Bước tới nội dung

Pan (thần thoại)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pan
Thần của tự nhiên, hoang dã, kẻ chăn cừu, đàn gia súc, ngọn núi hoang vu và thường gắn với bản năng tình dục
Pan dạy bạn tình, chàng chăn cừu Daphnis, chơi sáo, bản sao vào thế kỷ thứ 2 sau CN của một tác phẩm Hy Lạp gốc được tìm thấy ở Pompeii
Nơi ngự trịArcadia
Biểu tượngSáo thần Pan, cừu
Thông tin cá nhân
Cha mẹnhiều truyền thuyết bao gồm: HermesDriope, Aphrodite, Penelope, hoặc Hecate
Anh chị emSatyrs, Laertes, Circe, Maenads
Phối ngẫuSyrinx, Echo, Pitys
Con cáiSilenos, Iynx, Krotos, Xanthus
Tương ứng La MãFaunus

Pan (tiếng Hy Lạp Πάν), trong tín ngưỡng cổ đại Hy Lạpthần thoại Hy Lạp, là vị thần của sự hoang dã, những người chăn cừu và các đàn gia súc, của tự nhiên và những ngọn núi hoang vu, của việc săn bắn và âm nhạc đồng quê và đặc biệt là luôn gắn liền với các thần nữ.[1] Tên gọi của thần Pan bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp paein (Πάειν), có nghĩa là "gặm cỏ". Thần có một nửa thân dưới trong hình dạng của loài dê và có cặp sừng dê cũng gần giống với thần đồng áng hay nhân dương. Quê hương của thần là miền đồng quê Arcadia, Pan được xem là vị thần của những cánh đồng, những khu rừng nhỏ hay những thung lũng rậm rạp. Và cũng chính vì thế mà thần Pan luôn được gắn với khả năng sinh sôi và mùa xuân. Người Hy Lạp cổ đại cũng xem thần như là vị thần của phê bình kịch nghệ.[2]

Trong tín ngưỡng và thần thoại La Mã, người tương đương với thần Pan là Faunus, một vị thần tự nhiên là cha của Bona Dea, đôi khi được xem như là Fauna. Vào thế kỷ 18 và 19, thần Pan trở thành một biểu tượng đặc biệt của phong trào lãng mạn ở Tây Âu cũng như phong trào ngoại giáo trong thế kỷ 20.[3]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Thần Pan xuất hiện lần đầu tiên trong văn học là trong tác phẩm Pythian Ode iii. 78 của Pindar, gắn liền với một nữ thần sinh sản, có thể là Rhea hay Cybele; Pindar liên hệ đến những người đồng trinh thờ phượng Cybele và Pan gần nhà mình ở Boeotia.[4]

Bố mẹ của thần Pan hiện vẫn chưa được làm rõ.[5] Ngoại trừ một số thần thoại cho rằng thần là con trai của thần Zeus (thần Dớt) với một người phụ nữ người trần có đầu dê, mình đầy lông lá, chân móng guốc thì đa phần vẫn cho rằng Pan là con của Hermes hay Dionysus với một thần nữ nào đó, có thể là Dryope hay Penelope ở Mantineia thuộc Arcadia trong Dionysiaca (14.92) của nhà thơ Nonnus. Vị thần nữ này cũng có khi được xem như là Penelope vợ của Odysseus. Nhà địa lý Pausanias 8.12.5 đã ghi lại câu chuyện về nàng Penelope không chung thủy đã phản bội chồng mình là Odysseus và bị đày đến Mantineia khi ông ta trở về. Những nguồn khác như nhà sử học Duris của Samos hay nhà bình luận Servius cho rằng Penelope đã qua đêm với tất cả 108 người theo đuổi mình khi Odysseus vắng nhà và sinh ra Pan.[6] Thần thoại này phản ánh được gốc từ nguyên của tên thần Pan (Πάν) với từ Hy Lạp mang nghĩa "tất cả" (πᾶν).[7] Tên gọi này có thể là có họ hàng với paein, "gặm cỏ" và có cùng nguồn gốc với từ "gặm cỏ" trong tiếng Anh hiện đại. Vào năm 1924, Hermann Collitz đã cho rằng thần Pan của Hy Lạp và Indic Pushan có lẽ có cùng một nguồn gốc Indo-European.[8] Trong những Tín ngưỡng thần bí của thời kỳ Hellenistic[9] Pan có cùng nguồn gốc với Phanes/Protogonos, Zeus, DionysusEros.

