Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiếc váy (hiện tượng mạng)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 12: Dòng 12:


== Nguồn gốc ==
== Nguồn gốc ==
Vào tháng 2 năm 2015, khoảng một tuần trước đám cưới của Grace và Keir Johnston ở [[Colonsay]], [[Scotland]], mẹ của cô dâu, Cecilia Bleasdale, đã chụp hình chiếc váy tại cửa hàng quần áo thiết kế Cheshire Oaks ở phía bắc thành phố [[Chester]], [[Anh]]. Bleasdale dự định sẽ mặc chiếc váy để dự đám cưới và gửi hình cho Grace. Chiếc váy có màu xanh dương sọc đen. Tuy nhiên, Grace nói với mẹ rằng cô thấy chiếc váy màu trắng sọc vàng.
Vào tháng 2 năm 2015, khoảng một tuần trước đám cưới của Grace và Keir Johnston ở [[Colonsay]], [[Scotland]], mẹ của cô dâu, Cecilia Bleasdale, đã chụp hình chiếc váy tại cửa hàng quần áo thiết kế Cheshire Oaks ở phía bắc thành phố [[Chester]], [[Anh]]. Bleasdale dự định sẽ mặc chiếc váy để dự đám cưới và gửi hình cho Grace. Chiếc váy có màu xanh dương sọc đen. Tuy nhiên, Grace nói với mẹ rằng cô thấy chiếc váy màu trắng sọc vàng.<ref>{{cite news|last1=Benedictus|first1=Leo|date=22 December 2015|title=#Thedress: 'It's been quite stressful having to deal with it ... we had a falling-out'|work=The Guardian|url=https://www.theguardian.com/fashion/2015/dec/22/thedress-internet-divided-cecilia-bleasdale-black-blue-white-gold|url-status=live|access-date=11 December 2019|archive-url=https://web.archive.org/web/20191211054102/https://www.theguardian.com/fashion/2015/dec/22/thedress-internet-divided-cecilia-bleasdale-black-blue-white-gold|archive-date=11 December 2019}}</ref>


Sau khi Grace đăng hình ảnh chiếc váy lên Facebook, bạn bè của cô cũng tranh cãi về màu của chiếc váy giữa xanh dương và đen với trắng và vàng. Cuộc tranh luận đã trở nên nổi tiếng trong cộng đồng ở hòn đảo Colonsay trong một tuần.
Sau khi Grace đăng hình ảnh chiếc váy lên Facebook, bạn bè của cô cũng tranh cãi về màu của chiếc váy giữa xanh dương và đen với trắng và vàng.<ref name="wp-insidestory" /><ref name="buzzfeed-blueandblack" /> Cuộc tranh luận đã trở nên nổi tiếng trong cộng đồng ở hòn đảo Colonsay trong một tuần.<ref name="etonline.com">{{Cite web|url=http://www.etonline.com/news/160575_ellen_degeneres_settles_the_great_dress_debate_once_and_for_all/|title=Ellen DeGeneres Settles the Great Dress Debate Once and For All!|date=3 March 2015|website=Entertainment Tonight|archive-url=https://web.archive.org/web/20160330211614/http://www.etonline.com/news/160575_ellen_degeneres_settles_the_great_dress_debate_once_and_for_all/|archive-date=30 March 2016|url-status=live|access-date=20 March 2016}}</ref>


Vào ngày tổ chức đám cưới, Caitlin McNeil, bạn của cô dâu và chú rể, đã mặc chiếc váy để trình diễn trong ban nhạc tên Canach. Mặc dù chiếc váy ngoài đời thật "rõ ràng là màu xanh dương và đen", những nhạc công vẫn không ngừng tranh luận về bức ảnh và suýt quên lên sân khấu biểu diễn. Vào ngày 26 tháng 2, McNeill đăng lại hình ảnh chiếc váy lên [[Tumblr]], từ đó làm nổ ra những cuộc thảo luận lớn hơn trên không gian mạng.
Vào ngày tổ chức đám cưới, Caitlin McNeil, bạn của cô dâu và chú rể, đã mặc chiếc váy để trình diễn trong ban nhạc tên Canach. Mặc dù chiếc váy ngoài đời thật "rõ ràng là màu xanh dương và đen", những nhạc công vẫn không ngừng tranh luận về bức ảnh và suýt quên lên sân khấu biểu diễn.<ref name="buzzfeed-blueandblack2" /> Vào ngày 26 tháng 2, McNeill đăng lại hình ảnh chiếc váy lên [[Tumblr]], từ đó làm nổ ra những cuộc thảo luận lớn hơn trên không gian mạng.<ref name="wp-insidestory2" /><ref name="buzzfeed-blueandblack3">{{cite web|url=https://www.buzzfeed.com/claudiakoerner/the-dress-is-blue-and-black-says-the-girl-who-saw-it-in-pers|title=The Dress Is Blue And Black, Says The Girl Who Saw It in Person|date=27 February 2015|website=BuzzFeed|archive-url=https://web.archive.org/web/20180530001048/https://www.buzzfeed.com/claudiakoerner/the-dress-is-blue-and-black-says-the-girl-who-saw-it-in-pers|archive-date=30 May 2018|url-status=live|access-date=27 February 2015}}</ref>


