Bước tới nội dung

Töv (tỉnh)

Töv Aimag
Төв аймаг
Tỉnh
Cờ
Biểu tượng
Quốc gia Mông Cổ
Tọa độ 47°30′B 106°15′Đ / 47,5°B 106,25°Đ / 47.500; 106.250
Thủ phủ Zuunmod
Diện tích 74.042,37 km2 (28.588 dặm vuông Anh)
Dân số 88.889 (2008) [1]
Mật độ 1,20/km2 (3/sq mi)
Thành lập 1931
Múi giờ UTC+8
Mã khu vực +976 (0)127
ISO 3166-2 MN-047
Website: http://www.tuv.gov.mn

Töv (tiếng Mông Cổ: Төв, IPA: [tʰөw̜], nghĩa là. "trung tâm") là một trong 21 aimag (tỉnh) của Mông Cổ. Thủ đô Ulaanbaatar nằm ở gần trung tâm của tỉnh song là một thực thể hành chính độc lập.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Töv bao gồm phần phía tây của dãy núi Khentii, các dãy núi bao qunh thủ đô, cũng như các thảo nguyên lượn sóng tại phía nam và tây.

Nguồn nước chính trong tỉnh là sông Tuul, chảy qua thủ đô Ulaanbaatar và sau đó đổ vào sông Orkhon.

Tỉnh Töv có dân cư chủ yếu là phân nhóm Mông Cổ Khalka, nhóm thiểu số chính là người Kazakh đã suy giảm về số lượng do làn sóng di cư ồ ạt về Kazakhstan sau thập niên 1990, các nhóm thiểu số khác cũng phát triển thông qua việc di dân.

Thành phần dân cư Töv (tự nhận) thống kê 1989, 2000[2]
Nhóm Dân số
Điều tra 1989
Phần trăm
Điều tra 1989
Dân số
Điều tra 2000
Phần trăm
Điều tra 2000
Khalka 94.773 94,6% 93.604 94,2%
Kazakh 2.167 2,2% 1.065 1,1%
Buryat 590 0,6% 856 0,9%
Do'rbet 727 0,7% 770 0,8%
Bayid 317 0,3% 745 0,8%
Uriankhai 420 0,4% 524 0,5%
Tuvan 269 0,23% 500 0,5%
Zakhchin 160 0,2% 202 0,2%
Dzungar 61 0,1% 171 0,2%
Khác 420 0,4% 614 0,6%
Người nước ngoài 179 0,2% 217 0,2%
Tổng 100.088 100% 99.266 100%

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Nút giao thông chính của tỉnh là thủ đô Ulan Bator. Thành phố này có ga lớn nhất trên tuyến đường sắt Xuyên Mông Cổ và có sân bay quốc tế Thành Cát Tư Hãn.

Cũng có một sân bay nhỏ có đường băng chưa được trải nhựa tại tỉnh lị Zuunmod.

Tu viện Manzushir nằm gần tỉnh lị Zuunmod thuộc công viên quốc gia núi Bogd Khan. Tu viện này được hình thành từ năm 1733 và bao gồm 20 đền chùa cùng 300 vị sư thầy. Hầu hết tu viện đã bị những người cộng sản phá hủy, chỉ còn lại một ngôi chùa cuối cùng và đã được phục hồi sau khi Mông Cổ tiến hành dân chủ hóa từ thập niên 1990 và nay bao gồm một bảo tàng nhỏ.

Công viên quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Công viên quốc gia Gorkhi-Terelj được thành lập vào năm 1993. Công viên nằm trên nhiều phần diện tích của dãy núi Khentii. Công viên này được nhiều người biết đến với những khối đá có hình thù kỳ lạ, đẹp mắt, bao gồm một khối đá trông giống một con rùa khổng lồ khi nhìn từ bên phải. Phong cảnh chủ yếu là các ngọn núi cao, với các rừng thông rụng láthông, các dòng suối lấp lánh, và có nhiều loại động thực vật đa dạng.

Tại công viên quốc gia Khustain Nuruu, cách thủ đô Ulaanbaatar 120 km về phía tây nam, vẫn còn loài ngựa hoang dã nguyên thủy, Takhi của Mông Cổ (ngựa Przewalski), chúng đã bắt đầu được thuần hóa vào năm 1993. Kế hoạch này khá thành công, và trở thành một điểm thu hút các nhà khoa học lẫn du khách.

