Noli Me Tángere
Noli Me Tángere (Đừng động vào tôi) là một cuốn tiểu thuyết được viết bởi José Rizal, một người anh hùng dân tộc của Philippines. Lấy bối cảnh khi Philippines đang là một nước thuộc địa của Thực dân Tây Ban Nha., cuốn tiểu thuyết này đã phơi bày sự bất bình đẳng, tình cảnh khổ cực của nhân dân Philippines và lên án tội ác của Chính quyền Thực dân Tây Ban Nha. Cùng với El filibusterismo, Noli Me Tángere là hai trong số những tiểu thuyết nổi tiếng của José Rizal, và được đưa vào chương trình giáo dục Trung học cơ sở và Trung học phổ thông ở Philippines.
Noli Me Tángere | |
---|---|
Bìa gốc của cuốn sách | |
Thông tin sách | |
Tác giả | José Rizal |
Quốc gia | Philippines (in lần đầu tại Berlin) |
Ngôn ngữ | es, tiếng Tagalog, tiếng Anh |
Thể loại | Tiểu thuyết, hư cấu, châm biếm, lịch sử Philippines |
Ngày phát hành | 1887 |
Cuốn sau | El filibusterismo (Kẻ phản bội) |
Nguồn cảm hứng
sửaJosé Rizal là nhà thơ, y sĩ, là một nhà dân chủ người Philippines, đã đưa ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết nói về những nỗi khốn khổ của người Philippines sau khi ông đọc tác phẩm Túp lều bác Tom của Harriet Beecher Stowe. Ông muốn cuốn tiểu thuyết mà mình sắp viết phải lột tả được sự lạc hậu, trì trệ về chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục ở Philippines trong thời kỳ đang là thuộc địa của Thực dân Tây Ban Nha.
Trong một cuộc gặp mặt của người Philippines đang sinh sống và làm việc tại Madrid ngày 2 tháng 1 năm 1884, José Rizal đã đề xuất viết một cuốn tiểu thuyết về đất nước quê nhà và yêu cầu các bạn ông giúp đỡ trong quá trình viết. Đề nghị của ông đã được các bạn nhiệt liệt hưởng ứng va hoan nghênh, trong đó có: Pedro A. Paterno, Máximo Viola, Antonio Paterno, Graciano López Jaena, Evaristo Aguirre, Eduardo de Lete, Julio Llorente và Valentin Ventura. Tuy nhiên, dự án này đã không thành hiện thực. Những người đồng ý giúp Rizal viết tiểu thuyết thì lại không viết gì cả. Ban đầu, tiểu thuyết được lên kế hoạch mô tả tất cả các giai đoạn của cuộc sống ở Philippines, nhưng hầu hết mọi người đều muốn viết về phụ nữ. Rizal thậm chí còn thấy người bạn đồng hành của mình dành nhiều thời gian hơn để đánh bạc và tán tỉnh phụ nữ Tây Ban Nha. Vì lý do này, ông đã hủy bỏ kế hoạch hợp tác với người khác và quyết định viết bản thảo một mình.
Sơ lược nội dung
sửaSau khi hoàn thành các nghiên cứu ở Châu Âu, Juan Crisostomo Magsalin Ibarra (tiếng Tây Ban Nha): Juan Crisóstomo Ibarra y Magsalin quay trở lại Philippines sau bảy năm vắng mặt. Anh trở về và nhận được tin rằng cha anh, một chủ đất giàu có, đã chết trong nhà tù do cuộc cãi vã với giám mục giáo xứ, một tu sĩ Franciscan tên là Padre Damaso. Ibarra đã đính hôn với một cô gái xinh đẹp và trưởng thành, María Clara, con gái duy nhất của Don Santiago de los Santos, thường được gọi là "Đại úy Tiago" - một người bạn lâu năm của gia đình Ibarra.
Giống như cha mình, Don Rafael Ibarra, Juan Crisostomo đã nỗ lực để cải cách chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục nhằm xoá đói giảm nghèo và cải thiện cuộc sống của đồng bào mình. Sau khi tìm hiểu về sự thất bại của cha mình và việc cha mình không được chôn cất theo đúng nghi lễ của người Công giáo, Ibarra đã cực kỳ tức giận tấn công Padre Damaso mà cuối cùng dẫn đến việc anh bị truy tố. Vụ truy tố sau đó đã bị hủy bỏ sau khi có sự can thiệp của Thống đốc.
