3 Juno
Khám phá | |
---|---|
Khám phá bởi | Karl Ludwig Harding |
Ngày phát hiện | 1 tháng 9 năm 1804 |
Tên định danh | |
(3) Juno | |
Phiên âm | /ˈdʒuːnoʊ/[1] |
Đặt tên theo | Juno (tiếng Latinh: Iūno) |
A804 RA | |
Vành đai chính (cụm Juno) | |
Tính từ | Junonian /dʒuːˈnoʊniən/[2] |
Đặc trưng quỹ đạo[3] | |
Kỷ nguyên 9 tháng 12 năm 2014 JD 2.457.000,5 | |
Điểm viễn nhật | 3,352 93 AU |
Điểm cận nhật | 1,988 47 AU |
2,670 70 AU | |
Độ lệch tâm | 0,255 45 |
4,364 63 năm | |
Tốc độ vũ trụ cấp 1 trung bình | 17,93 km/s |
33077° | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 12,9817° |
169,8712° | |
248,4100° | |
Các tham số quỹ đạo chuẩn[4] | |
Bán trục lớn chuẩn | 2,669 3661 AU |
Quỹ đạo lệch tâm chuẩn | 0,233 5060 |
Độ nghiêng quỹ đạo chuẩn | 13,251 5192° |
Chuyển động trung bình chuẩn | 82.528181 độ / năm |
Chu kỳ quỹ đạo chuẩn | 0 năm (0,002 ngày) |
43,635 655 giây góc / năm | |
−61,222 138 giây góc / năm | |
Đặc trưng vật lý | |
Kích thước | c/a = 0,78±0,02[5] (320×267×200)±6 km[6] |
Đường kính trung bình | 254±2 km[5] 246,6±10,6 km[3] |
Khối lượng | (27±2,4)×1018 kg[5] (28,6±4,6)×1018 kg[a][7] |
Mật độ trung bình | 3,15±0,28 g/cm3[5] 3,20±0,56 g/cm3[7] |
0,12 m/s2 | |
Tốc độ vũ trụ cấp 2 xích đạo | 0,18 km/s |
7,21 giờ[3] (0,3004 ngày)[8] | |
Vận tốc quay tại xích đạo | 31,75 m/s[9] |
0,202 [5] 0,238[3][10] | |
Nhiệt độ | ~163 K cực đại: 301 K (+28°C)[11] |
S[3][12] | |
7,4 [13][14] đến 11,55 | |
5,33[3][10] | |
0,30" đến 0,07" | |
Juno /ˈdʒuːnoʊ/ (định danh hành tinh vi hình: 3 Juno)là một tiểu hành tinh ở vành đai tiểu hành tinh. Juno là tiểu hành tinh thứ ba được phát hiện năm 1804 bởi nhà thiên văn học người Đức Karl Ludwig Harding. Nó là tiểu hành tinh lớn thứ 11 và là một trong hai tiểu hành tinh lớn nhất (trong các tiểu hành tinh loại S) cùng với 15 Eunomia. Nó được ước tính chiếm 1% tổng khối lượng vành đai tiểu hành tinh.[15]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Khám phá
[sửa | sửa mã nguồn]Juno được khám phá ra vào ngày 1 tháng 9 năm 1804 bởi Karl Ludwig Harding.[3] Nó là tiểu hành tinh thứ ba được tìm thấy nhưng ban đầu được xem là một hành tinh; nhưng được phân loại lại thành tiểu hành tinh và hành tinh vi hình năm 1850.[16]
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Tiểu hành tinh này được đặt theo tên nhân vật thần thoại Juno, nữ thần La Mã tối cao. Dạng tính từ là Junonian (jūnōnius).
Với các ngoại lệ, "Juno" là tên quốc tế, nhưng vẫn có thể viết theo ngôn ngữ địa phương như Giunone trong tiếng Ý, tiếng Pháp là Junon, hay tiếng Nga là Yunona,.v.v.[b] Biểu tượng tiểu hành tinh của Juno là ③. Một số biểu tượng cũ vẫn thỉnh thoảng xuất hiện, như ⚵ ().
