Bước tới nội dung

Carl Gustaf Emil Mannerheim

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Carl Gustaf Emil Mannerheim

Tổng thống thứ sáu của Phần Lan
Nhiệm kỳ
4 tháng 8 năm 1944 – 4 tháng 3 năm 1946
1 năm, 212 ngày
Thủ tướngAntti Hackzell
Urho Castrén
Juho Kusti Paasikivi
Tiền nhiệmRisto Ryti
Kế nhiệmJuho Kusti Paasikivi
Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Phần Lan
Nhiệm kỳ
17 tháng 10 năm 1939 – 12 tháng 1 năm 1945
6 năm, 26 ngày
Tiền nhiệmHugo Viktor Österman
Kế nhiệmAxel Erik Heinrichs
Nhiệm kỳ
28 tháng 1 năm 1918 – 30 tháng 5 năm 1918
122 ngày
Tiền nhiệmChức vụ mới
Kế nhiệmKarl Fredrik Wilkman
Nhiếp chính của Phần Lan
Nhiệm kỳ
12 tháng 12 năm 1918 – 26 tháng 7 năm 1919
226 ngày
Tiền nhiệmPehr Evind Svinhufvud
Kế nhiệmK. J. Ståhlberg (Tổng thống Phần Lan)
Thông tin cá nhân
Sinh4 tháng 6 năm 1867
Askainen, Đại Công quốc Phần Lan, Đế quốc Nga
Mất27 tháng 1 năm 1951 (83 tuổi)
Lausanne, Thụy Sĩ
Phối ngẫuAnastasie Mannerheim, tên thật Arapova (từ hôn năm 1919)
Con cáiAnastasie, 23.4.1893–1977
Sophie, 15.7.1895–1963
Chuyên nghiệpSĩ quan Quân độichính khách
Chữ ký
Phục vụ trong quân đội
ThuộcNga Đế quốc Nga
Phần Lan Phần Lan
Phục vụQuân đội Đế quốc Nga
Bạch vệ
Quân đội Phần Lan
Năm tại ngũ1887-1917 (Nga)
1918-1946 (Phần Lan)
Cấp bậcTrung tướng (Nga)
Nguyên soái (Phần Lan)
Tham chiếnChiến tranh Nga-Nhật
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Nội chiến Phần Lan
Chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh mùa đông
Chiến tranh Tiếp diễn
Chiến tranh Lapland

Nam tước Carl Gustaf Emil Mannerheim (phát âm tiếng Thụy Điển: [ˈkɑːrl ˈɡɵsˌtɑf ˈeːmil ˈmanːərˌheim]) (4 tháng 6 năm 186727 tháng 1 năm 1951) là lãnh đạo quân sự của lực lượng Bạch vệ trong Nội chiến Phần Lan, Tổng tư lệnh của lực lượng Quốc phòng Phần Lan trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Thống chế Phần Lan và là một chính khách Phần Lan. Ông từng giữ chức Nhiếp chính Phần Lan (1918–1919) và Tổng thống Phần Lan (1944–1946).

Mannerheim được xem là anh hùng dân tộc của Phần Lan, cũng như là người Phần Lan vĩ đại nhất mọi thời đại.[1][2] Ông sinh ra ở Đại Công quốc Phần Lan tự trị (khi ấy thuộc Đế quốc Nga), trong một gia đình quý tộc nói tiếng Thụy Điển đã định cư ở Phần Lan từ cuối thế kỷ 18. Tổ tiên bên nội của ông là Marhein (người Đức) đã di cư đến Thụy Điển vào thế kỷ 17.[3] Dòng dõi bên ngoại của ông khởi thủy từ Södermanland, Thụy Điển.[4]

Ông đã gia nhập Quân đội Đế quốc Nga, thể hiện khả năng trong cuộc Chiến tranh Nga-NhậtChiến tranh thế giới thứ nhất[5], và được thăng đến hàm Trung tướng. Ông đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ đăng quang của Nga hoàng Nikolai II và đã vài lần hội kiến riêng biệt với Nga hoàng. Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, Phần Lan tuyên bố độc lập nhưng sớm phải chìm trong cuộc nội chiến giữa các giai cấp. Tầng lớp lao động theo chủ nghĩa xã hội (gọi là "Cận vệ Đỏ"); trong khi các tầng lớp quý tộc, địa chủ và trung lưu theo chủ nghĩa tư bản (gọi là "Bạch vệ"). Mannerheim được bổ nhiệm làm chỉ huy quân sự của Bạch vệ. Dưới sự lãnh đạo của ông, Bạch vệ được sự hỗ trợ của Đế quốc Đức[5] đã chiến thắng và nền độc lập của Phần Lan được bảo tồn[1]. 20 năm sau, khi Phần Lan lâm chiến với Liên Xô trong các năm 1939-1944, ông được phong làm Tổng tư lệnh Quân đội Phần Lan. Sau hai lần đẩy Liên Xô vào bế tắc, đại chiến lược của Mannerheim đã thắng lợi: Phần Lan vẫn không bị nội thuộc Liên Xô vào năm 1945. Thành công đó đã khiến cho vị Thống chế Phần Lan được đánh giá cao như một nhà quân sự thiên tài. Và, nước Phần Lan ngày nay được xem là di sản của ông[5].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b James Minahan, The complete guide to national symbols and emblems, Tập 1, trang 390
  2. ^ John Ernest Oliver Screen, Mannerheim: the Years of Preparation, trang 10
  3. ^ Kaleva.fi Lưu trữ 2007-09-30 tại Wayback Machine, MTV3.fi
  4. ^ "Julin von, Ätten härstammar från Säby i Österåkers socken i Södermanland, med namnet taget av grannsocknen Julita. Överflyttade till Finland 1782". http://www.ritarihuone.fi/sve/atterochvapen/http://www.ritarihuone.fi/sve/atterochvapen/ Lưu trữ 2012-03-04 tại Wayback Machine
  5. ^ a b c Andrew Roberts (ed), Great Commanders of the Modern World: 1866-1975

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tước hiệu
Tiền nhiệm:
Pehr Evind Svinhufvud
Nhiếp chính vương Phần Lan
1918–1919
Kế nhiệm:
Kaarlo Juho Ståhlberg là Tổng thống Cộng hòa Phần Lan
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Risto Ryti
Tổng thống Phần Lan
1944–1946
Kế nhiệm:
Juho Kusti Paasikivi

Bản mẫu:Sơ khai nhân vật Phần Lan