Bước tới nội dung

Francisco de Goya

Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Francisco Goya)

Francisco Goya
Một tác phẩm tự họa của Goya.
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Francisco José de Goya y Lucientes
Ngày sinh
(1746-03-30)30 tháng 3, 1746
Nơi sinh
Fuendetodos, Aragon, Tây Ban Nha
Mất
Ngày mất
16 tháng 4, 1828(1828-04-16) (82 tuổi)
Nơi mất
Bordeaux, Pháp
An nghỉChartreuse Cemetery
Nơi cư trúQuinta del Sordo
Giới tínhnam
Quốc tịchTây Ban Nha
Dân tộcAragon
Nghề nghiệphọa sĩ, thợ in bản khắc, nghệ sĩ in thạch bản, thợ khắc, người phác họa, nghệ sĩ tạo hình
Gia đình
Bố
José Benito de Goya y Franque
Mẹ
Gracia de Lucientes y Salvador
Hôn nhân
Josefa Bayeu
Con cái
Francisco Javier Goya Bayeu
Thầy giáoJosé Luzan, Joaquín Ibáñez de Jesús y María
Học sinhAntonio de Brugada, Agustín Esteve, Luis Gil y Ranz, Maria del Rosario Weiss
Lĩnh vựcHội họa, In ấn
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoTrường St. Thomas Aquinas thuộc Trường Piano Zaragoza, Học viện Quý tộc và Mỹ thuật San Luis, Học viện Mỹ thuật Hoàng gia San Fernando
Trào lưuchủ nghĩa lãng mạn, Rococo
Thể loạitranh chân dung, tranh thần thoại, tranh chiến đấu, tranh lịch sử, tranh tôn giáo, chân dung, tranh đời thường, tĩnh vật
Thành viên củaHọc viện Quý tộc và Mỹ thuật San Luis
Tác phẩm
Có tác phẩm trongMuseum Boijmans Van Beuningen, Bảo tàng Prado, Belvedere, Städel Museum, Minneapolis Institute of Art, Art Museum of Estonia, Viện Nghệ thuật Chicago, Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, Phòng triển lãm Tāmaki Auckland, Thyssen-Bornemisza Museum, Finnish National Gallery, J. Paul Getty Museum, Phòng triển lãm Quốc gia Victoria, Phòng triển lãm quốc gia Washington, Nationalmuseum, National Gallery of Canada, Palais des Beaux-Arts de Lille, The Frick Collection, Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Royal Museum of Fine Arts Antwerp, New Mexico Museum of Art, Phòng trưng bày Uffizi, Zuloaga's House-Museum, Học viện Mỹ thuật Hoàng gia San Fernando, Museo del vino, Bảo tàng Saragossa, National Galleries Scotland, Museum of Navarre, Calasanctian Museum of the Piarist Fathers, Museo de Bellas Artes de Sevilla, Museum of Huesca, Lowe Art Museum, Bảo tàng Anh, Apsley House, Courtauld Gallery, Montreal Museum of Fine Arts, Bảo tàng Mỹ thuật Boston, Museo de Arte Moderno y Contemporáneo de Santander y Cantabria, San Diego Museum of Art, Musée des Beaux-Arts de Strasbourg, Goya Museum, Staatliche Kunsthalle Karlsruhe, Hispanic Society of America, Bowes Museum, Meadows Museum, Lázaro Galdiano Museum, Kimbell Art Museum, Bảo tàng Quốc gia Luân Đôn, Fondazione Magnani-Rocca, Museum of Fine Arts, Budapest, Wadsworth Atheneum Museum of Art, Toledo Museum of Art, Museo de Historia de Madrid, Musée des Beaux-Arts d'Agen, Museu de Belles Arts de València, Museum of Fine Arts, Houston, Museum collection Am Römerholz, Bavarian State Painting Collections, Bilbao Fine Arts Museum, Clark Art Institute, Museo de Arte de Ponce, Museu Nacional d'Art de Catalunya, São Paulo Museum of Art, Barnes Foundation, Phòng triển lãm Quốc gia Ireland, Biblioteca Museu Víctor Balaguer, Kunst Museum Winterthur | Reinhart am Stadtgarten, Rijksmuseum, Musée des Beaux-Arts et d'Archéologie de Besançon, Bảo tàng Quốc gia Mỹ thuật phương Tây, Virginia Museum of Fine Arts, Albertina, Walters Art Museum, National Museum of Capodimonte, Fine Arts Museums of San Francisco, Bảo tàng Ermitazh, The Phillips Collection, Bảo tàng Nghệ thuật Indianapolis, Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia, Kunsthistorisches Museum, Carnegie Museum of Art, Princeton University Art Museum, Phòng trưng bày Quốc gia Armenia, National Sculpture Museum, Musée Bonnat-Helleu, Worcester Art Museum, Gemäldegalerie, Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland, Bảo tàng Brooklyn, Alma Mater Museum, Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Praha, Royal Museums of Fine Arts of Belgium, Michael C. Carlos Museum, Chester Beatty Library, Bảo tàng Nghệ thuật Harvard, National Museum of Art, Architecture and Design, Viện nghệ thuật Detroit, Des Moines Art Center, Juan B. Castagnino Fine Arts Museum, Art Gallery of South Australia, Bảo tàng Thiết kế Trường Rhode Island, Führermuseum, Fogg Museum, Alte Nationalgalerie, Hamburger Kunsthalle, Bảo tàng Victoria và Albert, Museo de la Trinidad, Phòng trưng bày nghệ thuật Picker, Los Angeles County Museum of Art, Voergaard Castle, Pollok House, Ashmolean Museum, Museum of Fine Arts of Córdoba, Norton Simon Museum, Baltimore Museum of Art, Taft Museum of Art, Print Collection, Royal Collections Gallery, Musea Brugge, Royal Palace of Madrid, Royal Chapel of St. Anthony of La Florida