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Juno là một tiểu hành tinh khá lớn, có lẽ chiếm một phần mười kích thước và khoảng 1% tổng khối lượng vành đai tiểu hành tinh.[17] Đây là tiểu hành tinh kiểu S lớn thứ hai sau 15 Eunomia.[6] Dù vậy, Juno chỉ bằng 3% khối lượng Ceres.[6]
Quỹ đạo của Juno là 4,36578 năm.[18]
Trong số các tiểu hành tinh kiểu S, Juno phản chiếu ánh sáng bất thường, có thể là một dấu hiệu của các đặc tính bề mặt khác biệt. Trung bình albedo cao giải thích mức độ cấp sao biểu kiến tương đối cao của một vật thể nhỏ trong vành đai tiểu hành tinh như Juno. Juno có thể có cấp sao biểu kiến đạt +7,5, ở phần nhìn thấy được, sáng hơn cả Sao Hải Vương hoặc Titan, và cung là lý do nó được phát hiện trước các tiểu hành tinh lớn hơn Hygiea, Europa, Davida, Interamnia. Tuy nhiên, khi xung đối, đô sáng của nó chỉ ở mức +8,7[19]—chỉ có thể nhìn thấy bằng ống nhòm - và ở độ giãn dài nhỏ hơn kính viễn vọng 3 inch (76 mm).[20] Nó là tiểu hành tinh chính trong cụm Juno.
1 | Sao Thủy |
2 | Sao Kim |
3 | Trái Đất |
4 | Sao Hỏa |
5 | Vesta |
6 | Juno |
7 | Ceres |
8 | Pallas |
9 | Sao Mộc |
10 | Sao Thổ |
11 | Sao Thiên Vương |
Juno ban đầu được xem là một hành tinh, giống với 1 Ceres, 2 Pallas và 4 Vesta.[21] Năm 1811, Johann Hieronymus Schröter ước tính đường kính của Juno lên tới 2290 km.[21] Về sau, cả bốn đã được phân loại lại thành tiểu hành tinh sau khi các tiêu hành tinh khác được phát hiện ra. Kích thước nhỏ và hình dạng bất thường đã khiến cho Juno không được xem là hành tinh lùn.
Juno có khoảng cách gần Mặt Trời hơn so với Ceres hay Pallas. Quỹ đạo của nó nghiêng vừa phải khoảng 12° theo hình elip, nhưng có độ lệch tâm lớn, lớn hơn so với Sao Diêm Vương. Độ lệch tâm này làm cho Juno gần Mặt Trời hon ở điểm cận nhật so với Vesta và ngược lại ở điểm viễn nhật so với Pallas. Juno có quỹ đạo kỳ dị nhất trong các vật thể đã biết cho đến khi 33 Polyhymnia được phát hiện năm 1854, cũng như trong các tiểu hành tinh hơn 200 km chỉ có 324 Bamberga có quỹ đạo kỳ dị hơn.[22]
Juno chuyển động nghịch hành với độ nghiêng trục khoảng 50°.[23] Nhiệt độ tối đa trên bề mặt trực tiếp đối mặt với Mặt Trời được đo khoảng 295 K vào ngày 2 tháng 10 năm 2001. Juno ở điểm viễn nhật khi đo nhiệt độ trên, nhiệt độ tối đa được ước tính là 301 K (+28 °C) tại điểm cận nhật.[11]
Nghiên cứu quang phổ cho thấy bề mặt Juno có thể chứa chondrit, một loại vẫn thạch phổ biến gồm các silicat chứa sắt như olivin và pyroxene.[24] Hình ảnh hồng ngoại tiết lộ Juno có một miệng núi lửa rộng khoảng 100 km, là kết quả của một tác động địa chất trẻ.[25][26]
Quan sát
[sửa | sửa mã nguồn]Juno là tiểu hành tinh đầu tiên dược quan sát khi bị che khuất. Nó đã đi qua một ngôi sao lờ mờ (SAO 112328) vào ngày 19 tháng 2 năm 1958. Kể từ đó, một số lần che khuất của Juno đã được nhìn thấy, như lần che khuất của SAO 115946 vào ngày 11 tháng 12 năm 1979, được quan sát bởi 18 đài thiên văn.[27] Juno đã di qua PPMX 9823370 vào ngày 29 tháng 7 năm 2013,[28] và 2UCAC 30446947 vào ngày 30 tháng 7 năm 2013.[29]
Tín hiệu vô tuyến của các tàu vũ trụ trong quỹ đạo Sao Hỏa được sử dụng để ước tính khối lượng của Juno từ những nhiễu loạn nhỏ gây ra bởi Juno khi chuyển động quanh Sao Hỏa.[30] Quỹ đạo của Juno dường như đã thay đổi đôi chút vào năm 1839, rất có thể là do sự nhiễu loạn từ một tiểu hành tinh đi qua chưa xác định.[31]
