Tiếng Bangime
Tiếng Bangime | |
---|---|
Bàŋgɛ́rí-mɛ̀ | |
Khu vực | Vách đá Dogon, Mali |
Tổng số người nói | 2.000 (2005) |
Phân loại | Ngôn ngữ tách biệt |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | dba |
Glottolog | bang1363 [1] |
Vị trí vùng nói tiếng Bangime, cạnh các ngôn ngữ Dogon | |
ELP | Bangime |
Tiếng Bangime (Bàŋɡí–mɛ̀ hay Bàŋgɛ́rí-mɛ̀[2]) là một ngôn ngữ tách biệt được nói ở 7 ngôi làng tại Nam Mali bởi chừng 2.000 người, những người tự gọi mình là bàŋɡá–ndɛ̀ ("người lẩn trốn"). Dù từ lâu đã được xác định là rất khác biệt với các ngôn ngữ Dogon lân cận, tiếng Bangime được đề xuất là một ngôn ngữ tách biệt lần đầu bởi Blench năm 2005. Những nghiên cứu từ đó đã cũng cố nhận định rằng ngôn ngữ này không liên quan đến các ngôn ngữ xung quanh.
Roger Blench viết,
- Ngôn ngữ này có một vài gốc từ Niger–Congo, nhưng về từ vựng vẫn rất sai khác với những ngôn ngữ khác miền Tây Phi. Có thể đoán rằng đây là đại diện cuối cùng của những ngôn ngữ từng được nói trước sự lan rộng của các ngôn ngữ Dogon,
(có lẽ 3.000–4.000 năm trước).
Tiếng Bangime mang đặc điểm của một phản ngôn ngữ, tức ngôn ngữ nhằm tránh việc người ngoài hiểu được lời nói của mình.[3]
Blench (2015) đề xuất rằng cả tiếng Bagime và nhóm ngôn ngữ Dogon đều có một lớp nền từ một nhánh ngôn ngữ Nin-Sahara tuyệt chủng mà ông tạm gọi là "Plateau" (Cao nguyên).[4]
Phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Bangime là ngôn ngữ của bảy ngôi làng nằm ở phía đông Karge, gần Bandiagara, vùng Mopti, Mali (Blench 2007). Các ngôi làng là:
- Bara (IPA: [bara])
- Bounou (IPA: [bunu])
- Niana (IPA: [ɲana])
- Die'ni (IPA: [jene])
- Digari (IPA: [diɡarɔ])
- Doro (IPA: [dɔrɔ])
- Due (IPA: [ʔjeni])
Hình thái học
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Bangime là một ngôn ngữ đơn lập. Hai phụ tố duy nhất là một hậu tố số nhiều và một hậu tố giảm nhẹ (diminutive).
Ngữ âm
[sửa | sửa mã nguồn]Nguyên âm
[sửa | sửa mã nguồn]Các nguyên âm trong tiếng Bagime là /i ɪ e ɛ a ɔ o ʊ u/. Nguyên âm phân biệt về chiều dài và có thể mũi hóa.
Phụ âm
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Bagime có những phụ âm sau:
m | n | ɲ | ŋ |
p | t | k | |
b | d | ɡ | |
s | ɕ | ||
l | j ɥ | w |
/b/ và /ɡ/ có thể trở thành lần lượt [ʋ] và [ɣ], tùy vào nguyên âm trước nó.
/s/ trở thành [ʃ] trước nguyên âm phi mở, /t/ và /j/ trở thành lần lượt [tʃ] và [ʒ] trước nguyên âm trước đóng. /j/ biến thành [dʒ] sau âm mũi.
Thanh điệu
[sửa | sửa mã nguồn]Có ba thanh ở mora (âm tiết ngắn): cao, thấp và lên cao. Thêm nữa, âm tiết dài còn có thêm thanh xuống thấp. Và cũng có âm tiết mà không có thanh nào.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Bangime”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Cụm "nguyên âm + r" thường bị lược đi. Ngôn ngữ này cũng có tên là Numadaw.
- ^ Bradley, Matthew Timothy (ngày 31 tháng 5 năm 2014). “The 'secret ones': tales from Mali's anti-language”. New Scientist. 222 (2971): 42–45. doi:10.1016/S0262-4079(14)61070-8.
- ^ Blench, Roger. 2015. Was there a now-vanished branch of Nilo-Saharan on the Dogon Plateau? Evidence from substrate vocabulary in Bangime and Dogon.
Tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Blench, Robert, Bangime description and word list (2005)(2007)
- Hantgan & Vydrin, "Bangime, Justification as a Language Isolate" Lưu trữ 2012-03-16 tại Wayback Machine, presented at the Language Isolates in Africa workshop, Lyons, ngày 4 tháng 12 năm 2010
- Hantgan, Abbie, A Grammar of Bangime Lưu trữ 2020-06-18 tại Wayback Machine (draft, 2010)
- Hantgan, Abbie (tháng 7 năm 2013). Aspects of Bangime phonology, morphology, and morphosyntax (Luận văn). Indiana University. OCLC 893980514.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Bangime Lưu trữ 2018-03-17 tại Wayback Machine tại dự án tiếng Bangime và nhóm ngôn ngữ Dogon