Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dẫn nhập

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáoHồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giásự sống lại của Chúa Giêsu như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng Giêsu là Con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Thuộc tôn giáo nhất thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong 3 thân vị (tiếng Hy Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi.

Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt văn hóa, cũng như các xác tín và hệ phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính là Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phươngTin Lành. Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất với 2,2 tỉ tín hữu, chiếm khoảng 32% dân số thế giới. [ Đọc tiếp ]

Đứa con hoang đàng, tranh của Max Slevogt
Đứa con hoang đàng, tranh của Max Slevogt

Người con trai hoang đàng hoặc Đứa con hoang đàng là một trong những dụ ngôn của Chúa Giê-su, được ký thuật trong Phúc âm Lu-ca 15: 11-32.

Chuyện kể về người con trai trở về sau khi tiêu xài hoang phí toàn bộ tài sản của mình. Cụm từ “Người con trai hoang đàng” ngày nay được sử dụng rộng rãi ám chỉ những người chưa trưởng thành không chịu sống theo các chuẩn mực mà cha mẹ họ muốn họ sống, nhằm giúp họ vững vàng bước chân vào đời.

Đây là một trong những dụ ngôn được biết đến nhiều nhất của Chúa Giê-su, chỉ được chép lại trong Phúc âm Lu-ca, làm nổi bật thông điệp thần học của phúc âm này: Tình yêu và ân điển của Thiên Chúa được ban cho vô điều kiện. Sự tha thứ dành cho người con không dựa trên công đức, vì từ đầu cho đến cuối câu chuyện, khó có thể tìm thấy bất cứ việc lành nào chàng trai đã làm. Chỉ cần hành động quay về trong hối cải là đủ cho tấm lòng bao dung của người cha vẫn hằng mong đợi con mình. [ Đọc tiếp ]

Phúc âm Máccô 1,12-15

"Sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa, Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xa-tan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người. Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng".

(Bản dịch của Nhóm Phiên dịch Các Giờ kinh Phụng vụ - Hội đồng Giám mục Việt Nam)

Martin Luther King, Jr. (15 tháng 1 năm 1929 – 4 tháng 4 năm 1968) là Mục sư Baptist, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động. King được nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hoà bình và thánh tử đạo...

Năm 1954, King nhận chức quản nhiệm Nhà thờ Baptist đại lộ Dexter, tại Montgomery, Alabama. Giáo đoàn qui tụ giới giàu có, trí thức và những người có nhiều ảnh hưởng trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi, nên khi bùng nổ cao trào tẩy chay xe buýt - đột ngột khởi phát sau khi một phụ nữ da đen, Rosa Parks, bị bắt giữ vì từ chối nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng theo qui định của “Luật Jim Crow” – King được xem là một trong số những người thủ giữ vai trò lãnh đạo cuộc tẩy chay. Ngày 30 tháng 1 năm 1956, nhà riêng của King bị đánh bom, một đám đông giận dữ tụ tập trên con đường trước ngôi nhà, tự vũ trang với dao, súng, gậy gộc, đá và chai lọ. Song King nói với họ,

Đừng hốt hoảng, đừng làm bất kỳ điều gì trong sự giận hoảng! Ai có vũ khí, xin hãy đem về, ai không có vũ khí, xin đừng thủ đắc chúng. Chúng ta không thể giải quyết vấn nạn này bằng những vụ bạo động trả đũa... Chúng ta phải yêu thương những người anh em da trắng bất kể họ đã làm gì đối với chúng ta. Chúng ta phải hành động để họ biết rằng chúng ta yêu họ. Giáo huấn của Chúa Giê-xu vẫn còn vang vọng đến hôm nay: "Hãy yêu kẻ thù mình, chúc phước cho kẻ rủa mình, và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình." Đó là điều chúng ta phải làm. Chúng ta phải lấy tình yêu mà đáp trả lòng thù hận.

[ Đọc tiếp ]

Theo luận giải của giáo lý Ba Ngôi trong Tân Ước, Chúa Giê-su là Thiên Chúa và là người, do đó ngài có quyền năng có thể phó mạng sống mình để cứu nhân loại cũng như phục hồi sự sống ấy; "Chẳng có ai cất sự sống ta đi, nhưng tự ta phó cho; ta có quyền phó sự sống, và có quyền lấy lại" - Giăng 10. 18. Vì vậy, sau khi chịu khổ nạn và chết, ngài đã sống lại. Sự kiện này được đề cập trong thuật ngữ Cơ Đốc giáoSự phục sinh của Chúa Giê-su, trở thành ngày lễ tôn giáo quan trọng được hầu hết tín hữu Cơ Đốc cử hành hằng năm vào Chủ nhật Phục sinh.