Ảnh hưởng bởi
Chữ ký

Francisco José de Goya y Lucientes (/ˈɡɔɪə/; tiếng Tây Ban Nha: [fɾanˈθisko xoˈse ðe ˈɣoʝa i luˈθjentes]; 30 tháng 3 năm 1746 - 16 tháng 4 năm 1828) là một họa sĩ trường phái lãng mạn và thợ in người Tây Ban Nha gốc Aragon. Goya là một họa sĩ hoàng gia trong triều đình Tây Ban Nha và là một nhà ghi chép biên niên sử. Các tác phẩm mang phong cách nghệ thuật phá cách và sáng tạo của ông là hình mẫu cho các nghệ sĩ thế hệ sau như Édouard Manet hay Pablo Picasso.

Ông sinh ra trong một gia đình khiêm tốn năm 1746 tại làng Fuendetodos vùng Aragon. Ông học vẽ từ 14 tuổi với thày dạy José Luzán y Martinez và chuyển đến Madrid để học thày Anton Raphael Mengs. Ông kết hôn với Josefa Bayeu năm 1773; cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ là một chuỗi sự kiện có thai và sẩy thai. Ông trở thành một họa sĩ cung đình cho Hoàng gia Tây Ban Nha vào năm 1786. Phần đầu sự nghiệp của ông là những bức chân dung của các nhân vật tầng lớp quý tộc và hoàng gia Tây Ban Nha, cũng các hình vẽ hoạt hình theo phong cách của Rococo được vẽ riêng cho các cung điện hoàng gia.

