Thảo luận Thành viên:Trần Thế Vinh
Thêm đề tài
Các thư cũ |
---|
→ Ngăn 1 (đến ngày 10 tháng 5, 2007) → Ngăn 2 (đến ngày 27 tháng 5, 2009) |
Tiêu bản Quốc lộ
Để tôi giúp bạn chốt lại tiêu bản. Tân (thảo luận) 08:14, ngày 30 tháng 5 năm 2009 (UTC)
Đổi hướng trang
- Trích từ Wikipedia:Tên bài: Tên bài viết cần phải được đa số người nói tiếng Việt nhận ra dễ dàng nhất, sự không rõ ràng phải được giảm xuống thấp nhất, trong khi đó phải giúp người đọc liên tưởng đến nội dung bài viết một cách đơn giản và tự nhiên
- Nếu tôi nói với bạn là người dân miền Nam Việt Nam bây giờ gọi tên TP.HCM là Thành phố nhiều hơn thì có nên đổi hướng bài Thành phố đến bài TP.HCM ko. Nếu với những tên gọi không phổ biến đưa vào bài chính thì chúng ta có rất nhiều trang ko cần thiết. Bạn thấy đấy, Wiki chúng ta đã có trang đổi hướng từ Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là đủ rồi, Dongsonvh (thảo luận) 16:56, ngày 5 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Đồng ý Đã trả lời tại đây.--▐ Trình Thế Vân◄thảo luận► 17:28, ngày 5 tháng 6 năm 2009 (UTC)
- Đúng là về lý thuyết trên Wikipedia:Trang đổi hướng và Wikipedia:Tên bài thì việc tạo trang đổi hướng như trên của bạn ko sai, nhưng tôi e rằng từ việc đổi hướng như trên của bạn sẻ là hiệu ứng Domino cho hàng loạt các trang đổi hướng ko cần thiết trên Wiki chỉ vì tên gọi đó có một bộ phận ít người gọi. Với lại nhiều khi các quy định trên Wikipedia vẫn còn dạng sơ khai, chưa rõ ràng mà cộng đồng chưa khắc phục được. Thôi nha, chúng ta chấm dứt tranh luận về việc này ở đây, chúc bạn có nhiều đóng góp hơn nữa cho Wiki,:), Dongsonvh (thảo luận) 17:33, ngày 5 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Hoàng hậu
Không ai viết trống không "Nam Phương" mà toàn viết "Nam Phương Hoàng hậu". Không ai gọi "Thoại Ngọc" mà toàn gọi "Thoại Ngọc hầu". Trong khi đó "Bảo Đại" không có "vua" đi trước lại khá là thông dụng. Vì lý do này, tôi đổi tên bài Nam Phương Hoàng hậu trở lại như cũ được không? Tmct (thảo luận) 15:33, ngày 6 tháng 6 năm 2009 (UTC)
- Tôi nhận thấy hầu hết các bài vua, hay hoàng hậu (Vn và nước ngoài) đều chỉ dùng tên thôi (ví dụ: Khải Định, Elizabeth II. Vậy tại sao phải dùng thêm hai chữ "hoàng hậu"? Chưa tính cả trường hợp "Hoàng hậu Nam Phương" nữa chứ?--▐ Trình Thế Vân◄thảo luận► 15:50, ngày 6 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Vấn đề là nguyên cả 4 chữ Nam+Phương+Hoàng+hậu mới tạo thành cái danh hiệu, ví dụ như "Thoại+Ngọc+hầu", còn "Elizabeth II" nguyên nó đã đủ hiểu. Trong khi "Nam Phương" và "Thoại Ngọc" đứng riêng nghe không hiểu. Tôi nhờ thêm người tham gia vậy nhé. Tmct (thảo luận) 13:36, ngày 8 tháng 6 năm 2009 (UTC)
- Nếu như chữ "hoàng hậu" có thêm sẽ làm rõ nghĩa cho tên bài thì tôi không phản đối nữa, nhưng chúng ta cũng chưa thống nhất trật tự: chữ "hoàng hậu" đứng trước hay đứng sau chữ "Nam Phương".--▐ Trình Thế Vân◄thảo luận► 13:47, ngày 8 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Đóng góp:
- Đây là trường hợp tên chức vụ hay tước vị được vua ban hay do người dân quen gọi kèm theo tên "cúng cơm" hay đơn thuần chỉ là mỹ danh, đã trở thành cái tên riêng, như Thoại Ngọc Hầu, Thủ Khoa Huân, Đề Thám, Hưng Đạo Vương, Phó Cơ Điều...
