Bước tới nội dung

Đại tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cấp bậc Đại tướng được quy định trong hệ thống quân hàm cấp tướng của Quân đội Việt Nam Cộng hòa ngay từ khi thành lập 1955. Tuy nhiên, mãi đến ngày 8 tháng 12 năm 1956 mới có quân nhân đầu tiên được thụ phong cấp bậc này là tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng. Lúc bấy giờ cấp bậc Đại tướng Việt Nam Cộng hòa được xem là tương đương với cấp bậc Lieutenant General.[1] Tướng Lê Văn Tỵ cũng là vị Đại tướng duy nhất của thời kỳ Đệ Nhất Cộng hòa (1955-1963).

Năm 1964, sau cuộc Chỉnh lý nội bộ của một nhóm tướng lãnh do tướng Nguyễn Khánh cầm đầu, Quân đội có thêm 3 vị Đại tướng nữa.[2] Tướng Lê Văn Tỵ được phong Thống tướng. Thời kỳ này, cấp bậc Đại tướng Việt Nam Cộng hòa bắt đầu được xem là tương đương cấp bậc General. Đồng thời trong hệ thống quân hàm này cũng xuất hiện thêm cấp Chuẩn tướng (tương đương Brigadier General). Giai đoạn 1964-1965 cũng là giai đoạn nhiều quân nhân thụ phong cấp bậc tướng lĩnh nhất, nên nhiều người đánh giá thời kỳ này là "thời kỳ loạn tướng".

  • Quân hàm Đại tướng của các quân chủng:

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và tên Thời gian sống Năm thụ phong Chức vụ sau cùng Chú thích
1
Trần Thiện Khiêm (*)[3]
Võ bị Liên quân Viễn Đông[4]
[5]
1925-2021
11/8/1964[6]
Thủ tướng Chính phủ
Tổng trưởng Quốc phòng
Đầu tháng 4/1975 xin từ nhiệm cả hai chức vụ

- Ngày 6/12/1962 thăng cấp Thiếu tướng Tham mưu trưởng Liên quân
- Ngày 2/11/1963 thăng cấp Trung tướng Ủy viên Quân sự Hội đồng Quân nhân Cách mạng

2
Dương Văn Minh (*)
Võ bị Thủ Dầu Một
1916-2001
24/11/1964
Tổng thống
Tổng thống cuối cùng (2 ngày)

- Ngày 1/11/1955 thăng cấp Thiếu tướng Chỉ huy trưởng Chiến dịch Hoàng Diệu
- Ngày 8/12/1956 thăng cấp Trung tướng Tư lệnh Quân khu Thủ đô

3
Nguyễn Khánh (*)
Võ bị Liên quân Viễn Đông
1927-2013
27/11/1964
Thủ tướng Chính phủ
Năm 1965 bị hạ bệ, được cử đi làm Đại sứ lưu động ở ngoài nước

- Ngày 2/11/1960 thăng cấp Thiếu tướng Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu
- Ngày 2/11/1963 thăng cấp Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn I & Vùng 1 Chiến thuật

4
Cao Văn Viên (*)
Võ bị Cap St Jacques[7]
1921-2008
4/2/1967
Tổng Tham mưu trưởng
Ngày 27/4/1975 được chấp nhận cho về hưu

- Ngày 3/3/1964 thăng cấp Thiếu tướng Tham mưu trưởng Liên quân
- Ngày 12/10/1965 thăng cấp Trung tướng Tổng Tham mưu trưởng

5
Đỗ Cao Trí (*)
Võ bị Nước Ngọt[8]
1929-1971
23/2/1971
Tư lệnh Quân đoàn III và Quân khu 3
Ngày 23/2/1971 tử nạn trực thăng khi đang bay thị sát chiến trường Tây Ninh, được truy thăng Đại tướng

-Ngày 7/7/1963 thăng cấp Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn I & Vùng 1 Chiến thuật
-Ngày 2/11/1963 thăng cấp Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn II & Vùng 2 Chiến thuật

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Dẫn theo Tài liệu Quân đội Việt Nam Cộng hòa năm 1961.
  2. ^ Những năm sau đó có thêm 2 Đại tướng (trong đó có một vị được truy thăng).
  3. ^ (*): Đã du học lớp Chỉ huy và Tham mưu cao cấp tại Học viện Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ.
  4. ^ Tên đầy đủ là Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt, khóa 1 được đặt tên là khóa Nguyễn Văn Thinh.
  5. ^ Xuất thân từ trường Sĩ quan.
  6. ^ Thứ tự theo tháng và năm được thăng cấp Đại tướng.
  7. ^ Còn gọi là Võ bị Địa phương Nam Việt đặt tại Vũng Tàu.
  8. ^ Có tên Pháp: École Militaire Nuoc Ngot, từ Đà Lạt dời về Vũng Tàu, còn gọi là khóa 2 Võ bị Liên quân Viễn Đông và được đặt tên là khóa Đỗ Hữu Vị.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng hòa.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]