Padre Salvi, một giám mục giáo xứ sắp kế nhiệm Padre Damaso, một kẻ thù nguy hiểm của Ibarra đã buộc tội Ibarra về tội nổi loạn. Bức thư của anh gửi cho María Clara đã trở thành bằng chứng buộc tôi anh. Sau đó, Ibarra đã được Elías, một tên trộm đã từng mang ơn cứu mạng của Ibarra đến và cảnh báo với anh rằng sắp có người đến bắt anh. Nhưng vì do dự, Ibarra đã bị bắt và bị nhốt vào trong ngục ở Manila.
Trước đó, vì bất đắc dĩ, Đại úy Tiago đã phải hủy bỏ hôn ước của con gái mình với Ibarra và đồng ý gả María cho một người Tây Ban Nha trẻ tuổi tên là Alfonso Linares. Vào tối hôm đó khi Đại úy Tiago tổ chức một vũ hội để mừng lễ đính hôn của con gái ở Manila, trong khi đó, Ibarra đã trốn thoát khỏi nhà tù và bí mật lẻn đến nơi tổ chức vũ hội. Tại đây, anh đã vào được phòng của María và nhìn thấy cô đang ngồi một mình. Anh tức giận khiển trách cô vì lá thư mà Padre Salvi đưa ra làm bằng chứng là lá thư anh viết cho cô trước khi anh đến Châu Âu và tại sao cô lại có thể bán đứng anh như thế. Sau đó, María Clara nói với Ibarra rằng cô ấy không âm mưu buộc tội anh. Cô buộc phải đưa bức thư của Ibarra cho Padre Salvi để đổi lấy những lá thư của mẹ cô trước khi cô chào đời. María Clara phát hiện ra rằng những lá thư của mẹ cô đã được gửi cho Padre Damaso về đứa con chưa được sinh ra của họ, có nghĩa là cô là con gái của Padre Damaso, chứ không phải của Đại úy Tiago. Những lá thư này đã được Padre Salvi vô tình phát hiện ra trong lúc đi hành hương, hắn đã sử dụng chúng để hăm dọa cô và đổi lấy thư của Ibarra, từ đó hắn đã giả mạo bức thư để buộc tội anh. Cô nói với anh rằng cô sẽ kết hôn với người Tây Ban Nha trẻ tuổi này, hy sinh bản thân mình để cứu lấy danh dự của mẹ và danh dự của Đại úy Tiago và ngăn cản một vụ bê bối công khai, nhưng cô sẽ luôn luôn yêu anh.
Nhận được tin Ibarra vượt ngục, các lính canh lập tức lùng sục khắp mọi nơi. Ibarra sau khi nói chuyện với María dã cùng Elías chạy trốn đến hồ và bị quân lính đuổi theo. Ibarra bị bắn chết, Elías sống sót nhưng lại bị thương.
Vào đêm Giáng sinh, tại ngôi mộ của Ibarras trong một khung cảnh ảm đạm, Elías xuất hiện, bị thương và đang hấp hối. Anh tìm thấy một cậu bé tên là Basilio bên cạnh xác của một người phụ nữ nghèo tên là Narcisa, mẹ của Basilio. Bà đã bị hóa điên khùng bởi sự bỏ bê của chồng và những hành động lạm dụng của các lính Phòng vệ dân sự. Elías, tin chắc răng mình sẽ chết sớm, dặn Basilio xây dựng cho anh một hầm mộ và đốt xác của anh và xác của Narcisa. Anh ta nói với Basilio rằng, nếu không có ai đến được nơi này, cậu hãy đào số kho báu của Ibarra được chôn trong một chỗ ẩn giấu gần ngôi mộ của họ và hãy dùng sử chúng để trang trải chi phí học tập.
Trong cơn hấp hối, Elías đã trăn chối với Basilio rằng hãy tiếp tục mơ ước về tự do cho quê hương bằng câu nói:
“ | Tôi sẽ chết mà không thấy bóng tối phá vỡ quê hương tôi. Cậu, là người sẽ nhìn thấy nó, chào mừng nó! Đừng quên những người đã ngã xuống trong màn đêm. | ” |
Elías sau đó đã chết. Basilio sau đó đã giúp anh ta xây dựng một hầm mộ và hỏa táng Elías cùng mẹ mình.
