholas (1989), “Bactrian Language”, Encyclopedia Iranica, 3, New York: Routledge & Kegan Paul, tr. 344–349.
  • Sims-Williams, Nicholas (1989), “Bactrian”, trong Schmitt, Rüdiger (biên tập), Compendium Linguarum Iranicarum, Wiesbaden: Reichert, tr. 230–235.
  •  Bài viết này bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộngChisholm, Hugh biên tập (1911). “Tochi Valley”. Encyclopædia Britannica (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press.
  • Sims-Williams, Nicholas (1997), New Findings in Ancient Afghanistan: the Bactrian documents discovered from the Northern Hindu-Kush, [lecture transcript], Tokyo: Department of Linguistics, University of Tokyo, Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2007

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]