- Tuy trên các trang web, ta bắt gặp có các cách viết như sau: Nam Phương Hoàng Hậu, Nam Phương Hoàng hậu và Nam Phương hoàng hậu, nhưng nếu theo quy định tạm thời, thì "trong tên người, tên địa lý Việt Nam thì mỗi bộ phận cấu thành được quan niệm là một âm tiết (quan niệm như vậy cho đơn giản, dễ vận dụng). Do đó, sách giáo khoa viết hoa các chữ cái đứng đầu mỗi âm tiết tạo thành tên riêng, bất kể đó là tên địa lý hay tên người, tên thật hay tên thụy, tên tự, tên hiệu, bút danh, biệt danh như Việt Nam, Hà Nội, Triệu Thị Trinh, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Tố Như, Đội Cấn... .
Và đây nữa: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người. Ví dụ: Ông Gióng, Bà Trưng, Đồ Chiểu, Đề Thám...[1]
- Tên Nam Phương Hoàng Hậu từ lâu đã trở thành tên riêng để chỉ một người; đến Long Xuyên, mà chỉ nói Nam Phương trống không, thì rất nhiều người sẽ nghĩ bạn đang kể về "cái lò gạch"[cần dẫn nguồn].
Trong khi đợi các nhà chuyên môn thống nhất cách viết hoa và thống nhất cách ghi tên người trong tự điển, các bạn ở wiki tạm thống nhất như vậy nhé, tức ghi tên trang là Nam Phương Hoàng Hậu. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 18:34, ngày 8 tháng 6 năm 2009 (UTC)
- Wiki hình như không có thỏa hiệp (Thành viên:Bùi Thụy Đào Nguyên nói: tạm thống nhất như vậy nhé) mà chỉ có đồng thuận. Nếu vậy chúng ta
xem xéttìm sự đồng thuận xem có nên dùng thêm chữ hoàng hậu không, và dùng thế nào (viết hoa, đừng trước hay đứng sau "Nam Phương").Tuy nhiên, tôi lại chợt nhớ đến trường hợp bài Từ Cung. Không biết có ai giống tôi hay không, khi nghe tên Từ Cung thì nghĩ ngay đến bà mẹ của vua Bảo Đại (nếu không thì cũng có thể liên tưởng đến một nhân vật trong Triều Nguyễn), vậy mà tên bài lại là Hoàng Thị Cúc, ít phổ biến. Vậy có nên đổi hay không? (giống bài Từ Dũ đó)(tôi xóa vì nghĩ đi lạc hướng).--▐ Trình Thế Vân◄thảo luận► 19:01, ngày 8 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Nói thêm: Nam Phương Hoàng Hậu hay Hoàng hậu Nam Phương (trường hợp này không viết hoa chữ hậu, vì đang nói đến một bà hoàng hậu có mỹ danh là Nam Phương) đều đúng cả. Nhưng vì là trang tự điển, ta chọn cách thứ nhất vì nó đã trở thành tên thường gọi trong nhân dân, và còn vì nó đã trở thành "tên riêng". Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 18:41, ngày 8 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Tập tin:Novotel Phan Thiết.PNG dường như không tự do
Tấm hình mà bạn đã tải lên hoặc thay thế, Tập tin:Novotel Phan Thiết.PNG, đã bị đánh dấu là Thể loại:Hình dường như không tự do vì tình trạng bản quyền của nó có tranh cãi. Nếu tình trạng bản quyền của tập tin không được chứng thực, nó có thể bị xóa. Bạn có thể tìm thấy những thông tin hữu ích tại trang miêu tả hình ảnh. Bạn được hoan nghênh giải thích về vấn đề này tại trang thảo luận nếu bạn không muốn nó bị xóa. Cảm ơn. An Apple of Newton thảo luận 09:47, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC) An Apple of Newton thảo luận 09:47, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)
- Tiêu bản {{Hình chụp màn hình trang mạng}} dùng để để nhận dạng và đánh giá về trang mạng liên quan chứ không thể dùng để minh họa một bài viết về địa danh. An Apple of Newton thảo luận 16:23, ngày 12 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Màu cờ
Tài liệu đó nói là màu đỏ tươi và màu vàng tươi, riêng trong quốc huy có đề cập đến chi tiết "bông lúa màu vàng sẫm trên nền vàng tươi", do đó tôi đoán chắc là vàng tươi, đỏ tươi là màu đó nếu không nó sẽ ra sẫm. Lưu Ly (thảo luận) 08:41, ngày 10 tháng 6 năm 2009 (UTC)
- Tôi nghĩ màu đỏ anh vẽ tươi theo xu hướng chói. Anh chỉ cần "dìm" nó xuống một hai đơn vị trong thông số màu sẽ thấy sự khác biệt thôi (anh thử R:218 G:37 B:29 xem sao). Một lá cờ trên thực tế cũng không thể nhuộm được một màu như thế.--▐ Trình Thế Vân◄thảo luận► 08:57, ngày 10 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Roh Moo-hyun