== Phản ứng ==
== Phản ứng ==


=== Bùng nổ ban đầu ===
=== Bùng nổ ban đầu ===
{{Quote box|text=Theo tôi, điều thú vị nhất là nó lan truyền được xa. Nó đã đi từ một đám lông bông trên Twitter ở New York và ra đến quốc tế. Và bạn có thể thấy nó trong thông báo Twitter của tôi tại vì mọi người bắt đầu tranh cãi bằng, kiểu, tiếng Tây Ban Nha với Bồ Đào Nha, rồi đến tiếng Nhật với tiếng Trung với tiếng Ả Rập. Tôi khá là kinh ngạc khi thấy nó bay từ một cộng đồng nhỏ đến, kiểu, một hiện tượng quốc tế khổng lồ.|author=Cates Holderness|source=|align=right|width=30%|qalign=left|salign=right}}
{{Quote box|text=Theo tôi, điều thú vị nhất là nó lan truyền được xa. Nó đã đi từ một đám lông bông trên Twitter ở New York và ra đến quốc tế. Và bạn có thể thấy nó trong thông báo Twitter của tôi tại vì mọi người bắt đầu tranh cãi bằng, kiểu, tiếng Tây Ban Nha với Bồ Đào Nha, rồi đến tiếng Nhật với tiếng Trung với tiếng Ả Rập. Tôi khá là kinh ngạc khi thấy nó bay từ một cộng đồng nhỏ đến, kiểu, một hiện tượng quốc tế khổng lồ.|author=Cates Holderness<ref name="BuzzFeed anniversary oral history post" />|source=|align=right|width=30%|qalign=left|salign=right}}
Cates Holderness, chủ biên trang Tumblr của ''[[BuzzFeed]]'' ở New York, nhận được tin nhắn từ McNeill nhờ cô giải quyết tranh luận về màu của chiếc váy. Cô ban đầu không quan tâm nhiều về tin nhắn, nhưng khi kiểm tra lại bài đăng Tumblr cuối ngày làm việc, cô thấy bài đã nhận được gần 5.000 note, một con số lớn đối với Tumblr tại thời điểm đó. Tom Christ, giám đốc dữ liệu của Tumblr, cho biết trang đã nhận được cao nhất 14.000 lượt xem mỗi giây (8.000 lượt xem mỗi phút), vượt xa lượt tiếp cận thông thường. Sau một đêm, số lượng note của bài đã tăng gấp mười lần.
Cates Holderness, chủ biên trang Tumblr của ''[[BuzzFeed]]'' ở New York, nhận được tin nhắn từ McNeill nhờ cô giải quyết tranh luận về màu của chiếc váy. Cô ban đầu không quan tâm nhiều về tin nhắn, nhưng khi kiểm tra lại bài đăng Tumblr cuối ngày làm việc, cô thấy bài đã nhận được gần 5.000 note, một con số lớn đối với Tumblr tại thời điểm đó. Tom Christ, giám đốc dữ liệu của Tumblr, cho biết trang đã nhận được cao nhất 14.000 lượt xem mỗi giây (8.000 lượt xem mỗi phút), vượt xa lượt tiếp cận thông thường. Sau một đêm, số lượng note của bài đã tăng gấp mười lần.<ref name="BuzzFeed anniversary oral history post">{{cite news|last=Warzel|first=Charlie|date=26 February 2016|title=2/26: The Oral History|newspaper=[[BuzzFeed]]|url=https://www.buzzfeed.com/charliewarzel/226-how-two-runaway-llamas-and-a-dress-gave-us-the-internets|url-status=live|access-date=28 February 2016|archive-url=https://web.archive.org/web/20180319033110/https://www.buzzfeed.com/charliewarzel/226-how-two-runaway-llamas-and-a-dress-gave-us-the-internets|archive-date=19 March 2018}}</ref>


Holderness đưa bức ảnh cho các thành viên khác trong đội ngũ truyền thông của ''BuzzFeed'' xem, và ngay lập tức họ bắt đầu tranh cãi về màu sắc của chiếc váy. Cô tạo một cuộc bỏ phiếu đơn giản trên Tumblr rồi rời công sở và bắt tàu điện về nhà. Ngay khi cô vừa bước ra khỏi tàu và kiểm tra điện thoại, nhiều người dùng Tumblr đã dồn dập gửi tin nhắn cho cô. Chiều hôm đó, trang của Holderness lập kỷ lục mới tại ''BuzzFeed'' cho số lượt xem nhiều nhất trong cùng một thời điểm, sau này tăng lên đỉnh điểm đến 673.000 lượt xem.
Holderness đưa bức ảnh cho các thành viên khác trong đội ngũ truyền thông của ''BuzzFeed'' xem, và ngay lập tức họ bắt đầu tranh cãi về màu sắc của chiếc váy. Cô tạo một cuộc bỏ phiếu đơn giản trên Tumblr rồi rời công sở và bắt tàu điện về nhà. Ngay khi cô vừa bước ra khỏi tàu và kiểm tra điện thoại, nhiều người dùng Tumblr đã dồn dập gửi tin nhắn cho cô. Chiều hôm đó, trang của Holderness lập kỷ lục mới tại ''BuzzFeed'' cho số lượt xem nhiều nhất trong cùng một thời điểm, sau này tăng lên đỉnh điểm đến 673.000 lượt xem.<ref name="BuzzFeed anniversary oral history post2" /><ref name="BBCNews1January2016">{{cite web|url=https://www.bbc.co.uk/news/blogs-trending-35073088|title=#TheDress couple: 'we were completely left out from the story'|date=1 January 2016|publisher=BBC News|archive-url=https://web.archive.org/web/20160106064255/http://www.bbc.co.uk/news/blogs-trending-35073088|archive-date=6 January 2016|url-status=live|access-date=28 January 2016}}</ref>