Năm 1996, hình ảnh Juno được chụp bởi Kính Thiên văn Hooker tại Đài Quan sát Núi Wilson ở các bước sóng nhìn thấy được và gần-IR, sử dụng quang học thích ứng. Các hình ảnh trong thời gian gần đây cho thấy nó có hình dạng bất thường và bề mặt tối, được hiểu là có sự tác động mới.[26]
Juno được nhìn thấy bởi bốn bước sóng với một miệng núi lửa lớn ở phần tối. (Kính thiên văn Hooker, 2003) |
Juno di chuyển qua các ngôi sao. |
Juno trong khoảng thời gian xung đối năm 2009. |
Video về Juno của ALMA |
Xung đối
[sửa | sửa mã nguồn]Juno đạt khoảng cách xung đối với Mặt Trời trong 15,5 tháng hoặc hơn, với khoảng cách tối thiểu của nó thay đổi rất nhiều tùy thuộc nó có nằm ở điểm cận nhật hoặc viễn nhật hay không. Các chuỗi xung đối diễn ra với chu kỳ 13 năm một lần. Sự xung đối gần đây nhất là vào ngày 1 tháng 12 năm 2005, ở khoảng cách 1,063 AU, cường độ 7,55, và lần tiếp theo sẽ là ngày 17 tháng 11 năm 2018, với khoảng cách tối thiểu là 1,036 AU, cường độ 7,45.[32][33] Lần xung đối sau đó sẽ diễn ra vào ngày 30 tháng 10 năm 2031, ở khoảng cách 1,044 AU, cường độ 7,42.
-
1 tháng 12 năm 2005
-
16 tháng 11 năm 2018
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ 1.44 ± 0.23) × 10−11 M☉
- ^ Trong một ngoại lệ là tiếng Hy Lạp, nó sẽ được dịch ra chữ Hy Lạp tương đương như: Hera (3 Ήρα), hay trường hợp của 1 Ceres và 4 Vesta; và trong tiếng Trung Quốc, nó được gọi là 婚神星 (hūnshénxīng), nhưng không sử dụng "Juno", mà người Trung Quốc gọi là 朱諾 (zhūnuò).
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Juno”. Dictionary.com Chưa rút gọn. Random House.
- ^ “Junonian”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.)
- ^ a b c d e f g “JPL Small-Body Database Browser: 3 Juno” (2013-06-01 last obs). Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2014.
- ^ “AstDyS-2 Juno Synthetic Proper Orbital Elements”. Khoa Toán học, Đại học Pisa, Ý. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2011.
- ^ a b c d e P. Vernazza et al. (2021) VLT/SPHERE imaging survey of the largest main-belt asteroids: Final results and synthesis. Astronomy & Astrophysics 54, A56
- ^ a b c Baer, Jim (2008). “Recent Asteroid Mass Determinations”. Personal Website. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2008.
- ^ a b James Baer, Steven Chesley & Robert Matson (2011) "Astrometric masses of 26 asteroids and observations on asteroid porosity." The Astronomical Journal, Volume 141, Number 5
- ^ Harris, A. W.; Warner, B. D.; Pravec, P. biên tập (2006). “Asteroid Lightcurve Derived Data. EAR-A-5-DDR-DERIVED-LIGHTCURVE-V8.0”. Hệ thống dữ liệu hành tinh NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2007.
- ^ Tính toán dựa trên các thông số đã biết
- ^ a b Davis, D. R.; Neese, C. biên tập (2002). “Asteroid Albedos. EAR-A-5-DDR-ALBEDOS-V1.1”. Hệ thống dữ liệu hành tinh NASA. Bản gốc lưu trữ 17 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2007.
- ^ a b Lim, Lucy F.; McConnochie, Timothy H.; Bell, James F.; Hayward, Thomas L. (2005). “Thermal infrared (8–13 µm) spectra of 29 asteroids: the Cornell Mid-Infrared Asteroid Spectroscopy (MIDAS) Survey”. Icarus. 173 (2): 385–408. Bibcode:2005Icar..173..385L. doi:10.1016/j.icarus.2004.08.005.
- ^ Neese, C. biên tập (2005). “Asteroid Taxonomy.EAR-A-5-DDR-TAXONOMY-V5.0”. Hệ thống dữ liệu hành tinh NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2013.
- ^ “AstDys (3) Juno Ephemerides”. Khoa Toán học, Đại học Pisa, Ý. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Bright Minor Planets 2005”. Trung tâm tiểu hành tinh. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2008.