Khu bảo tồn thiên nhiên Gun-Galuut được thành lập từ năm 2003 để bảo tồn môi trường sinh sống của các loài động vật hoang dã. các loài trong sách đỏ của IUCN bao gồm - sếu chấm trắng, sếu đầu trắng, sếu Siberi, nhạn đỏ và cừu núi Argali-Wild cùng nhiều loài động vật quý hiếm khác trong sách đỏ quốc gia của Mông Cổ.

Bởi được coi là nơi thần thánh, Núi Bogd Khan ở phía nam Ulaanbaatar đã trở thành một khu vực bảo tồn từ năm 1778. Dưới thời cộng sản, nơi đây là một công viên quốc gia. Việc này đã chấm dứt việc mở rộng thủ đô xuống phía nam.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Các sum của Töv
Sum của Töv[3][4]
Sum Tiếng Mông Cổ Dân số
1980
Dân số
1986
Dân số
1992
Dân số
1998
Dân số
2005
Dân số
2007
Tổng trung tâm
sum
Altanbulag Алтанбулаг 2.701 2.857 3.357 3.622 3.104 3.079 1.427
Argalant Аргалант 1.530 1.941 2.689 2.505 1.892 1.955 916
Arkhust Архуст 1.431 2.006 2.260 2.086 1.671 1.371 516
Batsümber Батсүмбэр 5.390 5.810 6.505 6.786 6.358 6.525 2.325
Bayan Баян 2.847 3.385 2.903 2.575 2.062 2.093 1.166
Bayan-Önjüül Баян-Өнжүүл 2.759 2.621 2.918 2.817 2.538 2.560 579
Bayanchandmani Баянчандмань 3.244 4.059 4.769 3.641 3.268 3.322 1.311
Bayandelger Баяндэлгэр 2.506 2.600 2.655 2.203 1.226 1.165 580
Bayanjargalan Баянжаргалан 1.377 1.302 1.718 1.788 1.583 1.623 609
Bayanhangai Баянхангай 1.357 2.062 2.270 1.693 1.498 1.401 746
Bayantsagaan Баянцагаан 2.128 2.236 2.683 2.737 2.369 2.173 988
Bayantsogt Баянцогт 3.505 3.575 3.987 3.406 1.890 2.020 958
Bornuur Борнуур 3.816 4.031 5.145 4.454 4.372 4.693 3.233
Büren Бүрэн 2.714 2.718 3.452 3.624 3.303 3.209 614
Delgerhaan Дэлгэрхаан 2.006 1.867 2.294 2.499 2.033 2.016 635
Erdene Эрдэнэ 4.523 4.365 4.067 3.485 3.424 3.607 1.398
Erdenesant Эрдэнэсант 3.472 4.735 5.757 5.855 5.011 5.010 1.893
Jargalant Жаргалант 4.218 4.941 6.038 5.975 5.798 5.781 2.156
Lün Лүн 2.644 2.400 3.245 3.151 2.595 2.515 1.302
Möngönmorit Мөнгөнморьт 2.091 2.099 2.363 2.197 1.923 1.902 908
Öndörshireet Өндөрширээт 2.111 2.112 2.471 2.525 1.927 2.006 582
Sergelen Сэргэлэн 2.490 2.280 2.831 2.422 1.855 1.884 199
Sümber Сүмбэр 1.133 1.608 2.265 2.210 1.637 1.646 690
Tseel Цээл 2.318 2.728 3.605 3.988 2.513 2.352 1.568
Ugtaal Угтаал 3.366 4.003 5.007 4.139 2.397 2.274 1.413
Zaamar Заамар 2.354 3.030 4.002 5.645 5.721 5.816 1.494
Zuunmod Зуунмод 9.649 12.739 20.285 16.037 14.600 14.830 14.568

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Töv Aimag Population Yearbook 2008[liên kết hỏng]
  2. ^ “Census 2000 Töv aimag official report” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  3. ^ “Töv aimag statistic office” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  4. ^ Töv Aimag Population Annual Report 2007[liên kết hỏng]