Hình ảnh chiếc váy trở thành một [[meme Internet]] trên khắp các trang mạng xã hội trên thế giới. Trên [[Twitter]], người dùng bắt đầu sử dụng [[hashtag]] "#whiteandgold", "#blueandblack#" và "#dressgate" để chia sẻ ý kiến cá nhân về màu sắc của chiếc váy và giả thuyết xoay quanh sự tranh cãi. Số lượng tweet đề cập đến chiếc váy liên tục tăng qua đêm; lúc 23:36 (GMT), tại thời điểm số tweet về chiếc váy tăng đáng kể lần đầu tiên, đã có hơn 5.000 tweet sử dụng hashtag "#TheDress" được đăng tải mỗi phút, sau đó tăng vọt lên 11.000 tweet mỗi phút lúc 1:31 (GMT). Hình ảnh chiếc váy cũng gây tranh cãi về sự quan tâm quá mức của internet cho một chiếc váy nhảm nhí; [[The Washington Post|''The Washington Post'']] miêu tả cuộc tranh cãi là một "vụ lùm xùm chia rẽ cả hành tinh". Một số bài báo châm biếm rằng chiếc váy có thể khiến nhiều người rơi vào [[khủng hoảng hiện sinh]] giữa thứ một người nhìn thấy và sự thật gây sốc, hoặc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với người thân. Một số khác cố giải thích lý do tại sao mọi người tranh cãi ầm ĩ chỉ vì một vấn đề tầm phào.
Hình ảnh chiếc váy trở thành một [[meme Internet]] trên khắp các trang mạng xã hội trên thế giới. Trên [[Twitter]], người dùng bắt đầu sử dụng [[hashtag]] "#whiteandgold", "#blueandblack#" và "#dressgate" để chia sẻ ý kiến cá nhân về màu sắc của chiếc váy và giả thuyết xoay quanh sự tranh cãi.<ref>{{cite web|url=http://www.bustle.com/articles/66892-what-colors-are-this-dress-white-gold-or-black-blue-the-internet-is-going|title=What Colors Are This Dress? White & Gold or Black & Blue? The Internet Is Going Insane Trying To Find Out – PHOTO|last=Klassen|first=Anna|date=26 February 2015|publisher=Bustle|archive-url=https://web.archive.org/web/20170821212542/https://www.bustle.com/articles/66892-what-colors-are-this-dress-white-gold-or-black-blue-the-internet-is-going|archive-date=21 August 2017|url-status=live|access-date=27 February 2015}}</ref> Số lượng tweet đề cập đến chiếc váy liên tục tăng qua đêm; lúc 23:36 (GMT), tại thời điểm số tweet về chiếc váy tăng đáng kể lần đầu tiên, đã có hơn 5.000 tweet sử dụng hashtag "#TheDress" được đăng tải mỗi phút, sau đó tăng vọt lên 11.000 tweet mỗi phút lúc 1:31 (GMT).<ref name="BuzzFeed anniversary oral history post3" /> Hình ảnh chiếc váy cũng gây tranh cãi về sự quan tâm quá mức của internet cho một chiếc váy nhảm nhí; [[The Washington Post|''The Washington Post'']] miêu tả cuộc tranh cãi là một "vụ lùm xùm chia rẽ cả hành tinh".<ref name="wp-insidestory3">{{cite news|title=The inside story of the 'white dress, blue dress' drama that divided a planet|newspaper=The Washington Post|url=https://www.washingtonpost.com/news/morning-mix/wp/2015/02/27/the-inside-story-of-the-white-dress-blue-dress-drama-that-divided-a-nation/|url-status=live|access-date=27 February 2015|archive-url=https://web.archive.org/web/20180712020352/https://www.washingtonpost.com/news/morning-mix/wp/2015/02/27/the-inside-story-of-the-white-dress-blue-dress-drama-that-divided-a-nation/|archive-date=12 July 2018}}</ref><ref name="bostoncom-colorbind">{{cite news|title=Color Bind: This Dress is White and Gold, Right?|work=Boston Globe|url=http://www.boston.com/news/nation/2015/02/26/this-dress-white-and-gold-right/MxsJKvqOKtV4lMg84ffNEM/story.html|url-status=live|access-date=27 February 2015|archive-url=https://web.archive.org/web/20160305052732/http://www.boston.com/news/nation/2015/02/26/this-dress-white-and-gold-right/MxsJKvqOKtV4lMg84ffNEM/story.html|archive-date=5 March 2016}}</ref><ref name="slate-whiteandgold">{{cite journal|date=2015-02-27|title=The Official Live Blog: Is This Dress Blue and Black or White and Gold?|url=http://www.slate.com/blogs/the_slatest/2015/02/26/the_great_blue_and_black_versus_white_and_gold_dress_debate.html|journal=Slate|archive-url=https://web.archive.org/web/20181015065840/http://www.slate.com/blogs/the_slatest/2015/02/26/the_great_blue_and_black_versus_white_and_gold_dress_debate.html|archive-date=15 October 2018|access-date=27 February 2015|url-status=live}}</ref> Một số bài báo châm biếm rằng chiếc váy có thể khiến nhiều người rơi vào [[khủng hoảng hiện sinh]] giữa thứ một người nhìn thấy và sự thật gây sốc, hoặc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với người thân.<ref name="wp-insidestory4" /><ref>{{cite web|url=https://www.buzzfeed.com/kirstenking/this-dress-is-taking-over|title=This Dress Is Ruining People's Lives|last=King|first=Kirsten|date=26 February 2015|website=BuzzFeed|archive-url=https://web.archive.org/web/20180530001059/https://www.buzzfeed.com/kirstenking/this-dress-is-taking-over|archive-date=30 May 2018|url-status=live|access-date=1 March 2015}}</ref> Một số khác cố giải thích lý do tại sao mọi người tranh cãi ầm ĩ chỉ vì một vấn đề tầm phào.<ref>{{cite web|url=https://www.theguardian.com/commentisfree/2015/feb/27/colour-dress-optical-illusion-social-media|title=Why do we care about the colour of the dress?|date=27 February 2015|work=The Guardian|archive-url=https://web.archive.org/web/20170821125835/https://www.theguardian.com/commentisfree/2015/feb/27/colour-dress-optical-illusion-social-media|archive-date=21 August 2017|url-status=live|access-date=28 May 2015}}</ref>