Tôi nghĩ tên chính của bài này nên là "No Mu Hyon" vì đó là cách chuyển tự chính xác nhất sang tiếng Việt. "Roh Moo-hyun" chỉ là cách phiên âm trong tiếng Anh. An Apple of Newton thảo luận 18:43, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)
- Nhưng phần lớn báo chí tại Việt Nam ghi như thế, ngay cả phát âm trên truyền hình cũng là "Rô Mu Hiêng" thì đặt tên như vậy là hợp lý.--▐ Trình Thế Vân◄thảo luận► 19:10, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Nếu hình không có viền khung đen sẽ đẹp hơn. Còn nếu không có hình gốc, chúng ta nên cắt bỏ khung đen đó đi. An Apple of Newton thảo luận 19:21, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)
- ok, để tôi cắt.--▐ Trình Thế Vân◄thảo luận► 19:25, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Minh Nhí
- Tất nhiên là có xem thử rồi, nhưng tôi có thói quen viết 1 chút như vậy, bạn thông cảm:) Eternal Dragon (thảo luận) 03:07, ngày 15 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Thế à, như vậy là 1 công đôi việc rồi:D Eternal Dragon (thảo luận) 03:13, ngày 15 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Di chuyển
Sao thế? bình tĩnh nào. Trần Thế Vinh có nhầm không?.Handyhuy (thảo luận) 08:59, ngày 17 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Tuổi hồng thơ ngây
Nhạc sỹ/ca sĩ Sỹ Nguyên là ai thì tôi cũng ko rõ, chỉ thấy lan truyền cái tên này khá nhiều trên mạng:D, và có một số web chia sẻ nhạc thì lại lấy tên anh này làm tác giả của THTN ???. Khi tìm trên trang NCT thì thấy thấy anh chàng Sỹ Nguyên này có trình bày 1 số bài hát theo kiểu "ca sĩ online" như Thùy Chi hiện giờ nhưng với thời điểm khi bài hát xuất hiện vào những năm 90 - 2000 (hay lâu hơn) thì điều này quả thật hơi lạ, có chăng anh này chỉ là 1 trong số những ca sĩ nghiệp dư đâu tiên tự hát, sau đó tự chia sẻ lên mạng rồi dân tình theo đó mà "ngộ nhận":D. Những trang có thể nói là tin cậy được như Vietnamnet thì đều đăng là khuyết danh, 1 chi tiết nữa là ca sĩ Thủy Tiên vì không biết tác giả của bài hát là ai nên ko đưa vào album của mình. Trước đây khi viết bài tôi có "nghe đồn" ở 1 diễn đàn nào đó thì Sỹ Nguyên chỉ là người phổ nhạc nhưng cũng ko chắc lắm. Tôi cũng định đưa nghi vấn này vào nhưng vì ko có nguồn rõ ràng nên sau đó lại thôi:) Eternal Dragon (thảo luận) 09:28, ngày 20 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Thay đổi tên bài
Xin hỏi bạn chuyển "Ám sát Bazin" thành "Vụ ám sát Bazin" theo thể lệ gì? Thiết-tưởng ta nên bớt những mạo-tự thì tốt hơn. Ví-dụ như ta không đặt tên bài là "con khủng long" hay "cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên" mà chỉ đặt là "khủng long" hay "Khởi nghĩa Thái Nguyên". Như vậy bớt những mục trùng chữ đầu như "vụ rớt máy bay năm X" "vụ đánh bom tháng Y" v.v. Duyệt-phố (thảo luận) 15:37, ngày 30 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Hình ảnh
Chào Trần Thế Vinh! Hiện bài Palais Bourbon đang cần một hình bản đồ mặt bằng. Tôi đã nhờ Lưu Ly, nhưng gần đây không thấy Lưu Ly lên mạng. Vậy nhờ Trần Thế Vinh dựa vào hình [2] vẽ giúp một bản đồ mới (không có đường gạch nối màu đỏ và các chữ chú thích, giữ lại các số). Xin cám ơn bạn trước!--Paris (thảo luận) 01:21, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)
- Cám ơn bạn đã nhận lời! Nhờ bạn cứ vẽ trước một bản trắng, rồi sau đó sẽ thêm một bản riêng có chú thích tiếng Việt sau.--Paris (thảo luận) 08:04, ngày 1 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Bài Palais Bourbon có lẽ sẽ lên Trang Chính vào tuần sau. Vì vậy tôi hy vọng tấm hình sẽ được hoàn thành vào ngày thứ bảy để chúng ta có thể phải sửa lại thêm lần nữa. Tấm hình gốc trên có hai điểm sai, mong bạn chú ý giúp:
- Khối nhà phía Nam cung điện thiếu mất một sân trong
- Cây cầu Concorde thực tế thẳng đến chính giữa cung điện (chỗ các hàng cột) chứ không nối với phố Aristide Briand như trong hình.
