Bước tới nội dung

Truyền máu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do InternetArchiveBot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 06:36, ngày 18 tháng 4 năm 2024 (Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.9.5). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Truyền máu
Phương pháp can thiệp
Túi nhựa 0.5–0.7 liters chứa hồng cầu trong dung dịch citrate, phosphat, glucose, và Adenine (CPDA)
ICD-9-CM99.0
MeSHD001803
OPS-301 code:8-80
MedlinePlus000431

Truyền máu là quá trình nhận máu hoặc các sản phẩm máu vào hệ tuần hoàn theo đường tĩnh mạch. Truyền máu được sử dụng cho các điều kiện y tế khác nhau để thay thế các thành phần bị mất của máu. Truyền máu thời đầu sử dụng toàn bộ máu, nhưng thực hành y học hiện đại thường chỉ truyền các thành phần của máu, chẳng hạn như hồng cầu, bạch cầu, huyết tương, các thành phần chống đông, và tiểu cầu.

Ứng dụng y học

[sửa | sửa mã nguồn]
Bệnh nhân được truyền máu qua ống thông dò.
Máu bịch máu trong quá trình trình truyền máu.

Về mặt lịch sử, truyền hồng cầu được xem xét khi mức  hemoglobin giảm xuống dưới 100 g/L hoặc hematocrit giảm xuống dưới 30%.[1][2] Bởi vì mỗi đơn vị máu mang theo rủi ro, mức độ kích hoạt thấp hơn 70-80 g/L hiện nay thường được sử dụng vì nó đã được chứng minh là bệnh nhân có kết quả tốt hơn.[3][4] Việc sử dụng một đơn vị máu là tiêu chuẩn cho những người ở trong bệnh viện mà đang không bị chảy máu, sau đó điều trị tiếp theo với việc đánh giá lại và xem xét các triệu chứng và nồng độ hemoglobin[3]. Bệnh nhân có độ bão hòa oxy kém sẽ cần nhiều máu hơn. Lời khuyên về tư vấn là sử dụng truyền máu với tình trạng thiếu máu trầm trọng hơn là một phần do chứng cứ cho thấy kết quả sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu truyền máu dư thừa.[5] Người ta có thể xem xét truyền máu cho những người có triệu chứng bệnh tim mạch như đau ngực hoặc hụt hơi[2]. Trong trường hợp bệnh nhân có nồng độ hemoglobin thấp nhưng ổn định về tim mạch, lựa chọn bổ sung sắt là một lựa chọn ưu tiên dựa trên cả hiệu quả và tính an toàn.[6] Các sản phẩm máu khác được truyền trong những điều kiện thích hợp, chẳng hạn như thiếu chất đông máu.

Phương pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi truyền máu, có rất nhiều biện pháp được thực hiện để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm máu, tính tương thích và an toàn cho người nhận. Năm 2012, chính sách về huyết thanh quốc gia đã được áp dụng ở 70% các quốc gia và 62% các quốc gia có luật pháp cụ thể bao gồm sự an toàn và chất lượng truyền máu.[7]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu với những thí nghiệm của William Harvey về lưu thông máu, nghiên cứu truyền máu bắt đầu vào thế kỷ 17, với những thí nghiệm thành công trong truyền máu giữa các động vật. Tuy nhiên, những nỗ lực liên tiếp của bác sĩ để truyền máu động vật sang người đã cho kết quả khác nhau, thường gây tử vong.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tucker, Holly (2012). Blood Work: A Tale of Medicine and Murder in the Scientific Revolution. W. W. Norton & Company. ISBN 978-0393342239.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Adams RC, Lundy JS (1942). “Anesthesia in cases of poor surgical risk. Some suggestions for decreasing risk”. Surg Gynecol Obstet. 74: 1011–1019.
  2. ^ a b Carson JL, Grossman BJ, Kleinman S, Tinmouth AT, Marques MB, Fung MK, Holcomb JB, Illoh O, Kaplan LJ, Katz LM, Rao SV, Roback JD, Shander A, Tobian AA, Weinstein R, Swinton M, Djulbegovic B (26 tháng 3 năm 2012). Clinical Transfusion Medicine Committee of the, AABB. “Red Blood Cell Transfusion: A Clinical Practice Guideline From the AABB”. Annals of Internal Medicine. 157: 49–58. doi:10.7326/0003-4819-157-1-201206190-00429. PMID 22751760.
  3. ^ a b American Association of Blood Banks (ngày 24 tháng 4 năm 2014), “Five Things Physicians and Patients Should Question”, Choosing Wisely: an initiative of the ABIM Foundation, American Association of Blood Banks, truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2014
  4. ^ Carson, Jeffrey L.; Stanworth, Simon J.; Roubinian, Nareg; Fergusson, Dean A.; Triulzi, Darrell; Doree, Carolyn; Hebert, Paul C. (ngày 12 tháng 10 năm 2016). “Transfusion thresholds and other strategies for guiding allogeneic red blood cell transfusion”. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 10: CD002042. doi:10.1002/14651858.CD002042.pub4. ISSN 1469-493X. PMID 27731885.
  5. ^ Villanueva, C; Colomo, A; Bosch, A; Concepción, M; Hernandez-Gea, V; Aracil, C; Graupera, I; Poca, M; Alvarez-Urturi, C; Gordillo, J; Guarner-Argente, C; Santaló, M; Muñiz, E; Guarner, C (2013). “Transfusion strategies for acute upper gastrointestinal bleeding”. The New England Journal of Medicine. 368 (1): 11–21. doi:10.1056/NEJMoa1211801. PMID 23281973.
  6. ^ Gasche, C; Berstad, A; Befrits, R; Beglinger, C; Dignass, A; Erichsen, K; Gomollon, F; Hjortswang, H; Koutroubakis, I; Kulnigg, S; Oldenburg, B; Rampton, D; Schroeder, O; Stein, J; Travis, S; Van Assche, G (2007). “Guidelines on the diagnosis and management of iron deficiency and anemia in inflammatory bowel diseases” (PDF). Inflammatory bowel diseases. 13 (12): 1545–53. doi:10.1002/ibd.20285. PMID 17985376.
  7. ^ “Blood safety and availability”. World Health Organisation. tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]