=== Nổi tiếng qua đêm ===
=== Nổi tiếng qua đêm ===

Phiên bản lúc 06:53, ngày 25 tháng 2 năm 2024

Chiếc váy (hiện tượng mạng)

Tập tin:The dress blueblackwhitegold.jpg
Chiếc váy trong hình ảnh gốc

Chiếc váy, chiếc váy đổi màu hay The dress là một hiện tượng mạng năm 2015 về hình ảnh một chiếc váy. Những người xem hình ảnh bất đồng ý kiến về màu sắc của chiếc váy; một số người thấy xanh dương và đen, người khác thấy trắng và vàng. Hiện tượng này cho thấy sự khác biệt về nhận thức màu sắc của con người và trở thành chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học thần kinhthị giác.

Hiện tượng mạng bắt nguồn từ hình ảnh một chiếc váy đăng tải trên trang mạng xã hội Facebook. Chiếc váy có màu gốc là xanh dương và đen, nhưng do điều kiện ánh sáng trong hình ảnh, một số người thấy màu của chiếc váy là trắng và vàng, gây ra những làn sóng tranh cãi trên khắp các trang mạng. Trong vòng một tuần, có hơn mười triệu tweet đã đề cập đến chiếc váy này. Roman Originals, công ty sản xuất chiếc váy, cho biết doanh số bán hàng cho chiếc váy đã tăng vọt và đã sản xuất một phiên bản giới hạn màu vàng–trắng để bán từ thiện.

Nguồn gốc

Vào tháng 2 năm 2015, khoảng một tuần trước đám cưới của Grace và Keir Johnston ở Colonsay, Scotland, mẹ của cô dâu, Cecilia Bleasdale, đã chụp hình chiếc váy tại cửa hàng quần áo thiết kế Cheshire Oaks ở phía bắc thành phố Chester, Anh. Bleasdale dự định sẽ mặc chiếc váy để dự đám cưới và gửi hình cho Grace. Chiếc váy có màu xanh dương sọc đen. Tuy nhiên, Grace nói với mẹ rằng cô thấy chiếc váy màu trắng sọc vàng.[1]

Sau khi Grace đăng hình ảnh chiếc váy lên Facebook, bạn bè của cô cũng tranh cãi về màu của chiếc váy giữa xanh dương và đen với trắng và vàng.[2][3] Cuộc tranh luận đã trở nên nổi tiếng trong cộng đồng ở hòn đảo Colonsay trong một tuần.[4]