Bạn có thể xem hình [3] và hình chụp vệ tinh trên Google để sửa. Chúc bạn một kỳ thi thành công!--Paris (thảo luận) 02:22, ngày 2 tháng 7 năm 2009 (UTC)
- Cám ơn Trần Thế Vinh! Tôi cũng nhờ một người bạn vẽ giúp hình mời vì hình cũ không chính xác và có thể vì phạm bản quyền. Tôi đã treo tiêu bản chờ xóa vào hình đó. Chúc bạn một cuối tuần vui vẻ!--Paris (thảo luận) 12:44, ngày 4 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Giấy phép thế này là sao vậy Vinh? Tân (thảo luận) 05:39, ngày 4 tháng 7 năm 2009 (UTC)
- Nếu là hình sơ đồ, bản đồ, bạn vẽ lại dựa vào ảnh có bản quyền thì đó là sản phẩm của bạn. Bạn có tùy quyền định đoạt. Tân (thảo luận) 04:07, ngày 7 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Ảnh
- Không biết phần mềm do thành viên Mxn gửi có phải là Inkscape hay không? nếu đúng là nó thì việc nó chỉ xuất file thành.png,.gif là do anh lúc đầu mở file gốc là file dạng.png,.gif, khi chỉnh sửa xong nó để mặc định là đuôi file gốc, anh cần xóa đuôi (.png hoặc.gip) và vẫn định dạng nó là Inkscape (*.svg) là xong, nhưng nhớ là nếu "ảnh gốc" vẫn còn thì nó được nhúng vào ảnh mới.
- Khi khởi tạo 1 file mới hoặc layer mới (nếu không có lựa chọn gì) thì hầu như những chương trình vẽ đều cho một màu nền trong suốt. Còn sửa ảnh cũ thì từ một màu nào bất kỳ, khoanh vùng nó (lựa chọn) và chuyển về không màu thì nó trở thành trong suốt.
- Nếu anh đã quen dùng Adobe Photoshop, tôi có ý kiến là nên tìm hiểu thử về Adobe Illustrator vì nó có những lệnh tương đồng - nhưng nếu anh dùng tốt Corel Drawing thì cứ xuất thẳng ra *svg là xong.
- Một chút kinh nghiệm của tôi khi vẽ là nếu ai làm chủ được layer (create new layer), vẽ cái gì trên layer nào? thì người đó đến đích trước.