Sau khi biết được cái chết của Ibarra trong cuộc rượt đuổi trên hồ, María Clara trở nên cực kỳ đau buồn và tuyệt vọng. Sau đó María cầu xin cha đỡ đầu của cô, Fray Damaso, đưa cô vào một cô nhi viện thay vì phải kết hôn với Alfonso Linares. Dámaso miễn cưỡng đồng ý khi cô đe dọa tự tử, đòi hỏi "Cô nhi viện hay Cái chết!"[1]. Cô không hề biết rằng, Ibarra vẫn đang còn sống và đã trốn thoát, và chính Elías mới là người bị bắn chết.
Lịch sử xuất bản
sửaRizal đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết vào tháng 12 năm 1886. Đầu tiên, theo một trong những người viết tiểu sử của Rizal, Rizal sợ cuốn tiểu thuyết có thể không được in và sẽ không được đọc. Ông đang phải vật lộn với những khó khăn về tài chính vào thời điểm đó và nghĩ rằng sẽ rất khó để in cuốn tiểu thuyết. Ông đã được một người bạn của mình là Máximo Viola giúp đỡ về tài chính; điều này đã giúp ông in được cuốn sách tại Berliner Buchdruckerei-Aktiengesellschaft ở Berlin. Rizal ban đầu do dự, nhưng Viola khăng khăng muốn giúp ông và mọi việc kết thúc khi Viola cho Rizal vay 300 Peso cho 2.000 bản. Việc in ấn đã kết thúc sớm hơn 5 tháng ước tính. Viola đến Berlin vào tháng 12 năm 1886, và đến ngày 21 tháng 3 năm 1887, Rizal đã gửi một bản sao của cuốn tiểu thuyết cho một người bạn của ông tên là Blumentritt[2].
Cuốn sách bị các nhà chức trách Thực dân Tây Ban Nha cấm ở Philippines, mặc dù các bản sao đã được nhập lậu vào nước này. Phiên bản Philippines đầu tiên (và ấn bản được xuất bản lần thứ hai) cuối cùng được in ở Chofre y Compania ở Escolta năm 1899 tại Manila.
Phản ứng và di sản
sửaCuốn tiểu thuyết này và phần tiếp theo, El filibusterismo bị cấm bởi các nhà chức trách Thực dân Tây Ban Nha tại Philippines do chứa đựng hình ảnh tham nhũng và lạm dụng của Chính phủ thuộc địa và Giáo hội Công giáo. Các bản sao của cuốn sách vẫn bị buôn lậu, và khi Rizal trở về Philippines sau khi hoàn thành các nghiên cứu y khoa, ông đã nhanh chóng bị trục xuất bởi chính quyền địa phương. Vài ngày sau khi Rizal trở về, ông được Thống đốc Emilio Terrero triệu tập tới cung điện Malacañan. Thống đốc nói với rằng Noli Me Tángere chứa đựng các yếu tố "nhạy cảm". Sau một hồi thảo luận, Terrero cảm thấy buồn bã nhưng vẫn không thể chịu đựng áp lực từ Giáo hội chống lại cuốn sách.
“ | Cuốn sách của tôi đã gây ra nhiều tai tiếng ở khắp mọi nơi, tôi được hỏi về điều đó. Họ muốn tấy chay tôi vì nó. Tôi bị coi là gián điệp Đức, đại diện của Bismarck, họ đồn rằng tôi là một người theo đạo Tin Lành, một thành viên Hội Tam Điểm, một phù thủy, một linh hồn chết tiệt và độc ác. Có những lời thì thầm rằng tôi đang lên kế hoạch gì đó, rằng tôi có một hộ chiếu nước ngoài và tôi đi lang thang qua các đường phố vào ban đêm... | ” |
— José Rizal |
Ảnh hưởng đến Cách mạng Philippines
sửaTham khảo
sửa- ^ “Father Dámaso Explains”. Web.archive.org. ngày 27 tháng 10 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2014.
- ^ “Noli Me Tángere”. Jose Rizal University. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2008.