Bước tới nội dung

Thế vận hội Mùa hè 1912

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thế vận hội Mùa hè lần thứ V
Thời gian và địa điểm
Quốc giaThụy Điển
Thành phốStockholm
Sân vận độngStockholms Olympiastadion
Lễ khai mạc6 tháng 7
Lễ bế mạc22 tháng 7
Tham dự
Quốc gia28
Vận động viên2.406 (2.359 nam, 47 nữ)
Sự kiện thể thao102 trong 14 môn
Đại diện
Tuyên bố khai mạcVua Gustaf V
  1908 1920  

Thế vận hội Mùa hè 1912 là thế vận hội lần thứ 5 được tổ chức tại thành phố Stockholm, Thụy Điển từ 5 tháng 5 tới 27 tháng 7 năm 1912. Hai mươi tám quốc gia và 2.407 vận động viên tham dự, trong đó có 48 vận động viên nữ, tham gia tranh tài 102 nội dung của 14 môn thể thao. Ngoại trừ ba môn là quần vợt, bóng đábắn súng, tất cả các môn còn lại đều được tổ chức trong vòng một tháng. Đây là kỳ Thế vận hội cuối cùng sử dụng huy chương bằng vàng đặc và với sự tham dự của Nhật Bản, đây cũng là kỳ Thế vận hội đầu tiên một quốc gia châu Á tham dự. Stockholm là ứng cử viên duy nhất của kỳ Thế vận hội này và được chọn vào năm 1909. Đến bây giờ thì đây vẫn là kỳ Thế vận hội duy nhất được tổ chức tại Thụy Điển.

Các quốc gia tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
Các quốc gia tham dự

28 quốc gia tranh tài ở Stockholm, với sự tham dự lần đầu tiên của một quốc gia châu Á, Nhật Bản, và cũng là lần đầu tiên của một quốc gia Ả Rập và châu Phi, Ai Cập.

Huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

10 quốc gia dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương tại Thế vận hội Mùa hè 1912.

1  Hoa Kỳ (USA) 25 19 19 63
2  Thụy Điển (SWE) (chủ nhà) 24 24 17 65
3  Anh Quốc (GBR) 10 15 16 41
4  Phần Lan (FIN) 9 8 9 26
5  Pháp (FRA) 7 4 3 14
6  Đức (GER) 5 13 7 25
7  Nam Phi (RSA) 4 2 0 6
8  Na Uy (NOR) 4 1 4 9
9  Canada (CAN) 3 2 3 8
 Hungary (HUN) 3 2 3 8

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • “Stockholm 1912”. Olympic.org. Ủy ban Olympic Quốc tế.
  • “Kết quả và huy chương”. Olympic.org. Ủy ban Olympic Quốc tế.