Vào ngày tổ chức đám cưới, Caitlin McNeil, bạn của cô dâu và chú rể, đã mặc chiếc váy để trình diễn trong ban nhạc tên Canach. Mặc dù chiếc váy ngoài đời thật "rõ ràng là màu xanh dương và đen", những nhạc công vẫn không ngừng tranh luận về bức ảnh và suýt quên lên sân khấu biểu diễn.[5] Vào ngày 26 tháng 2, McNeill đăng lại hình ảnh chiếc váy lên Tumblr, từ đó làm nổ ra những cuộc thảo luận lớn hơn trên không gian mạng.[6][7]

Phản ứng

Bùng nổ ban đầu

Theo tôi, điều thú vị nhất là nó lan truyền được xa. Nó đã đi từ một đám lông bông trên Twitter ở New York và ra đến quốc tế. Và bạn có thể thấy nó trong thông báo Twitter của tôi tại vì mọi người bắt đầu tranh cãi bằng, kiểu, tiếng Tây Ban Nha với Bồ Đào Nha, rồi đến tiếng Nhật với tiếng Trung với tiếng Ả Rập. Tôi khá là kinh ngạc khi thấy nó bay từ một cộng đồng nhỏ đến, kiểu, một hiện tượng quốc tế khổng lồ.

Cates Holderness[8]

Cates Holderness, chủ biên trang Tumblr của BuzzFeed ở New York, nhận được tin nhắn từ McNeill nhờ cô giải quyết tranh luận về màu của chiếc váy. Cô ban đầu không quan tâm nhiều về tin nhắn, nhưng khi kiểm tra lại bài đăng Tumblr cuối ngày làm việc, cô thấy bài đã nhận được gần 5.000 note, một con số lớn đối với Tumblr tại thời điểm đó. Tom Christ, giám đốc dữ liệu của Tumblr, cho biết trang đã nhận được cao nhất 14.000 lượt xem mỗi giây (8.000 lượt xem mỗi phút), vượt xa lượt tiếp cận thông thường. Sau một đêm, số lượng note của bài đã tăng gấp mười lần.[8]

Holderness đưa bức ảnh cho các thành viên khác trong đội ngũ truyền thông của BuzzFeed xem, và ngay lập tức họ bắt đầu tranh cãi về màu sắc của chiếc váy. Cô tạo một cuộc bỏ phiếu đơn giản trên Tumblr rồi rời công sở và bắt tàu điện về nhà. Ngay khi cô vừa bước ra khỏi tàu và kiểm tra điện thoại, nhiều người dùng Tumblr đã dồn dập gửi tin nhắn cho cô. Chiều hôm đó, trang của Holderness lập kỷ lục mới tại BuzzFeed cho số lượt xem nhiều nhất trong cùng một thời điểm, sau này tăng lên đỉnh điểm đến 673.000 lượt xem.[9][10]

Hình ảnh chiếc váy trở thành một meme Internet trên khắp các trang mạng xã hội trên thế giới. Trên Twitter, người dùng bắt đầu sử dụng hashtag "#whiteandgold", "#blueandblack#" và "#dressgate" để chia sẻ ý kiến cá nhân về màu sắc của chiếc váy và giả thuyết xoay quanh sự tranh cãi.[11] Số lượng tweet đề cập đến chiếc váy liên tục tăng qua đêm; lúc 23:36 (GMT), tại thời điểm số tweet về chiếc váy tăng đáng kể lần đầu tiên, đã có hơn 5.000 tweet sử dụng hashtag "#TheDress" được đăng tải mỗi phút, sau đó tăng vọt lên 11.000 tweet mỗi phút lúc 1:31 (GMT).[12] Hình ảnh chiếc váy cũng gây tranh cãi về sự quan tâm quá mức của internet cho một chiếc váy nhảm nhí; The Washington Post miêu tả cuộc tranh cãi là một "vụ lùm xùm chia rẽ cả hành tinh".[13][14][15] Một số bài báo châm biếm rằng chiếc váy có thể khiến nhiều người rơi vào khủng hoảng hiện sinh giữa thứ một người nhìn thấy và sự thật gây sốc, hoặc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với người thân.[16][17] Một số khác cố giải thích lý do tại sao mọi người tranh cãi ầm ĩ chỉ vì một vấn đề tầm phào.[18]

Nổi tiếng qua đêm

Vào buổi chiều lúc BuzzFeed đăng bài, Bevil Conway, một nhà khoa học thần kinh từ đại học Wellesley, đưa ra vài lời bình luận về hiện tượng chiếc váy cho phỏng vấn viên Adam Rogers thuộc tạp chí Wired. Trước khi họ kết thúc, Rogers cảnh báo ông rằng: "Ngày mai của ông sẽ không như bình thường đâu". Conway tưởng ông đang nói quá. Bài viết của Rogers sau đó nhận được 32,8 triệu người xem độc lập. Khi Conway thức dậy vào sáng hôm sau, hộp thư của ông nhiều email đến nỗi ông tưởng mình bị hack, nhưng Conway nhận ra đa số đều là lời mời phỏng vấn từ các công ty truyền thông đại chúng. Conway chia sẻ rằng: "Tôi phải phỏng vấn 10 lần và phải để đồng nghiệp của tôi đứng lớp hôm đó".