Chúc anh mau làm quen với định dạng này. Thân mến. Lưu Ly (thảo luận) 02:03, ngày 6 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Thanh Bạch
Nếu là một chương trình bình thường do Thanh Bạch dẫn mà tôi viết quá đà thì bạn có thể gợi ý hay thậm chí là xóa bỏ. Tuy nhiên, với Nốt nhạc vui, đây là 1 trong những chương trình thành công và rất ăn khách của Thanh Bạch, bạn có thể xem Thanh Bạch đoạt được bao nhiêu giải thưởng với chương trình này. Tôi chỉ giới thiệu sơ lược qua để người đọc có thề hình dung về chương trình chứ Không hề' chi tiết, quá đà. Nếu tôi ghi rằng có bao nhiêu người đã từng thi, thí sing nào đoạt giải nhất,... thì lúc đó bạn bỏ, tôi ko có ý kiến. Eternal Dragon (thảo luận) 03:35, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Như đã nói ở trên, Nốt nhạc vui đã quá thành công với Thanh Bạch, khi người ta xem bài, tất nhiên sẽ thắc mắc và muốn xem xem chương trình này nó như thế nào, và do đó, tôi chỉ muốn gợi ý MỘT CHÚT về cuộc thi này. Tôi khẳng định lại là KHÔNG THỪA. Còn vấn đề văn chương thái quá gì đó thì tôi thừa nhận là có nhưng vẫn còn ở 1 mức độ vừa phải. Eternal Dragon (thảo luận) 03:52, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Thêm nữa, thảo luận này chưa xong và chưa đạt được 1 đồng thuận nào, bạn ko nên xóa nội dung như thế. Eternal Dragon (thảo luận) 03:55, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)
- Tôi không có hứng thú gì với chương trình này nhưng tôi vẫn ko đồng ý với những phần bạn xóa, đề nghị bạn phục hồi trở lại. Tôi ko muốn một cuộc "bàn phím chiến". Eternal Dragon (thảo luận) 03:59, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Tất nhiên là vậy, tôi đã viết bài trên đây thì phải chấp nhận. Thế nhưng, khi bài viết bị sửa đổi hay xóa mà bản thân chưa bằng lòng thì chắc rằng không chỉ riêng tôi mới có phản ứng. Xin nói thêm, bạn đã xóa phần giải thưởng của Trong Liên hoan truyền hình toàn quốc 2003, và danh hiệu Mai Vàng năm 2004 của Thah Bạch là do Nốt nạhc vui đem lại. Eternal Dragon (thảo luận) 04:09, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)
- Nhật ký: Tôi đã nói lời cuối cùng với ED rồi, bạn ấy muốn làm gì thì tùy, những gì tôi nghĩ mình nên làm, tôi sẽ tiếp tục làm.--▐ Trình Thế Vân◄thảo luận► 04:16, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Xin thông báo thêm 1 lần nữa, những chi tiết bạn xóa được tôi coi là không hợp lý và tôi ko muốn kéo dài tranh cãi với bạn. Đáng ra, cái câu mở lòng hay gì gì đó tôi nên nói với bạn thì đúng hơn. Eternal Dragon (thảo luận) 04:23, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)
- Nhật ký: Tôi đã chấm dứt tranh cãi với bạn ED rồi mà. Tôi nghĩ bạn ấy cứ làm những gì bạn ấy thích và cho là hợp lý và tôi cũng vậy. Nếu bạn ấy muốn bảo vệ quyết liệt bài này thì hãy ứng cử làm BQV rồi khóa nó lại. Thế là xong, khi ấy tôi thua!--▐ Trình Thế Vân◄thảo luận► 04:31, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Mời bạn cho ý kiến tại đây: Thảo luận:Thanh Bạch, cám ơn. Eternal Dragon (thảo luận) 16:08, ngày 11 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Mass
Xin bạn cho biết mass, một nghi lễ trong Công giáo, tiếng Việt gọi là gì. NHD (thảo luận) 05:40, ngày 1 tháng 8 năm 2009 (UTC)
- Mass được dịch là "Thánh lễ". Tuy nhiên, đây là một tên chung. Trong Thánh lễ còn có nhiều nghi thức (nghi lễ nhỏ). --▐ Trình Thế Vân◄thảo luận► 06:16, ngày 1 tháng 8 năm 2009 (UTC)
Vấn đề đối với Tập tin:Thethaochaua.png không tự do
Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Thethaochaua.png. Hình này được xác định là hình không tự do theo giấy phép mà bạn đã chọn, tuy nhiên, hình lại không được sử dụng ở bất cứ bài nào tại Wikipedia Tiếng Việt, như vậy là trái với tiêu chuẩn số 7, hình sẽ bị xem là vi phạm bản quyền và có thể bị xóa sau hai ngày.
Mong bạn nhanh chóng quay lại để kiểm tra tại sao hình của mình lại không được sử dụng, xem xét việc sử dụng nó, và nhớ phải ghi mô tả sử dụng hợp lý cho mỗi lần sử dụng.