- ^ Pitjeva, E. V. (2005). “High-Precision Ephemerides of Planets—EPM and Determination of Some Astronomical Constants” (PDF). Solar System Research. 39 (3): 184. Bibcode:2005SoSyR..39..176P. doi:10.1007/s11208-005-0033-2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2008.
- ^ Hilton, James L. “When did the asteroids become minor planets?”. U.S. Naval Observatory. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2008.
- ^ Pitjeva, E. V.; Precise determination of the motion of planets and some astronomical constants from modern observations, in Kurtz, D. W. (Ed.), Proceedings of IAU Colloquium No. 196: Transits of Venus: New Views of the Solar System and Galaxy, 2004
- ^ “Comets Asteroids”. Find The Data.org. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2014.
- ^ Odeh, Moh'd. “The Brightest Asteroids”. The Jordanian Astronomical Society. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2008.
- ^ “What Can I See Through My Scope?”. Ballauer Observatory. 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2008. (đã lưu trữ)
- ^ a b Hilton, James L (ngày 16 tháng 11 năm 2007). “When did asteroids become minor planets?”. U.S. Naval Observatory. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2008.
- ^ “MBA Eccentricity Screen Capture”. JPL Small-Body Database Search Engine. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2008.
- ^ Cực Bắc có hệ tọa độ hoàng đạo (β, λ) = (27°, 103°) không chắc chắn trong khoảng 10°. Kaasalainen, M.; Torppa, J.; Piironen, J. (2002). “Models of Twenty Asteroids from Photometric Data” (PDF). Icarus. 159 (2): 369–395. Bibcode:2002Icar..159..369K. doi:10.1006/icar.2002.6907. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2018.
- ^ Gaffey, Michael J.; Burbine, Thomas H.; Piatek, Jennifer L.; Reed, Kevin L.; Chaky, Damon A.; Bell, Jeffrey F.; Brown, R. H. (1993). “Mineralogical variations within the S-type asteroid class”. Icarus. 106 (2): 573. Bibcode:1993Icar..106..573G. doi:10.1006/icar.1993.1194.
- ^ “Asteroid Juno Has A Bite Out Of It”. Harvard-Smithsonian Center for Astrophysics. 6 tháng 8 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2007.
- ^ a b Baliunas, Sallie; Donahue, Robert; Rampino, Michael R.; Gaffey, Michael J.; Shelton, J. Christopher; Mohanty, Subhanjoy (2003). “Multispectral analysis of asteroid 3 Juno taken with the 100-inch telescope at Mount Wilson Observatory” (PDF). Icarus. 163 (1): 135–141. Bibcode:2003Icar..163..135B. doi:10.1016/S0019-1035(03)00049-6.
- ^ Millis, R. L.; Wasserman, L. H.; Bowell, E.; Franz, O. G.; White, N. M.; Lockwood, G. W.; Nye, R.; Bertram, R.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 1981). “The diameter of Juno from its occultation of AG+0°1022”. Astronomical Journal. 86: 306–313. Bibcode:1981AJ.....86..306M. doi:10.1086/112889.
- ^ Asteroid Occultation Updates – Jul 29, 2013
- ^ Asteroid Occultation Updates – Jul 30, 2013.
- ^ Pitjeva, E. V. (2004). Estimations of masses of the largest asteroids and the main asteroid belt from ranging to planets, Mars orbiters and landers. tr. 2014. Bibcode:2004cosp...35.2014P.
- ^ Hilton, James L. (tháng 2 năm 1999). “US Naval Observatory Ephemerides of the Largest Asteroids”. Astronomical Journal. 117 (2): 1077–1086. Bibcode:1999AJ....117.1077H. doi:10.1086/300728. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2012.
- ^ The Astronomical Amanac cho năm 2018, G14
- ^ Asteroid 3 Juno at opposition Lưu trữ 2017-12-01 tại Wayback Machine 16 tháng 11 năm 2018 lúc 11:31 UTC
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về 3 Juno. |
- JPL Ephemeris
- Well resolved images from four angles taken at Mount Wilson observatory
- Shape model deduced from light curve Lưu trữ 2008-02-16 tại Wayback Machine
- Asteroid Juno Grabs the Spotlight
- “Elements and Ephemeris for (3) Juno”. Minor Planet Center. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2015. (displays Elong from Sun and V mag for 2011)
- 3 Juno tại Cơ sở dữ liệu vật thể nhỏ JPL