Bước tới nội dung

AFC Challenge Cup

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do AWF 99999 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 07:43, ngày 12 tháng 6 năm 2023. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
AFC Challenge Cup
Thành lập2006
Bãi bỏ2014
Khu vựcChâu Á (AFC)
Số đội8 (vòng chung kết)
Đội bóng
thành công nhất
 CHDCND Triều Tiên
(2 lần)
Trang webOfficial website

AFC Challenge Cup (tạm dịch: "Cúp Thử thách AFC") là giải bóng đá dành cho các đội tuyển bóng đá quốc gia "mới nổi" ở châu Á do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức. Giải lần đầu tiên diễn ra tại Bangladesh năm 2006 với 16 đội tuyển và đội vô địch đầu tiên là Tajikistan. CHDCND Triều Tiên, Ấn Độ, TajikistanPalestine là bốn đội tuyển đã từng vô địch giải. Để khuyến khích các đội tham dự thì từ năm 2008, đội vô địch sẽ có suất đặc cách tham dự Cúp bóng đá châu Á. Cụ thể hai đội vô địch 20082010 giành quyền tham dự Cúp bóng đá châu Á 2011, còn hai đội vô địch 20122014 giành quyền tham dự Cúp bóng đá châu Á 2015.

Từ 2016, giải được thay thế bởi giải AFC Solidarity Cup, tuy nhiên đội vô địch không còn có suất đặc cách tham dự Cúp bóng đá châu Á nữa.

Sự lựa chọn các đội tuyển

[sửa | sửa mã nguồn]
  Đội tuyển đủ điều kiện tham dự
  Đội tuyển từng tham dự

Năm 2006, Liên đoàn bóng đá châu Á phân chia 47 liên đoàn thành viên thành ba nhóm.[1] Mặc dù giải đấu chỉ dành cho những nền bóng đá mới phát triển, tuy nhiên có cả những đội tuyển từ các liên đoàn đang phát triển, thậm chí là đã phát triển tham dự. Đó là Ấn Độ, CHDCND Triều Tiên, Maldives, Myanmar, TajikistanTurkmenistan. Điều đó dẫn tới việc các đội bóng mới phát triển chưa giành được chức vô địch nào, mới chỉ có một ngôi hạng nhì của Sri Lanka. Cuối tháng 3 năm 2012, Hiệp hội bóng đá Quần đảo Bắc Mariana, mặc dù chỉ là một thành viên dự khuyết của AFC, đã được AFC cho phép tham gia giải đấu.[2] Tháng 11 năm 2012, AFC ra thông báo loại Đội tuyển Triều Tiên ra khỏi các giải đấu AFC Challenge Cup trong tương lai.[3]

Tại cúp bóng đá châu Á 20112015, 2 suất tham dự đã được trao cho các đội vô địch AFC Challenge Cup gần đây nhất. Mùa giải 2014 là lần cuối cùng giải đấu này được tổ chức.[4]

15 nền bóng đá phát triển.

14 nền bóng đá đang phát triển.

17 nền bóng đá còn lại là mới phát triển, cần có thời gian để phát triển. Đó là những đội tuyển tham dự giải đấu này.

Các trận chung kết và tranh hạng ba

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Chủ nhà Chung kết Hai đội thua ở bán kết Số đội tham dự
Vô địch Tỉ số Á quân
2006
Chi tiết
 Bangladesh
Tajikistan
4–0
Sri Lanka
 Kyrgyzstan  Nepal 16
Năm Chủ nhà Chung kết Tranh hạng ba Số đội tham dự
Vô địch Tỉ số Á quân Hạng ba Tỉ số Hạng tư
2008
Chi tiết
 Ấn Độ
Ấn Độ
4–1
Tajikistan

CHDCND Triều Tiên
4–0
Myanmar
8
2010
Chi tiết
 Sri Lanka
CHDCND Triều Tiên
1–1 (s.h.p.) 5–4 (p)
Turkmenistan

Tajikistan
1–0
Myanmar
8
2012
Chi tiết
   Nepal
CHDCND Triều Tiên
2–1
Turkmenistan

Philippines
4–3
Palestine
8
2014
Chi tiết
 Maldives
Palestine
1–0
Philippines

Maldives
1–1 (s.h.p.)

