Bước tới nội dung

Trưng cầu dân ý hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ 2010

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trưng cầu dân ý hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ năm 2010
Trưng cầu dân ý sửa đổi 26 điều của hiến pháp.
Kết quả bầu cử
Thuận hay chống Số phiếu Tỷ lệ
Thuận 21.789.180 57,88%
Chống 15.854.113 42.12%
Vô hiệu hay phiếu trắng 725.961 -1,89%
Tổng phiếu 38.369.254 100.00%
Kết quả bầu 73,71%
Kết quả bầu cử theo tỉnh
  Yes
  No
Nguồn: Ủy ban bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ [1]

Một cuộc trưng cầu dân ý về một số thay đổi cho hiến pháp được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12 tháng chín 2010. Kết quả cho thấy phần lớn ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp, với 58% ủng hộ và 42% chống[1][2]. Những thay đổi được nhằm mục đích làm cho thể chế Thổ Nhĩ Kỳ phù hợp với yêu cầu của Liên minh châu Âu, một liên minh chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập[3].

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cuộc đảo chính quân sự ngày 12 tháng 9 năm 1980, một hiến pháp mới đã được soạn thảo, hiến pháp này theo nội dung do chính quyền quân sự đảo chính và lên cầm quyền đưa ra. Ba mươi năm sau, Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức trưng cầu dân ý về một số sửa đổi một số điều của bản hiến pháp đó.

Năm 2010, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua một loạt các sửa đổi hiến pháp. Các sửa đổi đã không đạt được đa số hai phần ba cần thiết (67%) theo quy định để thực hiện ngay các thay đổi. Tuy nhiên, họ đã nhận được đa số 330 phiếu (60%), trong đó đã đủ để trình bày những sửa đổi cho cử tri trong một cuộc trưng cầu dân ý. Tu chính án hiến pháp quy định khó khăn hơn cho Tòa án Tối cao trong việc giải tải đảng không thể thông qua sửa đổi hiến pháp[4].

Các gói cải cách được chấp nhận ở quốc hội ngày 07 tháng 5, do đó trên thực tế đã khởi động quá trình trưng cầu dân ý. Cuộc trưng cầu dân ý này đã được dự kiến sẽ được tổ chức 60 ngày kể từ ngày công bố gói trong Công báo, nhưng Hội đồng bầu cử tối cao (YSK) thông báo rằng nó sẽ được tổ chức 120 ngày sau đó, ngày 12 tháng 9 năm 2010.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b (Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, Ủy ban bầu cử tối cao (ngày 12 tháng 9 năm 2010). “Kết quả chính thức – Trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 9 năm 2010”. Bản gốc (Website) lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  2. ^ Turkey backs constitutional changes BBC News. ngày 12 tháng 9 năm 2010. Truy cập 2010-09-12.
  3. ^ Staff writers (ngày 13 tháng 9 năm 2010). “International backing given to Turkish reform vote”. BBC News. Head, Jonathan. Istanbul: British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2010.
  4. ^ SCHEDULE OF REFERENDUM TO BE SET AFTER CONSTITUTIONAL AMENDMENT PUBLISHED IN OFFICIAL GAZETTE. The Free Library. ngày 12 tháng 5 năm 2010. Truy cập 2010-09-12.