Mặc dù diễn biến khi Chúa Giê-su phục sinh không được ký thuật trong Kinh Thánh), nhiều họa sĩ miêu tả quang cảnh này, như họa phẩm của Matthias Grünewald
Mặc dù diễn biến khi Chúa Giê-su phục sinh không được ký thuật trong Kinh Thánh), nhiều họa sĩ miêu tả quang cảnh này, như họa phẩm của Matthias Grünewald

Hầu hết tín hữu Cơ Đốc đều chấp nhận những ký thuật của Tân Ước về sự sống lại của Chúa Giê-su là dữ kiện lịch sử và là trọng tâm của đức tin. Tuy nhiên, người ngoài Cơ Đốc giáo thường xem sự kiện này như là một huyền thoại hoặc tìm cách giải thích theo cách ẩn dụ. Các sách Phúc âm này đều ký thuật rằng Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập tự giá vào chiều thứ Sáu (nay gọi là Thứ Sáu Tuần Thánh) [ Đọc tiếp ]

Jerusalem là điểm khởi đầu Giáo Hội được hình thành sau biến cố Hiện xuống.

Đại Ly giáo hay Ly giáo Đông-Tây là sự kiện chia rẽ Kitô giáo xảy ra vào thời Trung Cổ mà kết quả là hai phái Kitô giáo được hình thành: phương Đông (theo văn hóa Hy Lạp với trung tâm là Constantinopolis) và phương Tây (theo văn hóa Latin với trung tâm là Rôma), sau này là Chính Thống giáo Đông phươngGiáo hội Công giáo Rôma tương ứng. Quan hệ Đông - Tây bị chia rẽ bởi các yếu tố: thần học, chính trị và giới chức sắc. Đại diện hai phái là giáo hoàng Lêô IXthượng phụ Constantinopolis Michael Cerularius liên tục có những xung khắc với nhau. Năm 1054, sứ thần Rôma gặp Cerularius và yêu cầu ông thần phục Giáo hội Rôma là "mẹ của giáo hội hoàn vũ" nhưng Cerularius đã khước từ. Cùng năm, Rôma và Constantinople tuyên bố rút phép thông công lẫn nhau, như thế, cuộc Đại Ly giáo chính thức bắt đầu. Năm 1965, Giáo hoàng Phaolô VI và Thượng phụ Đại kết thành Constantinople, Athenagoras I đã gỡ bỏ vạ tuyệt thông lẫn nhau giữa hai giáo hội, đánh dấu sự khởi đầu của tiến trình hòa giải. Jerusalem là điểm khởi đầu Giáo Hội được hình thành sau biến cố Hiện xuống, nhưng Jerusalem chỉ là một thành phố nhỏ, và Tin Mừng chỉ đóng khung trong nhóm nhỏ người Do Thái. Lời Chúa không chỉ dành riêng cho người Do Thái, vì vậy theo sách Công vụ các Tông đồ thì rất nhanh sau đó Tin Mừng được gửi đến dân ngoại và thành Antioche sớm trở thành trung tâm truyền giáo ra phía Ðông phương . [ Đọc tiếp ]

lớn
lớn
Tranh sơn dầu: Thánh Gia với Chúa Thánh Thần và Chúa Cha, của Bartolomé Esteban Murillo (1618-1682)
  • ... nền thần học "tôn giáo của trái tim" – tập chú vào Chúa Giê-xu: hết lòng yêu Chúa và phụng sự Ngài - của Công tước Zinzendorf, nhà cải cách tôn giáo và xã hội ở Đức thế kỷ 18, được thể hiện trong câu nói bất hủ của ông, "Tôi chỉ có một niềm đam mê duy nhất, ấy là Chúa Giê-xu, và chỉ một mình Ngài mà thôi".
  • ... trong bức thư đề ngày 7 tháng 9 năm 1864 gởi Hội người da màu ở Baltimore sau khi họ tặng ông một quyển Kinh Thánh, Abraham Lincoln viết, “Về quyển sách vĩ đại này, tôi chỉ có thể nói rằng đây là món quà tốt nhất Thiên Chúa ban tặng con người. Tất cả những điều tốt lành Chúa Cứu Thế ban cho thế giới đều được truyền đạt trong quyển sách này, .... Mọi điều đáng mong ước nhất cho phúc lợi của con người đều được ghi chép trong đó”?
  • Giáo hoàng Phanxicô đã yêu cầu mỗi linh mục của giáo phận Ahiara phải viết một văn bản tuyên bố trung thành với Giám mục Peter Ebere Okpaleke để gởi riêng cho giáo hoàng và bất cứ ai không tuân thủ yêu cầu này trong vòng 30 ngày sẽ bị Treo chén?
  • ... đa số tín hữu Cơ Đốc đều có những hoài nghi về đức tin: gần một nửa (40%) nói rằng họ từng hoài nghi nhưng nay đã ổn, 26% thú nhận vẫn còn chao đảo, và 35% cho biết họ không có chút tra vấn nào về đạo giáo. Trong số họ, nam giới hoài nghi nhiều hơn phụ nữ (32% so với 20%), người tốt nghiệp đại học nhiều hơn người tốt nghiệp trung học (37% so với 19%). Hơn một nửa những người hoài nghi cho biết chính trải nghiệm này giúp củng cố đức tin của họ (53%), trong khi 12% hoàn toàn mất đức tin, theo một cuộc khảo sát của Barna Group thực hiện trong tháng 6 năm 2017 ở Hoa Kỳ?