Những người nổi tiếng có nhiều người theo dõi trên Twitter bắt đầu đưa ra ý kiến riêng. Một tweet từ ca sĩ người Mỹ Taylor Swift nói rằng cô thấy chiếc váy có màu xanh dương và đen và chia sẻ rằng cô cảm thấy "bối rối và sợ hãi"; đoạn tweet sau đó được tweet lại hơn 110.000 lần và nhận được hơn 150.000 lượt thích. Jaden Smith, Frankie Muniz, Demi Lovato, Mindy KalingJustin Bieber thấy chiếc váy màu xanh và đen, còn Anna Kendrick, B. J. Novak, Katy Perry, Julianne MooreSarah Hyland thấy chiếc váy màu vàng và trắng. Kim Kardashian tweet rằng cô thấy chiếc váy màu vàng–trắng, còn chồng cô lúc đó Kanye West thấy màu xanh–đen. Lucy Hale, Phoebe TonkinKatie Nolan thấy nhiều màu khác nhau ở thời điểm khác nhau. Lady Gaga miêu tả chiếc váy có màu "dừa cạn và cát", còn David Duchovny nói nó màu mòng két. Những người nổi tiếng khác, bao gồm Ellen DeGeneresAriana Grande, đề cập đến chiếc váy nhưng không nói rõ nó có màu gì. Các chính trị gia, tổ chức chính phủ và tài khoản mạng xã hội của các nhãn hàng cũng đăng một số bài hài hước về chiếc váy. Sau 24 giờ, chiếc váy đã trở thành chủ đề của 4,4 triệu bài tweet.

Chiếc váy được thiết kế và sản xuất bởi công ty thời trang Roman Originals. Ở Vương quốc Anh, nơi hiện tượng mạng khởi nguồn, Ian Johnson, giám đốc sáng tạo của Roman Originals, đã biết đến cuộc tranh cãi về chiếc váy qua dòng tin tức trên Facebook vào buổi sáng. Ông chia sẻ: "Tôi đã thực sự choáng ngợp. Tôi đã cười lớn và bảo vợ tôi rằng tôi nên đi làm luôn". Dẫn chương trình Alex Jones đã mặc chiếc váy trong một tập của The One Show.

Chúng tôi đã thấy những câu chuyện khác lan truyền trên mạng, nhưng số lượng các công ty khác nhau cùng đề cập và thảo luận về [chiếc váy] không giống như những gì mà chúng tôi từng thấy. Tất cả mọi người từ QVC đến Warner Bros, đến các thư viện công cộng nhỏ đến hội Chữ thập Đỏ, đều đăng những đường link dẫn tới nó bằng tài khoản mạng xã hội. Sự đa dạng về những người chia sẻ câu chuyện kiểu đó gần như không bao giờ xảy ra ... và chắc chắn là chưa bao giờ ở mức độ cao đến đó. Ngay cả trong năm kể từ đó và với hàng triệu người cố tái tạo lại hiện tượng giống như vậy, vẫn không có gì có thể sánh bằng.

Brandon Silverman, CEO của công ty quản lý mạng xã hội CrowdTangle

Những doanh nghiệp không liên quan đến chiếc váy hay cả ngành công nghiệp may mặc cũng chú ý đến hiện tượng chiếc váy trên mạng xã hội. Adobe tweet lại một người dùng Twitter dùng ứng dụng của công ty để xác định màu của chiếc váy. Karen Do, quản lý cấp cao mạng xã hội của công ty, nhớ lại rằng: "Chúng tôi nhảy vào cuộc thảo luận và nghĩ, 'để coi ra sao' ". Jenna Bromberg, quản lý mạng của Pizza Hut, thấy chiếc váy có màu vàng và trắng và đăng một tweet viết rằng pizza của họ cũng có màu giống như vậy. Do gọi nó là "không khác gì một tweet mà cả thế giới đều nghe thấy".

Theo Ben Fischer thuộc New York Business Journal, độ quan tâm cho những bài BuzzFeed đầu tiên về chiếc váy có đồ thị tăng trưởng dốc thẳng đứng thay vì đi theo đường cong chuông như đa số các hiện tượng mạng. Điều này khiến công ty phải điều phối hai đội biên tập viên để viết thêm bài về chiếc váy nhằm thu hút doanh thu quảng cáo. Đến ngày 1 tháng 3, bài báo BuzzFeed đầu tiên về chiếc váy đã nhận được hơn 37 triệu lượt xem. Biên tập viên CNN Mel Robbins cho rằng chiếc váy là một hiện tượng mang những đặc điểm tích cực điển hình như "kính ngạc, tiếng cười và sự thích thú". Cô cũng so sánh nó với câu chuyện về đàn lạc đà trốn thoát khỏi một khu nghỉ dưỡng dành cho người hưu trí ở Arizona vào cùng ngày, cũng như với những lời chia buồn dành cho diễn viên Leonard Nimoy sau khi ông qua đời vào ngày hôm sau.