Thần Faunus của La Mã được đánh đồng với thần Pan. Tuy nhiên, nguồn gốc của thần có quá nhiều dị bản khác nhau nên rất khó để quyết định xem đâu là cái chính xác nhất. Cũng giống như những vị thần tự nhiên khác, thần Pan có lẽ là có trước các vị thần trên đỉnh Olympian bởi chính thần là người đã cho thần Artemis những con chó săn và dạy cho thần Apollo những bí mật của thuật tiên tri. Thần Pan có thể nhân lên nhiều (gọi là Panes [10](Burkert 1985, III.3.2; Ruck and Staples 1994 p 132) hay là Paniskoi. Kerenyi (1951 p 174) ghi chú rằng Aeschylus của Rhesus phân biệt rõ hai thần Pan, một là con trai của thần Zeus và cặp song sinh Arcas còn người kia là con của Cronus. "Trong đoàn tùy tùng của Dionysos hay trong những khắc họa có cảnh quan rộng lớn, xuất hiện không chỉ một vị thần Pan mà con có những thần Pan nhỏ hay Paniskoi đóng vai trò như các nhân dương".

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theo Edwin L. Brown, "The Lycidas of Theocritus Idyll 7", Harvard Studies in Classical Philology, 1981:59–100.
  2. ^ Alfred Wagner, Das historische Drama der Griechen, Münster 1878, p. 78.
  3. ^ The Triumph of the Moon: A History of Modern Pagan Witchcraft, Ronald Hutton, chương 3
  4. ^
  5. ^ W. H. Roscher, Ausführliches Lexikon der Gr. u. Röm. Mythologie (1909:1379f) tìm thấy đến 18 dị bản cho việc này.
  6. ^ Books.google.com
  7. ^ Bài ca cho thần Pan đã đề cập đầu tiên đến lối chơi chữ này cho rằng tên của thần Pan đã ra đời là do thần đã mang lại niềm vui cho "tất cả" các vị thần.
  8. ^ H. Collitz, "Wodan, Hermes und Pushan," Festskrift tillägnad Hugo Pipping pȧ hans sextioȧrsdag den ngày 5 tháng 11 năm 1924 1924, pp 574–587.
  9. ^ Eliade, Mircea (1982) A History of Religious Ideas Vol. 2. University of Chicago Press. § 205.
  10. ^ Pan "thậm chí còn khoe khoang rằng đã từng ngủ với rất nhiều cô gái và để làm được kỳ công đó, thần đã phải nhân lên nhiều lần trở thành một đội anh em của mình"

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Borgeaud, Philippe (1979). Recherches sur le Dieu Pan. Geneva University.
  • Burkert, Walter (1985). Greek Religion. Harvard University Press.
  • Diotima, (2007), The Goat Foot God, Bibliotheca Alexandrina
  • Kerenyi, Karl (1951). The Gods of the Greeks. Thames & Hudson.
  • Laurie, Allison, "Afterword" in Peter Pan, J. M. Barrie, Signet Classic, 1987. ISBN 9780451520883.
  • Malini, Roberto (1998), Pan dio della selva, Edizioni dell'Ambrosino, Milano
  • Ruck, Carl A.P. (1994). The World of Classical Myth. Danny Staples. Carolina Academic Press. ISBN 0-89089-575-9.
  • Vinci, Leo (1993), Pan: Great God Of Nature, Neptune Press, London

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]