8–7 (p)


Afghanistan
8

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư
 CHDCND Triều Tiên 2 (2010, 2012) 1 (2008)
 Tajikistan 1 (2006) 1 (2008) 1 (2010)
 Palestine 1 (2014) 1 (2012)
 Ấn Độ 1 (2008)
 Turkmenistan 2 (2010, 2012)
 Philippines 1 (2014) 1 (2012)
 Sri Lanka 1 (2006)
 Kyrgyzstan 1 (2006^)
 Nepal 1 (2006^)
 Maldives 1 (2014)
 Myanmar 2 (2008, 2010)
 Afghanistan 1 (2014)
  • ^: Đồng hạng 3 (không có trận tranh hạng 3)

Các đội tuyển tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
Số lần tham dự AFC Challenge Cup của các đội tuyển.
  4 lần
  3 lần
  2 lần
  1 lần
  Không vượt qua vòng loại
  Không đủ tư cách tham dự
  Không phải thành viên AFC
Chú thích
Đội 2006
(16 đội)
2008
(8 đội)
2010
(8 đội)
2012
(8 đội)
2014
(8 đội)
Năm/Số lần tham dự
 Afghanistan GS GS × 4th 3
 Bangladesh QF GS 2
 Bhutan GS 1
 Brunei GS × × 1
 Campuchia GS 1
 Đài Bắc Trung Hoa QF 1
 Guam GS 1
 Ấn Độ QF 1st GS GS 4
 Kyrgyzstan SF GS GS 3
 Lào × GS 1
 Ma Cao GS 1
 Maldives GS 3rd 2
 Mông Cổ × 0
 Myanmar 4th 4th GS 3
 Nepal SF GS GS 3
 CHDCND Triều Tiên 3rd 1st 1st 3
 Quần đảo Bắc Mariana 0
 Pakistan GS 1
 Palestine QF × 4th 1st 3
 Philippines GS 3rd 2nd 3
 Sri Lanka 2nd GS GS 3
 Tajikistan 1st 2nd 3rd GS 4
 Đông Timor × × × × × 0
 Turkmenistan GS 2nd 2nd GS 4

Bảng xếp hạng chung

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội Pld W D L GF GA GD Pts.
 CHDCND Triều Tiên 15 12 2 1 35 4 +31 38
 Tajikistan 19 11 2 6 36 16 +20 34
 Turkmenistan 16 8 4 4 27 14 +13 28
 Palestine 14 8 3 3 29 8 +21 27
 Philippines 13 6 3 4 18 14 +4 21
 Ấn Độ 15 5 3 7 13 21 −8 18
 Kyrgyzstan 11 5 0 6 7 12 −5 15
 Myanmar 13 5 0 8 15 22 −7 15
 Sri Lanka 12 4 2 6 12 22 −10 14
 Nepal 11 3 2 6 11 14 −3 11
 Bangladesh 7 3 1 3 10 14 −4 10
 Maldives 8 2 2 4 9 12 −3 8
 Afghanistan 11 1 5 5 7 19 −12 8
 Đài Bắc Trung Hoa 4 1 2 1 3 5 −2 5
 Brunei 3 1 1 1 2 2 0 4
 Pakistan 3 1 1 1 3 4 −1 4
 Campuchia 3 1 0 2 4 6 −2 3
 Bhutan 3 0 1 2 0 3 −3 1
 Ma Cao 3 0 1 2 2 8 −6 1
 Lào 3 0 1 2 1 7 −6 1
 Guam 3 0 0 3 0 17 −17 0

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ xuất sắc nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Cầu thủ
2006 Tajikistan Ibrahim Rabimov
2008 Ấn Độ Baichung Bhutia
2010 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Ryang Yong-Gi
2012 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Pak Nam-Chol
2014 Nhà nước Palestine Murad Ismail Said

Vua phá lưới

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Cầu thủ Bàn thắng
2006 Nhà nước Palestine Fahed Attal 8
2008 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Pak Song-Chol 6
2010 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Ryang Yong-Gi 4
2012 Philippines Phil Younghusband 6
2014 Nhà nước Palestine Ashraf Nu'man 4

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Big Soccer Forum Thread on AFC Challenge Cup 2006
  2. ^ “Competitions Committee takes key decisions”. The-AFC.com. Asian Football Confederation. ngày 22 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2012.
  3. ^ “Maldives to host 2014 AFC Challenge Cup”. The-AFC.com. Asian Football Confederation. ngày 28 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
  4. ^ “Revamp of AFC competitions”. AFC. ngày 25 tháng 1 năm 2014.