Bảo quản thực phẩm
Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lý thức ăn nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm việc thức ăn bị hư hỏng (giảm chất lượng và giá trị dinh dưỡng hoặc không thể ăn được), nhờ đó thực phẩm giữ được lâu hơn.
Phương pháp bảo quản thường liên quan đến việc ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm men, nấm mốc,...(mặc dù đôi khi người ta đưa vào thực phẩm các loại vi khuẩn và nấm lành tính để bảo quản) cũng như làm chậm quá trình oxy hóa của chất béo để tránh ôi thiu. Bảo quản thực phẩm còn bao gồm các quá trình kiềm chế sự suy giảm thẩm mỹ của thức ăn, ví dụ phản ứng hóa nâu bởi enzyme ở quả táo sau khi cắt, xảy ra trong khâu chuẩn bị thực phẩm.
Các kỹ thuật truyền thống
[sửa | sửa mã nguồn]Phơi khô
[sửa | sửa mã nguồn]Phơi khô là một trong những phương pháp bảo quản thực phẩm cổ xưa nhất[1]. Nó làm giảm hoạt độ nước đủ để ngăn chặn hoặc trì hoãn sự phát triển của vi khuẩn.
Làm lạnh
[sửa | sửa mã nguồn]Làm lạnh giúp bảo quản thức ăn bằng cách làm chậm sự phát triển và sinh sôi của vi sinh vật cũng như các phản ứng của enzym gây thối rữa thực phẩm.
Đông lạnh là phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách hạ nhiệt độ nhằm biến nước trong thực phẩm thành đá do đó làm ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật dẫn đến sự phân hủy của thực phẩm diễn ra chậm. Làm đông cũng giống như làm lạnh nhưng mà nhiệt độ làm đông thấp hơn làm lạnh.
Ướp muối
[sửa | sửa mã nguồn]Ướp muối là một phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn bằng cách trộn chúng với muối ăn, nhờ vào khả năng ức chế vi sinh vật gây thối của muối ăn. Ngoài ra, muối ăn cũng có tác dụng làm giảm các ảnh hưởng của các enzym gây hư hỏng. Quá trình ướp muối có thể kết hợp với ướp nước đá lạnh.
Ướp đường
[sửa | sửa mã nguồn]Đường có tác dụng làm dịu vị mặn muối ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động, kìm hãm sự phát triển vi khuẩn gây thối.
Muối chua
[sửa | sửa mã nguồn]Muối chua là cách bảo quản thực phẩm tốt nhất bằng cách đặt hoặc nấu nó trong một chất ức chế phù hợp cho tiêu dùng của con người, điển hình như ngâm nước muối (nhiều muối), giấm, rượu và dầu thực vật, nhất là dầu ô liu nhưng cũng có nhiều loại dầu khác. Hầu hết các quá trình muối chua nào cũng liên quan đến việc nấu hoặc đun sôi để các thực phẩm bảo quản trở nên bão hòa với các chất dùng để muối chua. Các thực phẩm qua phương pháp muối chua cũng làm cho chúng trở nên khó tiêu hóa hơn.
Kỹ thuật hiện đại
[sửa | sửa mã nguồn]Hút chân không
[sửa | sửa mã nguồn]Môi trường chân không sẽ hạn chế tối đa oxy nhờ đó không gây ra phản ứng giữa oxy với thực phẩm. Nó ức chế sự phát triển của vi khuẩn giúp bảo quản thức ăn tốt hơn. Người ta sử dụng máy móc (máy hút chân không) hoặc các loại túi hút chân không để tạo ra một môi trường chân không và cho thực phẩm vào đó.
Ưu điểm
[sửa | sửa mã nguồn]- Có thể bảo quản được tất cả các loại thực phẩm từ đồ khô đến đồ tươi, từ thực phẩm sống đến thực phẩm đã qua chế biến, từ dạng khối đến dạng lỏng, từ rau củ quả cho đến thịt cá.
- Thời gian bảo quản dài hơn so với tất cả các cách bảo quản trên. Nếu chúng ta nghĩ đông lạnh là cách bảo quản lâu nhất thì kéo dài thời gian gấp 2-3 lần.
- Bảo quản an toàn tuyệt đối thực phẩm không để vi khuẩn và các vật gây hại thâm nhập.
- Đặc biệt nó giúp bảo quản thực phẩm tươi ngon, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng nguyên vẹn. Đây là điều mà các cách trên không làm được.
- Tiết kiệm tối đa diện tích bảo quản và dễ dàng hơn khi vận chuyển thực phẩm
- Tiệt kiệm chi phí hơn so với các cách trên.
Khử trùng
[sửa | sửa mã nguồn]Khử trùng có thể thực hiện được bằng các phương pháp như dùng nhiệt, hóa chất, chiếu xạ, áp suất cao, và lọc hay có thể kết hợp nhiều yếu tố trên.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ "Historical Origins of Food Preservation." Lưu trữ 2011-10-15 tại Wayback Machine University of Georgia, National Center for Home Food Preservation. Truy cập June 2011.