Raduga Kh-15
Kh-15 (tên ký hiệu NATO: AS-16 'Kickback') | |
---|---|
Kh-15 | |
Loại | Tên lửa không đối đất |
Nơi chế tạo | Liên Xô |
Lược sử hoạt động | |
Sử dụng bởi | Nga |
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Raduga |
Thông số | |
Khối lượng | 1,200 kg (2,650 lb) |
Chiều dài | 478 cm (15 ft 8 in) |
Đường kính | 45.5 cm (17.9 in) |
Trọng lượng đầu nổ | 150 kg (331 lb) |
Sải cánh | 92 cm (36.2 in) |
Tầm hoạt động | 300 km (160 nmi) |
Trần bay | 40,000 m (130,000 ft) |
Tốc độ | Xấp xỉ Mach 5[1] |
Hệ thống chỉ đạo | Quán tính, radar chủ động, hay bám tia bức xạ |
Nền phóng | Tu-95MS-6, Tu-22M3, và Tu-160 [1] |
Raduga Kh-15 hay RKV-15 (tiếng Nga: Х-15; NATO:AS-16 'Kickback';GRAU:) là một loại tên lửa không đối đất của Nga, được trang bị cho Tupolev Tu-22M và các máy bay ném bom khác. Ban đầu đây là một loại tên lửa hạt nhân tương đương với AGM-69 SRAM của Mỹ, một phiên bản với đầu đạn thông thường cũng đã được phát triển.
Phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]Vào năm 1967, MKB Raduga bắt đầu phát triển Kh-2000 như một vũ khí thay thế cho tên lửa chống hạm Kh-22 (NATO: AS-4 'Kitchen').[1] Việc phát triển Kh-15 bắt đầu vào đầu thập niên 1970.[2] Độ tinh vi của thiết kế giúp tên lửa có thể thích hợp với các vai trò khác nhau, và một phiên bản mang đầu đạn hạt nhân đã được phát triển trước biến thể trang bị đầu đạn thông thường.[1] Một gói nâng cấp đã bị hủy bỏ vào năm 1991, nhưng các báo cáo năm 1998 nói rằng một phiên bản nâng cấp của Kh-15 có thể trang bị cho máy bay chiến thuật Su-35.[2]
Thiết kế
[sửa | sửa mã nguồn]Kh-15 đạt độ cao bay khoảng 40,000 m (130,000 ft) và bổ nhào xuống mục tiêu, tốc độ đạt đến khoảng Mach 5.[1]
Lịch sử hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]Bắt đầu hoạt động vào đầu thập niên 1980. Nó có thể trang bị cho máy bay ném bom Tu-95MS-6 'Bear-H', Tu-22M3 'Backfire C', và Tu-160 'Blackjack'.[1] Tu-22M3 có thể mang 6 tên lửa trên một máy phóng quay MKU-6-1 đặt trong khoang chứa bom, cộng với 4 tên lửa trên 2 mẫu treo dưới cánh, tổng cộng có 10 tên lửa trên một máy bay.[2] Tu-160 có thể mang 2 máy phóng MKU-6-1, tổng cộng mang được 12 tên lửa bên trong.[2]
Biến thể
[sửa | sửa mã nguồn]- Kh-15 (RKV-15) - Phiên bản đầu tiên với đầu đạn hạt nhân và hệ dẫn đường quán tính.
- Kh-15P - Đầu dò bị động cho nhiệm vụ chống radar.
- Kh-15S - Đầu dò radar chủ động cho nhiệm vụ chống hạm[1].
Quốc gia sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Vũ khí có tính năng tương đương
[sửa | sửa mã nguồn]- Raduga KSR-5 (NATO: AS-6 'Kingfish') - Tên lửa không đối đất (ASM) mang dưới cánh của Tu-22M.
- Kh-59 (NATO: AS-13 'Kingbolt') - Tên lửa không đối đất cho máy bay chiến thuật, tầm phóng 285 km.
- Kh-37 (phiên bản nâng cấp của Kh-35 (NATO: AS-20 'Kayak')) - phiên bản tấn công mặt đất của 'Harpoonski', tầm bắn 250 km.
- AGM-69 SRAM - Tên lửa không đối đất 1000 kg của Hoa Kỳ, tầm bắn 170 km.
Ghi chú và tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g “Kh-15, RKV-15 (AS-16 'Kickback')”, Jane's Air-Launched Weapons, 1 tháng 8 năm 2008, Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2019, truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2009 Đã định rõ hơn một tham số trong
|accessdate=
và|access-date=
(trợ giúp) - ^ a b c d “Kh-15 (AS-16 'Kickback'/RKV-15)”, Jane's Strategic Weapon Systems, 2 tháng 9 năm 2008, Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2019, truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2009 Đã định rõ hơn một tham số trong
|accessdate=
và|access-date=
(trợ giúp)
- Tên lửa dẫn đường của Không quân Xô viết
- Tên lửa không đối đất của Nga
- Tên lửa dẫn đường của Không quân Nga
- Tên lửa chống bức xạ của Nga
- Tên lửa chống bức xạ của Liên Xô
- Tên lửa không đối đất thời Chiến tranh Lạnh của Liên Xô
- Tên lửa chống hạm Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh
- Tên lửa không đối đất hạt nhân
- Tên lửa Nga
- Tên lửa chống hạm Liên Xô