Bài viết chọn lọc

Thư mục

Lịch sử Cơ Đốc giáoChúa Giê-suMười hai Tông ĐồCải cách Kháng CáchMười điều rănBài giảng trên núiCác Phước LànhTiệc LyCái chết của Chúa Giê-suCuộc Phục Sinh của Chúa Giê-su
Ba Ngôi Chúa ChaChúa ConChúa Thánh Thần
Thần học Thiên ChúaÂn điểnTội lỗiCứu rỗiHối cảiĐức tinTái sinhThánh hóaBáp têmTiệc ThánhThiên đàngThiên sứNăm Tín lý Duy nhấtĐộc thần giáoTội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộLinh hứng
Kinh Thánh Cựu ƯớcTân Ước
Dụ ngôn của Chúa Giê-su Đứa con hoang đàngChiên lạc mấtHai Người conLadarô và Phú ôngLúa mì và Cỏ lùngMười người trinh nữNgười mục tử nhân lànhNgười Giàu Ngu dạiNgười gieo giốngNgười Khôn xây Nhà trên ĐáNgười làm công trong Vườn nhoNgười Pharisêu và Người Thu thuếNgười Samaria nhân hậuRượu mới Bình cũ
Giáo phái Anh giáoTin LànhCông giáo RômaChính thống giáo Đông phươngChính thống giáo Cổ Đông phươngCảnh giáoGiáo hội LutherThần học CalvinGiáo hội Trưởng LãoBaptist
Phong trào Đại Tỉnh thứcĐại Giáo đoànPhong trào Thiếu Nhi Thánh ThểPhong trào Giám LýPhong trào Thánh khiếtPhong trào Tin LànhPhong trào Ngũ TuầnPhong trào Cơ Đốc Liên pháiHuguenotCơ Đốc giáo tại Hàn QuốcHiệp sĩ dòng ĐềnHiệp sĩ Cứu tếHiệp sĩ TeutonDòng La SanHội Thừa sai ParisHội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệpLời của Đức tinThanh giáo
Chức sắc Giáo hoàngHồng yGiám mụcLinh mụcPhó tế
Tổ chức từ thiện Cứu Thế QuânHabitatTầm nhìn Thế giớiYMCANhóm Clapham
Âm nhạc Thánh caNhạc Phúc âmÂn điển Diệu kỳCàng gần Chúa hơnChim sẻ mắt Chúa vẫn chú vàoChúa dẫn đưaChúa vốn Bức thành Kiên cốĐêm Thánh Vô cùngLớn Bấy Duy NgàiMessiahPhước cho Nhân loại
Sự kiện Hiệp ước Lateran 1929Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy
Con người AbrahamFrancis AsburyAugustinusGeorge BarnaBenedict XVIWilliam BoothJean CalvinWilliam CareyGioan Kim KhẩuCharles ColsonThomas A. DorseyJonathan EdwardsCharles FinneyFrancis thành AssisiMillard FullerGioan BoscoGioan Phaolô IIBilly GrahamGeorge F. HandelBenny HinnMahalia JacksonClarence JordanSøren KierkegaardJohn KnoxDavid LivingstoneMartin LutherMary MagdaleneMonicaRobert MorrisonMosesJohn NewtonPhao-lôA. B. SimpsonCharles SpurgeonMẹ TeresaTêrêsa thành LisieuxTống Thượng TiếtTozerRick WarrenCharles WesleyJohn WesleySusanna WesleyGeorge WhitefieldWilliam WilberforceZachariasHuldrych Zwingli

Chủ đề khác