Goya là một người kín tiếng và mặc dù thư từ và sách của ông được xuất bản công khai nhưng dư luận biết tương đối ít về suy nghĩ riêng tư của ông. Ông bỗng ốm nặng và không được chẩn đoán vào năm 1793 khiến ông hoàn toàn bị điếc. Sau năm 1793 các tác phẩm của ông trở nên tối hơn và mang màu sắc bi quan. Tranh vẽ và tranh tường, tranh in và các bản vẽ của ông phản ánh một cái nhìn ảm đạm về quan hệ cá nhân, xã hội và chính trị của ông. Thái độ bi quan này tương phản với giai cấp xã hội của ông lúc đó. Ông được bổ nhiệm Giám đốc Học viện Hoàng gia trong năm 1795, năm Manuel Godoy đã ký một hiệp ước bất lợi với Pháp. Năm 1799 Goya đã trở thành Primer Pintor de Camara, cấp bậc cao nhất cho một họa sĩ hoàng gia Tây Ban Nha lúc đó. Vào cuối những năm 1790, được Godoy yêu cầu, ông đã hoàn thành tác phẩm Maja khỏa thân, một bức tranh khỏa thân - tác phẩm táo bạo đáng kể ở thời kỳ đó - mang phong cách của Diego Velázquez. Năm 1801 ông vẽ bức tranh Charles IV của Tây Ban Nha và gia đình của ông. Năm 1807 Napoleon lãnh đạo quân đội Pháp đánh Tây Ban Nha.

Ông ở lại Madrid trong cuộc chiến tranh Bán đảo trên. Điều này dường như đã ảnh hưởng sâu sắc đến ông. Mặc dù ông không nói lên suy nghĩ của mình trước công chúng, những suy nghĩ này có thể được cảm nhận từ chuỗi các tranh in "Thảm họa của chiến tranh" của ông (mặc dù được xuất bản 35 năm sau khi Goya mất) và bức tranh vẽ năm 1814 Ngày 2 tháng 5 năm 1808Ngày 3 tháng 5 năm 1808. Các tác phẩm khác từ thời kỳ giữa của ông bao gồm chuỗi tranh khắc gỗ "Los Caprichos" và Los Disparates và một loạt các bức tranh có liên quan với điên loạn, nhà thương điên, phù thủy, sinh vật kỳ quái, tôn giáo và tham nhũng chính trị, tất cả đều cho thấy ông đã lo sợ cho số phận của đất nước Tây Ban Nha và sức khỏe tâm thần và thể chất của chính ông. Đỉnh điểm của những sự lo lắng này là tác phẩm "Tranh Đen" được vẽ trong giai đoạn 1819-1823, vẽ bằng sơn dầu trên tường thạch cao của nhà ông, "ngôi nhà của người đàn ông bị điếc" "Quinta del Sordo". Tác phẩm này đánh dấu sự vỡ mộng của ông đối với sự phát triển chính trị và xã hội trong nước, và ông đã sống gần như cô lập một mình. Goya cuối cùng đi khỏi Tây Ban Nha vào năm 1824 để nghỉ dưỡng ở thành phố Bordeaux của Pháp cùng với cô hầu giúp việc và bạn đồng hành trẻ hơn rất nhiều tên Leocadia Weiss. Ở Bordeaux ông đã hoàn thành chuỗi tranh "La Tauromaquia" và một số bức tranh sơn dầu. Sau một cơn đột quỵ khiến ông bị liệt nửa phải cơ thể, bị giảm thị lực và hết vật liệu vẽ tranh, ông đã chết và được chôn cất ngày 16 tháng 4 năm 1828 ở tuổi 82. Thi hài của ông sau đó đã được mai táng lại tại Tây Ban Nha.

Thời thơ ấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Ngôi nhà, nơi Goya sinh ra tại Zaragoza, Aragon

Francisco José de Goya y Lucientes sinh ngày 30 tháng 3 năm 1746 tại làng Fuendetodos thuộc tỉnh Aragon, Tây Ban Nha. Francisco là người con thứ tư của ông Jose Goya và bà Engracia Lucientes. Cha của ông là một thợ thủ công từ xứ Basque, chuyên làm các kỷ vật giát bằng các lá vàng mỏng còn bà mẹ Engracia thuộc về một gia đình địa chủ tại Fuendetodos. Gia đình Goya đã dọn nhà tới thị xã Zaragoza khi Francisco lên 4 tuổi.