Đây là thông báo tự động từ TVT-bot. Để có được sự trợ giúp về các quy định sử dụng hình ảnh, mời đặt câu hỏi tại Wikipedia:Các câu hỏi về bản quyền tập tin hoặc nhắn tin cho người chủ con bot này hoặc một bảo quản viên Wikipedia. Cảm ơn sự hợp tác của bạn. 13:44, ngày 1 tháng 8 năm 2009 (UTC)
Biểu trưng 100.000 bài
Cám ơn bạn đã phản ứng những gợi ý của tôi. Tôi vừa touch up logo một tí xíu, nhưng quên không cập nhật wordmark và slogan theo ý của bạn. Tôi sẽ sửa vấn đề này ngay. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:36, ngày 12 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Tôi đã soạn một phiên bản rất lớn của biểu trưng; người ta có thể dùng phiên bản này để vẽ biểu trưng rõ hơn. Phiên bản này có swash ở chữ k. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:27, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Tôi đã vẽ biểu trưng mới để cộng đồng xem xét. Phiên bản này rõ hơn (giống Wikipedia tiếng Anh hơn) và chữ k trong khẩu hiệu có móc swash xuống dưới. Xin Vinh cho ý kiến. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 10:17, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Đồng ý Đã cho ý kiến tại đó.--▐ Trình Thế Vân◄thảo luận► 11:33, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Thường nó là 135×155 nhưng có thể rộng đến 155 điểm ảnh. Mã CSS căn hình ở giữa một hộp 155×155. Nếu cao hơn 155 điểm ảnh thì sẽ bị cắt đầu và đuôi. Vì vậy phải cẩn thận khi dùng phiên bản lớn vì nó có tỷ lệ khác hẳn. Xin xem chi tiết tại Wiki.png. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:12, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Nhờ vẽ
Nhờ Trần Thế Vinh vẽ giùm một cái hình để đưa vào Thành viên:magicknight94/Hoan nghênh12, thay thế cho chỗ Bấm vào đây để đặt câu hỏi ấy, kích thước cỡ đó, nội dung hình 4 cái mũi tên từ gốc chỉ vào tâm, ở tâm có cái hình ? đặt trong một ô vuông. Nên xanh dương (dương gì cũng được). Mũi tên có thể màu vàng hay xanh lục tuỳ. Rất cám ơn:):)--Lê nói chuyện-đóng góp 02:48, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Bằng cái khung này, cũng không rõ kích thước bao nhiêu, ý tưởng giống như cái này, mà xấu quá. Mục đích để hướng người xem vào cái hình là đủ--Lê nói chuyện-đóng góp 13:23, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Đã trả lời ở đây.
- OK, nhưng nhờ Vinh làm cho cái nền xanh hơn được không? Để vậy nó chìm quá--Lê nói chuyện-đóng góp 00:24, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Lầu Ông Hoàng
Nếu cho là giọng văn kể chuyện hay miêu tả - bạn có thể sửa chữa lại một tý cho phù hợp để bài viết hay hơn và có tính bách khoa-giúp người đọc có thêm bài viết hay khi có sự góp sức của bạn, mà bạn lại xóa đi gần hết- ngay từ đầu bạn không đặt biển mà khi có phản đối của tôi bạn mới đặt biển - bạn đã quá tự ý trước khi đưa ra thảo luận và sửa chữa - wiki không cho phép bạn tự ý trước khi chưa có thảo luận và phán quyết. Lầu ông hoàng là một danh thắng du lịch đi kèm với Tháp Chàm Posanư - bởi nó gắn liền với nhiều sự kiện - dù nó đã bị tàn phá. Nhưng trong tiềm thức - nó vẫn là địa danh du lịch - bài viết tôi viết theo kiểu nửa du lịch, nửa kiến thức bách khoa- cuộc sống phải có muối - có mắm - có gia vị - còn theo kiểu khô khan thì bài viết chẳng khác nào vô vị. tôi không phô diễn - nếu bạn có tài kiến thức bách khoa - sao ngay từ đầu không viết bài này Bạn đã đi quá sức - đừng lạm dụng quyền thành viên quá. Nếu có ý kiến-trong wiki không phân biệt tuổi tác, trình độ, dù bạn có là tiến sĩ hay thạc sĩ hay là mộ ông già tóc bạc, tôi vẫn nói như thế, vui lòng vào trang thảo luận trước khi tự ý làm một việc gì đó, wiki không phải của riêng bạn. Liftold (thảo luận) 01:05, ngày 14 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Đã trả lời: ở đây
Nơi sử dụng hình không tự do
Hình không tự do chỉ được sử dụng tại không gian bài viết, theo như quy định tại Wikipedia:Nội dung không tự do. Vì vậy các hình như logo các tỉnh, bạn đừng đặt nó vào các bản mẫu, mà hãy chỉ đặt nó vào đúng bài viết về tỉnh thành đó thôi. Tân (thảo luận) 11:07, ngày 14 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Tôi sẽ rút kinh nghiệm. Cám ơn anh.--▐ Trình Thế Vân◄thảo luận► 12:40, ngày 14 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Re: Cha Đamien
Cám ơn anh và người vô danh đã sửa lại bài đó. Trước hôm qua tôi không biết đến thuật ngữ venerable trong tiếng Việt, nên phải tham khảo một số trang Công giáo Việt Nam. Giống như Wikipedia, những nguồn như TTX Công giáo Việt Nam cũng không ổn định lắm về cách đặt tên và thuật ngữ.
