Bước tới nội dung

Chrysoberyl

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chrysoberyl
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật oxide
Công thức hóa họcBeAl2O4
Phân loại Strunz04.BA.05
Hệ tinh thểthoi
Nhóm không gianThoi 2/m2/m2/m tháp đôi
Ô đơn vịa = 5.481 Å, b = 9.415 Å, c = 4.428 Å; Z = 8
Nhận dạng
Màunhiều sắc của màu lục, vàng, nâu đến đen lục, có thể có màu đỏ mâm xôi dưới ánh sáng đèn dây tóc; không màu, vàng, lục hoặc đỏ đối với ánh sáng truyền qua
Dạng thường tinh thểtinh thể trụ, lăng trụ ngắn, khía nổi
Song tinhtiếp xúc và xuyên cắt là phổ biến, thường lặp lại tạo thành cấu trúc hoa hồng
Cát khairõ trên trục (110), không hoàn toàn (010), kém {001}
Vết vỡvỏ sò đến không phẳng
Độ bềngiòn
Độ cứng Mohs8,5
Ánhthủy tinh
Màu vết vạchtrắng
Tỷ trọng riêng3,5 - 3,84
Thuộc tính quanghai trục (+)
Chiết suấtnα=1.745 nβ=1.748 nγ=1.754
Đa sắcX = red; Y = cam-vàng; Z = lục emerald
Góc 2Vđo: 70°
Tham chiếu[1][2][3]
Các biến thể chính
Alexandritđổi màu; lục đến đỏ
CymophanChatoyant

Chrysoberyl là một loại khoáng vật nhôm beryli có công thức hóa học BeAl2O4.[3] Tên gọi của khoáng vật này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp χρυσός chrysos và βήρυλλος beryllos, nghĩa là "spar trắng-vàng". Mặc dù có tên gọi tương tự, chrysoberyl và beryl là các loại đá quý hoàn toàn khác nhau, mặc dù chúng đều chứa beryllium. Chrysoberyl là loại đá quý tự nhiên có độ cứng xếp hàng thứ 3 vào khoảng 8,5 theo thang độ cứng Mohs, giữa corundum (9) và topaz (8).[4]

Chrysoberyl nguyên thủy có màu lục ánh vàng và trong suốt đến trong mờ. Khi khoáng vật có màu lục nhạt đến vàng và trong suốt thì nó được dùng làm đá quý. Ba biến thể chính của chrysoberyl là: chrysoberyl thông thường màu từ lục đến vàng, mắt mèo hay cymophanalexandrit. Chrysoberyl vàng-lục được gọi là "chrysolit" dưới thời kỳ VictoriaEdward, điều này gây nhầm lẫn do tên gọi này đã từng được dùng để chỉ olivin ("peridot" là một loại đá quý); tên gọi này đã không còn được sử dụng trong danh pháp ngọc học.

Đá quý Alexandrit

[sửa | sửa mã nguồn]
Alexandrit, 26,75 cara.

Alexandrit xuất xứ từ dãy Ural, Nga có màu lục dưới ánh sáng ban ngày và đỏ dưới ánh sáng đèn dây tóc vào ban đêm. Các biến thể khác của alexandrit có thể có màu vàng hoặc hồn dưới ánh sáng ban ngày và đỏ columbine hoặc màu mâm xôi dưới ánh đèn dây tóc ban đêm.

Theo câu chuyện phổ biến nhưng đầy mâu thuẫn thì mẫu vật alexandrit đầu tiên được tìm thấy trong lịch sử là ở vùng núi Ural bởi Nils Gustaf Nordenskiöld (1792-1866), một nhà khoáng vật học và khách du lịch người Phần Lan, nhưng ông đã xác định nhầm thành ngọc lục bảo.[5][6][7] Mỏ khai thác ngọc lục bảo đầu tiên tại Nga mở cửa năm 1831, nhưng nghiên cứu gần đây cho rằng viên đá đã được Yakov Kokovin phát hiện đầu tiên.[8]

Alexandrit được đặt tên để vinh danh hoàng đế Aleksandr II của Nga. Viên đá alexandrit được tìm thấy vào sinh nhật lần thứ 16 khi ông chưa lên ngôi mà chỉ là hoàng tử với tên gọi Aleksandr Nikolayevich.

Cymophane bóng và có mắt ở giữa.

Chrysoberyl chatoyancy đục được gọi là cymophane hay mắt mèo. Từ cymophan có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp nghĩa là 'sóng' và 'dạng', có hiệu ứng mắt mèo. Dạng biến thể này thường chứa các hốc hoặc bao thể dạng que[9] của rutil xuất hiện theo hướng song song với trục c tạo ra hiệu ứng chatoyant thấy được dưới tia sáng đơn sắc chiếu qua tinh thể. Hiệu ứng này cũng được nhìn thấy rõ trong các quý đã gia công ở dạng cabochon vuông góc với trục c. Màu vàng chrysoberyl là do tạp chất Fe3+.

Đá mắt mèo thật sự trở nên nổi tiếng vào cuối thế kỷ 19 khi Duke of Connaught đã đưa ra chiếc nhẫn có khảm đá mắt mèo; điều này cũng đủ để làm cho loại đá này trở nên phổ biến và gia tăng giá trị của nó. Cho đến thời điểm đó, mắt mèo đã chủ yếu có mặt trong bộ sưu tập đá quý và khoáng vật. Nhu cầu tăng cao làm mở rộng các cuộc tìm kiếm nó ở Sri Lanka.[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Handbook of Mineralogy
  2. ^ Mindat.org
  3. ^ a b Webmineral data
  4. ^ Cornelis Klein & Cornelius S. Hurlbut, Jr. (1985). Manual of Mineralogy (ấn bản thứ 20). New York: Wiley. ISBN 0-471-80580-7.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Đá Alexandrite: loại đá quý hiếm nhất thế giới. https://kimcuongdaquy.info/kien-thuc/da-alexandrite-doi-mau-theo-anh-sang/
  6. ^ "Alexandrite or Diaphanite?". In Alexandrite Tsarstone Collectors Guide”. 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2007.
  7. ^ Nordenskiöld N. Alexandrit oder Ural Chrysoberyll // Schriften der St.-Petersburg geschrifteten Russisch-Kaiserlichen Gesellschaft fuer die gesammte Mineralogie. 1842. Bd 1. S. 116-127.
  8. ^ Wise, Richard W. (2016). Secrets Of the Gem trade . Brunswick House Press. tr. 93. ISBN 9780972822329.
  9. ^ "Mitchell, T. E. and Marder, J. M., "Precipitation in Cat's-Eye Chrysoberyl," Electron Microscopy Soc. Proceedings, 1982.
  10. ^ “U.S. Geological Survey, 1887, George Frederick Kunz, Cymophane, Cat's Eye as gemstone”. 1887. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2007.