Bước tới nội dung

Astacidea

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Astacidea
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Crustacea
Lớp (class)Malacostraca
Bộ (ordo)Decapoda
Phân thứ bộ (infraordo)Astacidea
Latreille, 1802
Các liên họ

Astacidea là một nhóm các động vật giáp xác mười chân bao gồm tôm hùm càng, tôm hùm đất cùng các họ hàng gần của chúng.

Astacidea được phân biệt với phần lớn các loài giáp xác mười chân khác ở chỗ chúng có càng (chân càng) trên 3 đôi chân bò đầu tiên, với cặp chân càng thứ nhất to lớn hơn nhiều so với 2 cặp chân càng còn lại.[1] Hai đôi chân bò còn lại là chân đơn (không càng), ngoại trừ ở Thaumastocheles, trong đó cặp chân bò thứ năm có thể có "chân kìm nhỏ".[2]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên của phân thứ bộ Astacidea được tìm thấy trên khắp thế giới – cả trong các đại dương và trong các vùng nước ngọt – ngoại trừ châu Phi đại lục và một số nơi ở châu Á.[3]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân thứ bộ Astacidea bao gồm 5 liên họ, trong đó hai liên họ tôm hùm đất (AstacoideaParastacoidea), một liên họ tôm hùm càng thật sự (Nephropoidea), một liên họ tôm hùm đá ngầm (Enoplometopoidea với chi duy nhất là Enoplometopus), và một số các đơn vị phân loại hóa thạch.[4] Tại thời điểm năm 2009, người ta công nhận 782 loài, trong đó trên 400 loài thuộc họ Cambaridae.[4] Các thành viên của phân thứ bộ Glypheidea (chứa một loạt các hóa thạch và 2 loài còn sinh tồn là Neoglyphea inopinataLaurentaeglyphea neocaledonica) trước đây cũng được gộp trong phân thứ bộ này.[1]

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi phân thứ bộ Astacidea dưới đây dựa theo Stern và ctv. (2017),[5] Cradall & Grave (2017)[6]

 Astacidea 

Enoplometopidae

Nephropidae

Parastacidae

 Astacoidea 

Cambaroididae

Astacidae

Cambaridae

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Gary Poore (2004). “Astacidea – scampi & crayfish”. Marine Decapod Crustacea of Southern Australia: a Guide to Identification. CSIRO Publishing. tr. 159–167. ISBN 9780643099258.
  2. ^ Lipke Holthuis (1991). “Infraorder Astacidea Latreille, 1802”. FAO species catalogue Vol. 13: Marine Lobsters of the World (PDF). Roma, Italia: FAO. tr. 19–86. ISBN 92-5-103027-8.
  3. ^ J. K. Lowry (ngày 2 tháng 10 năm 1999). “Astacidea (Decapoda, Eucarida, Malacostraca)”. Crustacea, the Higher Taxa. Australian Museum. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2019.
  4. ^ a b Sammy De Grave; N. Dean Pentcheff; Shane T. Ahyong; và đồng nghiệp (2009). “A classification of living and fossil genera of decapod crustaceans” (PDF). Raffles Bulletin of Zoology. Suppl. 21: 1–109. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2019.
  5. ^ a b David B. Stern, Jesse Breinholt, Carlos Pedraza‐Lara, Marilú López‐Mejía, Christopher L. Owen, Heather Bracken‐Grissom, James W. Fetzner Jr., Keith A. Crandall. 2017 Phylogenetic evidence from freshwater crayfishes that cave adaptation is not an evolutionary dead‐end. Evolution 71(10): 2522-2532. doi:10.1111/evo.13326
  6. ^ a b Keith A Cradall & Sammy De Grave, 2017. An updated classification of the freshwater crayfishes (Decapoda: Astacidea) of the world, with a complete species list. Journal of Crustacean Biology 37(5): 615-653. doi:10.1093/jcbiol/rux070