Vào thập niên 1750, Francisco theo học trường tôn giáo Escuelas Pias de San Anton trong thị xã Zaragoza, cậu đã học tiếng Latin giống như các trẻ em cùng thời. Chính trong thời kỳ này, Francisco kết bạn với Martin Zapater và nhờ các bức thư trao đổi giữa Zapater và Goya mà người đời sau mới hiểu rõ về con người của họa sĩ, về các lý do tại sao họa sĩ Goya nhận lãnh chức vụ trong triều đình Tây Ban Nha cùng những thất vọng của ông trước các cảnh bạo hành mà ông là một nhân chứng. Năm lên 13 hay 14 tuổi, Francisco Goya theo học bốn năm hội họa tại xưởng vẽ của ông José Luzan y Martinez. Ông chuyển đến Madrid, nơi ông học với Anton Raphael Mengs, một họa sĩ nổi tiếng trong hoàng gia Tây Ban Nha. Ông đã có mâu thuẫn với thầycủa mình, và kỳ thi của ông đã không đạt yêu cầu. Goya nộp đơn vào học Học viện Mỹ thuật Hoàng gia năm 1763 và 1766, nhưng đã bị từ chối.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
La adoración del nombre de Dios (Sự thờ phượng danh Đức Chúa Trời), 1772

Goya sau đó chuyển đến Roma, nơi mà vào năm 1771 ông giành giải nhì trong một cuộc thi vẽ tranh được tổ chức bởi thành phố Parma. Cuối năm đó, ông trở lại Zaragoza và vẽ tranh một số bộ phận của các vòm của Vương cung thánh đường Catedral-Basílica de Nuestra Señora del Pilar, bao gồm cả Adoración del nombre de Dios (tôn sùng Chúa). Bức tranh tường đã làm cho Francisco Goya nổi tiếng và vào năm 1773, Goya đã kiếm được nhiều tiền hơn ông thầy Luzan. Goya cưới Josefa Bayeu vào ngày 25 tháng 7 năm 1773.

El Quitasol (Cái lọng), 1777

Năm 1783, bá tước Floridablanca, một người được vua Carlos III sủng ái đã giao cho Francisco Goya vẽ một chân dung toàn thân của ông. Qua hai mùa hè, Goya đã vẽ cả hai hoàng tử và gia đinh bá tước. Bá tước Floridablanca là nhân vật quan trọng nhất trong triều đình Tây Ban Nha, một người có cảm tình với Phong trào Khai sáng, với các đạo luật cấp tiến về kinh tế và xã hội được thi hành dưới thời Vua Calos III. Bá tước Floridablanca đã vừa lòng về tác phẩm chân dung của mình, nên đặt Francisco Goya vẽ thêm 6 tấm tranh cho ngân hàng San Carlos mà ông mới sáng lập. Trong hai năm 1785-1786, ông cũng vẽ các bức "Chân dung của Nữ bá tước Benavente" và "Chân dung của Hầu tước Pontejos". Các họa phẩm này có màu sắc rất rực rỡ, diễn tả rõ ràng thứ chất liệu của y phục đề tài. Nữ bá tước Benavente cũng là bà Bá Tước Osuna và bức chân dung của bà này đã ảnh hưởng tới một trong các họa sĩ danh tiếng người Pháp của thế kỷ 19, đó là ông Edouard Manet, thuộc trường phái Hội Họa mới. Các họa sĩ Pháp thời đó đã gọi Manet là "người Tây Ban Nha của thành phố Paris".

Học trò

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1820 tới năm 1824, Goya thực hiện các bức tranh mà người đời sau gọi tên là "các bức tranh đen", lúc đầu được vẽ vào tường phòng ăn, về sau được chuyển sang vải bố. Khi vào trong phòng ăn, có ba tấm tranh lớn: Saturn đang ăn thịt con traiJudith với cái đầu của Holofernes. Đây là viên tướng người Assyrian đã bị giết bởi nàng góa phụ Judith của thành phố Bethulia. Tác phẩm thứ ba của Francisco Goya có tên là Ngày nghỉ của các phù thủy trong đó con quỷ có bề ngoài là con dê đang thuyết giảng cho đám phù thủy mặc áo nhà tu. Nhà danh họa đã chế giễu giới tu sĩ trong y phục của thú vật.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]