Màu sắc thật của chiếc váy

Chiếc váy được xác nhận là mẫu áo "Lace Bodycon Dress" màu xanh lam của công ty Roman Originals. Chiếc váy có màu xanh và đen; mặc dù mẫu váy có ba biến thể màu khác (đỏ, hồng và trắng ngà với sọc đen), công ty chưa sản xuất phiên bản vàng–trắng vào thời điểm đó. Một ngày sau khi McNeill đăng bài về chiếc váy, trang web của Roman Originals nhận được lượng truy cập tăng đột biến, và mẫu váy được bán hết chỉ trong vòng 30 phút. Ngày 28 tháng 2, Roman Originals thông báo sẽ sản xuất phiên bản màu vàng–trắng cho buổi đấu giá từ thiện của Comic Relief.

Ngày 3 tháng 3, gia đình Johnston, Bleasdale và McNeill xuất hiện trong vai khách mời trong chương trình The Ellen DeGeneres Show ở Mỹ. MC chương trình Ellen DeGeneres đã tặng cho họ đồ lót lấy cảm hứng từ chiếc váy kết hợp cả hai bộ màu. Mạnh thường quân của chương trình đã tặng cho gia đình Johnston 10.000 đô-la và một chuyến tuần trăng mậtGrenada để bù đắp cho hai vợ chồng phải kết thúc tuần trăng mật sớm để dự chương trình.

Đến ngày 1 tháng 3, hơn hai phần ba người dùng tham gia bỏ phiếu của BuzzFeed trả lời rằng chiếc váy có màu trắng và vàng. Một số người cho rằng chiếc váy tự đổi màu. Các kênh truyền thông giải thích rằng hình ảnh chiếc váy bị sáng thừa và cân bằng trắng kém, khiến cho màu sắc trong hình bị phai, dẫn đến việc nhiều người thấy chiếc váy có màu trắng và vàng.

Lý giải khoa học

Có hai cách để một người nhận biết màu sắc của chiếc váy trong hình ảnh:
  • xanh dương và đen trong ánh sáng vàng (trái) hoặc
  • trắng và vàng trong ánh sáng xanh (phải)

Nguyên nhân chiếc váy gây ra những nhận thức màu sắc trái chiều vẫn chưa có lời giải đáp thống nhất. Giá trị RGB trung bình của hai màu có thể thấy trong hình ảnh chiếc váy có tên gần nhất là "Goldenrod" (vàng Solidago – (218, 165, 32)) và "Light steel blue" (xanh thép nhạt – (176, 196, 222)), nhưng màu sắc của mỗi người nhìn thấy trong hình ảnh có thể khác nhau. Nhà khoa học thần kinh Bevil ConwayJay Neitz tin rằng điều này là do nhận thức màu sắc và khả năng thích ứng màu của con người. Conway cho rằng nó liên quan đến cách mà bộ não xử lý các sắc độ của ánh sáng ban ngày: "Hệ thống thị giác của bạn nhìn vào thứ này, và bạn đang cố gắng loại bỏ độ lệch màu của ánh sáng ban ngày ... người ta hoặc bỏ màu xanh dương, khi đó họ thấy màu trắng và vàng, hoặc bỏ màu vàng, vì vậy họ thấy màu xanh dương và đen". Neitz phát biểu:

Hệ thống thị giác của chúng ta được thiết kế để loại bỏ những thông tin về nguồn sáng và tập trung vào màu sắc phản xạ thực tế của vật thể ... nhưng tôi đã nghiên cứu về sự khác biệt của thị giác màu của mỗi người trong 30 năm, và đây là một trong những khác biệt lớn nhất mà tôi từng thấy.

Paul Knox từ Đại học Liverpool cũng đề ra những giả thuyết tương tự khi cho rằng cách bộ não xử lý màu sắc có thể bị ảnh hưởng bởi thiết bị xem ảnh hoặc kỳ vọng của người xem. Anya Hulbert cùng cộng tác viên cũng nghiên cứu vấn đề theo hướng nhận thức màu và cho rằng sự khác biệt về nhận thức của mỗi người là do sự khác biệt về cách ổn định màu sắc.

Nhà khoa học thần kinh và tâm lý học Pascal Wallisch phát biểu rằng mặc dù hiện tượng kích thích mơ hồ vốn đã được khoa học thị giác nghiên cứu nhiều năm, nhưng đây là lần đầu tiên một kích thích màu sắc thu hút sự chú ý của giới khoa học thông qua mạng xã hội. Sự khác biệt trong nhận thức được cho là do sự khác biệt về ánh sáng và chất liệu của vải, nhưng ông cũng lưu ý rằng kích thích này rất bất thường vì nhận thức của mọi người hầu như không thay đổi, nếu có thì cũng chỉ xảy ra sau một khoảng thời gian rất dài. Điều này rất hiếm đối với các kích thích ổn định đôi, vì vậy nhận thức qua học tập có thể đóng một vai trò quan trọng. Wallisch cũng nhấn mạnh rằng những thảo luận về bức ảnh này không hề tầm thường, vì nó vừa đáng quan tâm với khoa học, vừa là một ví dụ điển hình cho việc những người khác nhau có thể nhìn nhận thế giới theo những cách khác nhau. Daniel Hardiman-McCartney từ College of Optometrists nói rằng hình ảnh chiếc váy là mơ hồ, và đề xuất rằng ảo ảnh xảy ra là do có một nguồn sáng vàng mạnh chiếu vào chiếc váy, và con người nhận thức màu sắc của chiếc váy và nguồn sáng bằng cách so sánh nó với những vật thể và màu sắc khác trong bức ảnh. Nhà triết học Barry C. Smith so sánh hiện tượng này với ảo ảnh thỏ–vịt của Ludwig Wittgenstein; trong trường hợp này, người xem có thể dễ dàng thay đổi góc nhìn khác dễ dàng.

