Cải thảo
Brassica | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Rosids |
Bộ (ordo) | Brassicales |
Họ (familia) | Brassicaceae |
Chi (genus) | Brassica |
Loài (species) | Brassica rapa |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Brassica campestris subsp. pekinensis (Lour.) Olsson |
Bắp cải thảo còn được gọi là cải bao, cải cuốn, cải bắp tây (danh pháp ba phần: Brassica rapa subsp. pekinensis), là phân loài thực vật thuộc họ Cải ăn được có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử dụng rộng rãi trong các món ăn ở Đông Nam Á và Đông Á. Loài thực vật này trồng nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... nhưng cũng có thể bắt gặp ở Bắc Mỹ, châu Âu, Úc, New Zealand.
Cải thảo có màu sắc khá giống với cải bắp, phần lá bao ngoài của màu xanh đậm, còn lá cuộn ở bên trong (gọi là lá non) có màu xanh nhạt, trong khi phần cuống lá có màu trắng.
Ở Hàn Quốc, cải thảo được gọi là baechu (배추) và là nguyên liệu chính làm món kim chi.
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Cái tên "nappa" (từ tiếng Anh của cải thảo là napa cabbage) xuất phát từ Nhật Bản khi người dân ở đây dùng cái tên đó để ám chỉ lá của loại rau được dùng nhiều nhất là làm thức ăn cho người.[1]
Hầu như khắp thế giới đều gọi cải thảo là Chinese cabbage ("cải bắp Trung Quốc"). Loại rau này cũng có những tên khác như sui choy,[2] "cần tây",[3] "lá Trung Quốc"' (cách gọi này là của Anh Quốc), wong bok, won bok (những cách gọi là của người New Zealand), wombok (cách gọi của người Úc và người Philippines).[4]
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Oxford English Dictionary nappa, n.2”. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2010.
- ^ “Chinese Cabbage”. http://chinesefood.about.com/. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015. Liên kết ngoài trong
|website=
(trợ giúp) - ^ “Chi′nese cab′bage”. http://www.thefreedictionary.com. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015. Liên kết ngoài trong
|website=
(trợ giúp) - ^ Afable, Patricia O. (2004). Japanese pioneers in the northern Philippine highlands: a centennial tribute, 1903-2003. Filipino-Japanese Foundation of Northern Luzon, Inc. tr. 116. ISBN 978-971-92973-0-7.