Bước tới nội dung

AFC Solidarity Cup

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
AFC Solidarity Cup
Thành lập2016
Bãi bỏ2023
Khu vựcChâu Á (AFC)
Số đội10
Đội vô địch
cuối cùng
 Nepal (lần thứ 1)
Đội bóng
thành công nhất
 Nepal (1 lần)
Trang webThe-AFC.com

AFC Solidarity Cup (tạm dịch: Cúp Đoàn kết AFC) là một giải đấu bóng đá do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức dành cho các đội tuyển quốc gia có trình độ yếu nhất trong liên đoàn. Những đội tuyển bị loại ở vòng loại thứ nhất FIFA World CupAFC Asian Cup có ít cơ hội thi đấu chính thức, giải đấu được tạo ra để tăng sự cạnh tranh cho các nền bóng đá còn yếu. Giải đấu là sự thay thế cho AFC Challenge Cup.[1]

Thể thức thi đấu bao gồm 8 đội tuyển quốc gia, với tối thiểu 3 trận đấu cho mỗi đội tuyển.[2] Lần đầu tiên đã diễn ra vào tháng 11 năm 2016 và lần thứ hai dự định được tổ chức vào tháng 9 năm 2020 đã bị hủy bỏ do COVID-19.[2][3] Tháng 11 năm 2023, AFC quyết định khai tử giải đấu.[4] Nepal là nhà vô địch duy nhất của giải.

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Chủ nhà Chung kết Tranh hạng ba Số đội tham dự
Vô địch Tỉ số Á quân Hạng ba Tỉ số Hạng tư
2016
Chi tiết
 Malaysia
Nepal
1–0
Ma Cao

Lào
3–2
Brunei
7

Các đội tuyển quốc gia thành công

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư
 Nepal 1 (2016)
 Ma Cao 1 (2016)
 Lào 1 (2016)
 Brunei 1 (2016)

Vô địch theo khu vực

[sửa | sửa mã nguồn]
Liên đoàn (Khu vực) Vô địch Số lần
EAFF (Đông Á)
WAFF (Tây Á)
CAFA (Trung Á)
AFF (Đông Nam Á)
SAFF (Nam Á)  Nepal 1 lần

Các đội tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
Chú giải

Với mỗi giải đấu, số lượng các đội trong mỗi vòng chung kết được hiển thị ở bảng dưới đây.

Đội tuyển Malaysia
2016

2020

(hủy)

2024 Số năm
 Bangladesh × x 0
 Bhutan x 0
 Brunei 4th x 1
 Lào 3rd x 1
 Ma Cao 2nd x 1
 Mông Cổ GS x 1
 Nepal 1st x 1
 Pakistan × x 0
 Sri Lanka GS x 1
 Đông Timor GS x 1

Thống kê chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 2016, các đội tuyển trong chữ đậm được vượt qua vòng loại cho giải đấu tiếp theo.

Hạng Đội tuyển Số lần St T H B BT BB HS Đ
1  Nepal 1 4 2 2 0 6 2 +4 8
2  Ma Cao 1 5 2 2 1 8 5 +3 8
3  Lào 1 5 3 1 1 11 9 +2 10
4  Brunei 1 4 1 1 2 7 7 0 4
5  Mông Cổ 1 3 1 0 2 3 5 -2 3
6  Sri Lanka 1 3 0 1 2 2 5 -3 1
7  Đông Timor 1 2 0 1 1 0 4 -4 1

Quần đảo Bắc Mariana tham dự AFC Solidarity Cup lần đầu của họ sau khi được sự chấp thuận của AFC để tham gia (Quần đảo Bắc Mariana là một thành viên liên kết của AFC).

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu mọi thời đại

[sửa | sửa mã nguồn]
Bàn thắng Cầu thủ Đại diện
4 Shahrazen Said  Brunei
Xaisongkham Champathong  Lào
Niki Torrão  Ma Cao
2 Azwan Ali Rahman  Brunei
Khamphanh Sonthanalay  Lào
Sitthideth Khanthavong  Lào
Leong Ka Hang  Ma Cao
Naranbold Nyam-Osor  Mông Cổ
Bimal Magar  Nepal

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “AFC Confirms The Name Of The Championship - AFC Solidarity Cup For Six Nations”. GoalNepal.com. ngày 27 tháng 5 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ a b “AFC Competitions Committee decisions”. www.the-afc.com. ngày 12 tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2016.
  3. ^ “AFC Competitions Calendar 2020”. AFC. ngày 28 tháng 2 năm 2018.
  4. ^ “VFF - AFC Solidarity Cup kết thúc nhiệm vụ trong hệ thống các giải đấu của AFC”. VFF. 27 tháng 11 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]