Journal of Vision, một tạp chí khoa học về nghiên cứu thị giác, thông báo vào tháng 3 năm 2015 rằng họ sẽ xuất bản một số đặc biệt với tiêu đề A Dress Rehearsal for Vision Science (Buổi thử đầm cho khoa học thị giác). Ba tháng sau hiện tượng chiếc váy, Current Biology đã xuất bản bài nghiên cứu khoa học quy mô lớn đầu tiên liên quan đến chiếc váy. Bài nghiên cứu có sự tham gia của 1.400 người, trong đó 57% thấy chiếc váy màu xanh dương và đen, 30% thấy trắng và vàng, 11% thấy xanh dương và nâu, và 2% thấy màu khác. Phụ nữ và người già có tỷ lệ thấy màu vàng–trắng cao hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy, khi nhìn chiếc váy dưới ánh sáng vàng nhân tạo, gần như tất cả người tham gia đều thấy màu xanh và đen, trong khi dưới ánh sáng xanh, họ thấy màu trắng và vàng. Một nghiên cứu khác của Pascal Wallisch trong tờ Journal of Vision cho thấy những người dậy sớm có xu hướng cho rằng chiếc váy được chiếu dưới ánh sáng tự nhiên và thấy màu trắng và vàng, còn những người thức khuya thấy màu xanh dương và đen.

Một nghiên cứu bởi Schlaffke et al. cho thấy đối với những người thấy chiếc váy màu vàng và trắng, phần thùy tránthùy đỉnh của bộ não hoạt động nhiều hơn. Những khu vực này có vai trò quan trọng cho các hoạt động nhận thức cấp cao trong nhận thức thị giác.

Di sản

"Chiếc váy" được liệt kê trong nhiều danh sách meme Internet nổi bật nhất năm 2015. Bleasdale và chồng cô Paul Jinks, người đã khơi mào và phát tán hiện tượng, sau này cảm thấy khó chịu và tiếc nuối vì "hoàn toàn bị bỏ ra khỏi câu chuyện". Điều này bao gồm việc họ không được kiểm soát mức độ lan truyền, không được công nhận việc phát hiện ra chiếc váy, và mất bản quyền thương mại của bức hình. Ở Nam Phi, tổ chức Cứu Thế Quân đã sử dụng hình ảnh chiếc váy trong một chiến dịch nâng cao nhận thức xã hội về bạo hành gia đình năm 2015 với khẩu hiệu: "Tại sao màu xanh dương và đen lại khó thấy đến vậy?".

Chú thích

  1. ^ Benedictus, Leo (22 tháng 12 năm 2015). “#Thedress: 'It's been quite stressful having to deal with it ... we had a falling-out'. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2019.
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên wp-insidestory
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên buzzfeed-blueandblack
  4. ^ “Ellen DeGeneres Settles the Great Dress Debate Once and For All!”. Entertainment Tonight. 3 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên buzzfeed-blueandblack2
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên wp-insidestory2
  7. ^ “The Dress Is Blue And Black, Says The Girl Who Saw It in Person”. BuzzFeed. 27 tháng 2 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  8. ^ a b Warzel, Charlie (26 tháng 2 năm 2016). “2/26: The Oral History”. BuzzFeed. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2016.
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên BuzzFeed anniversary oral history post2
  10. ^ “#TheDress couple: 'we were completely left out from the story'. BBC News. 1 tháng 1 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2016.
  11. ^ Klassen, Anna (26 tháng 2 năm 2015). “What Colors Are This Dress? White & Gold or Black & Blue? The Internet Is Going Insane Trying To Find Out – PHOTO”. Bustle. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  12. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên BuzzFeed anniversary oral history post3
  13. ^ “The inside story of the 'white dress, blue dress' drama that divided a planet”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  14. ^ “Color Bind: This Dress is White and Gold, Right?”. Boston Globe. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  15. ^ “The Official Live Blog: Is This Dress Blue and Black or White and Gold?”. Slate. 27 tháng 2 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  16. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên wp-insidestory4
  17. ^ King, Kirsten (26 tháng 2 năm 2015). “This Dress Is Ruining People's Lives”. BuzzFeed. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2015.
  18. ^ “Why do we care about the colour of the dress?”. The Guardian. 27 tháng 2 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2015.