Bước tới nội dung

NGC 3511

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 3511
NGC 3511 chụp bởi PanSTARRS
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoCự Tước
Xích kinh11h 03m 23.8s[1]
Xích vĩ−23° 05′ 12″[1]
Dịch chuyển đỏ0.003699 ± 0.000010 [1]
Vận tốc xuyên tâm Mặt Trời1,109 ± 3 km/s[1]
Khoảng cách41.5 ± 6.4 Mly (12.7 ± 2.0 Mpc)[1]
Cấp sao biểu kiến (V)10.8 [2]
Đặc tính
KiểuSAB(s)c [1]
Kích thước biểu kiến (V)5′.8 × 2′.0
Đặc trưng đáng chú ýNguồn HIPASS mở rộng[1]
Tên gọi khác
UGCA 223, ESO 502- G013, AM 1100-224, MCG -04-26-020, PGC 33385[1]

NGC 3511 là tên của một thiên hà xoắn ốc trung gian nằm trong chòm sao Cự Tước. Khoảng cách của nó tới Trái Đất khoảng xấp xỉ 45 triệu năm ánh sáng. Kích thước biểu kiến của nó khoảng 70.000 năm ánh sáng. Vào ngày 21 tháng 12 năm 1786, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel[3]. Nó nằm ở phía 2 độ của hướng tây tính từ ngôi sao Beta Crateris.[4]

NGC 3511 có hai nhánh xoắn ốc dày, rối và chấp vá. Nó bắt đầu từ điểm phình thiên hà. Ngoài ra, chúng còn đứt đoạn. Những làn bụi đen có thể nhìn thấy xuyên suốt mô hình xoắn ốc của thiên hà này. Điểm phình của thiên hà này thì có hình elip và có độ sáng khá yếu[5]. Từ điểm nhìn của chúng ta, nó nghiêng một góc khá lớn là 70 độ[6]. Tại trung tâm của thiên hà này có một lỗ đen siêu khối lượng với khối lượng xấp xỉ khoảng từ 1,3 đến 6,2 triệu lần khối lượng mặt trời. Khối lượng đó được ước tính từ góc sân của các nhánh xoắn ốc[7]. Nó được phân loại là một thiên hà Seyfert loại 1[8]. Tuy nhiên nó chỉ thể hiện vạch quang phổ do đó nó được phân loại là thiên hà H II.[9]

NGC 3511 tạo thành một cặp với NGC 3513 và chúng cách nhau 10,5"[10]. Hai thiên hà này tạo thành một nhóm thiên hà nhỏ tên là nhóm NGC 3511, nhóm này cũng bao hàm cả thiên hà ESO 502-024.[11]

Dữ liệu hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Cự Tước và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 11h 03m 23.8s[1]

Xích vĩ −23° 05′ 12″[1]

Giá trị dịch chuyển đỏ 0.003699 ± 0.000010 [1]

Cấp sao biểu kiến 10.8 [2]

Vận tốc xuyên tâm 1,109 ± 3 km/s[1]

Kích thước biểu kiến 5′.8 × 2′.0

Loại thiên hà SAB(s)c [1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 3511. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ a b “Revised NGC Data for NGC 3511”. spider.seds.org. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  3. ^ Seligman, Courtney. “NGC 3511”. Celestial Atlas. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2018.
  4. ^ Bakich, Michael E. (2010). 1,001 Celestial Wonders to See Before You Die: The Best Sky Objects for Star Gazers (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 79. ISBN 9781441917775.
  5. ^ Eskridge, Paul B.; Frogel, Jay A.; Pogge, Richard W.; Quillen, Alice C.; Berlind, Andreas A.; Davies, Roger L.; DePoy, D. L.; Gilbert, Karoline M.; Houdashelt, Mark L.; Kuchinski, Leslie E.; Ramirez, Solange V.; Sellgren, K.; Stutz, Amelia; Terndrup, Donald M.; Tiede, Glenn P. (tháng 11 năm 2002). “Near‐Infrared and Optical Morphology of Spiral Galaxies”. The Astrophysical Journal Supplement Series. 143 (1): 73–111. arXiv:astro-ph/0206320. Bibcode:2002ApJS..143...73E. doi:10.1086/342340.
  6. ^ Thean, A.; Pedlar, A.; Kukula, M. J.; Baum, S. A.; O'Dea, C. P. (ngày 1 tháng 8 năm 2001). “High-resolution radio observations of Seyfert galaxies in the extended 12- m sample - II. The properties of compact radio components”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 325 (2): 737–760. arXiv:astro-ph/0103266. Bibcode:2001MNRAS.325..737T. doi:10.1046/j.1365-8711.2001.04485.x.
  7. ^ Davis, Benjamin L.; Berrier, Joel C.; Johns, Lucas; Shields, Douglas W.; Hartley, Matthew T.; Kennefick, Daniel; Kennefick, Julia; Seigar, Marc S.; Lacy, Claud H. S. (ngày 20 tháng 6 năm 2014). “The Black Hole Mass Function Derived from Local Spiral Galaxies”. The Astrophysical Journal. 789 (2): 124. arXiv:1405.5876. Bibcode:2014ApJ...789..124D. doi:10.1088/0004-637X/789/2/124.
  8. ^ Deo, Rajesh P.; Richards, Gordon T.; Crenshaw, D. M.; Kraemer, S. B. (ngày 1 tháng 11 năm 2009). “The Mid-Infrared Continua of Seyfert Galaxies”. The Astrophysical Journal. 705 (1): 14–31. arXiv:0910.1614. Bibcode:2009ApJ...705...14D. doi:10.1088/0004-637X/705/1/14.
  9. ^ Tommasin, Silvia; Spinoglio, Luigi; Malkan, Matthew A.; Fazio, Giovanni (ngày 1 tháng 2 năm 2010). “Spitzer-IRS High-Resolution Spectroscopy of the 12 μm Seyfert Galaxies. II. Results for the Complete Data Set”. The Astrophysical Journal. 709 (2): 1257–1283. arXiv:0911.3348. Bibcode:2010ApJ...709.1257T. doi:10.1088/0004-637X/709/2/1257.
  10. ^ Sandage, A., Bedke, J. (1994), The Carnegie Atlas of Galaxies. Volume I, Carnegie Institution of Washington
  11. ^ Makarov, Dmitry; Karachentsev, Igor (ngày 21 tháng 4 năm 2011). “Galaxy groups and clouds in the local (z∼ 0.01) Universe”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 412 (4): 2498–2520. arXiv:1011.6277. Bibcode:2011MNRAS.412.2498M. doi:10.1111/j.1365-2966.2010.18071.x. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]