Ở bên nước Mỹ, các dòng Đồng Công, Mân Côi, Thánh Tâm, Chúa Cứu Thế tích cực ở cộng đồng người gốc Việt hơn các dòng kia. Dù sao, tôi đã đổi thành "Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria" để tránh nhầm lẫn với ba dòng khác, Brothers of the Sacred Heart, Missionaries of the Sacred Heart, và Society of the Sacred Heart.
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:07, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Knight Hospitalier
GV nói với tôi là câu hỏi này thì bạn có thể giúp được tôi. Xin nhờ bạn giúp phen này vậy. Regards. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:40, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Đã trả lời tại Thảo luận Thành viên:Grenouille vert#Knight Hospitalier.
Re:Đại học Phan Thiết
Mình cũng chẳng biết, chỉ nghĩ nó nằm trong trang chủ giới thiệu của trường nên tải đại về thôi, nếu biết rõ mời bạn sửa lại giùm, cảm ơn --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 13:26, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Nhờ dịch bài
Vinh giúp tôi dịch bài en:Hallelujah sang tiếng Việt nhé. Tân (thảo luận) 03:59, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Đã trả lời tại Thảo luận Thành viên:Vinhtantran#Re: Nhờ dịch bài.
Công giáo
Chắc Trần Thế Vinh cũng là công giáo nhỉ?--Lê nói chuyện(+)-đóng góp 04:01, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Đã trả lời tại Thảo luận Thành viên:Magicknight94#Re: Công giáo.
Thánh chế La Mã
Bạn là người Thiên Chúa giáo, vậy chắc bạn cũng đã nghe qua về thể chế này. Mời bạn tham gia Thảo luận: Đế quốc La Mã Thần thánh.--Antiokhos III Đại đế (Thảo luận) 08:06, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Đã trả lời tại Thảo luận:Đế quốc La Mã Thần thánh.
Vấn đề về nguồn gốc của Hình:Logobinhthuan.PNG
Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:Logobinhthuan.PNG. Tôi để ý thấy rằng trang mô tả của hình hiện nay không xác định ai là người tạo nên nội dung, do đó tình trạng bản quyền là không rõ ràng. Nếu bạn không tự tạo nên tập tin này, bạn sẽ cần phải xác định người chủ giữ bản quyền là ai. Nếu bạn lấy nó từ một trang web, thì những thông tin cần phải ghi là một liên kết đến trang web mà hình đó được lấy về, cùng với việc ghi lại các điều khoản sử dụng nội dung của trang web đó. Tuy nhiên, nếu người giữ bản quyền khác với người phát hành trang web, bản quyền của họ cũng nên được công nhận.
Ngoài việc ghi thêm nguồn gốc, xin hãy thêm một thẻ quyền thích hợp nếu tập tin đó chưa ghi thẻ quyền. Nếu bạn đã tạo/chụp nên tấm ảnh, đoạn âm thanh, hoặc phim thì bạn có thể dùng thẻ quyền {{GFDL-self}} để phát hành nó dưới GFDL. Nếu bạn tin rằng tập tin thỏa mãn những tiêu chuẩn tại Wikipedia:Nội dung không tự do, hãy dùng một thẻ như {{sử dụng hợp lý trong bài|tên bài viết}} hoặc một trong các thẻ khác liệt kê tại Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh#Sử dụng hợp lý. Mời xem Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh để có danh sách đầy đủ các thẻ quyền mà bạn có thể sử dụng.
Nếu bạn đã tải lên các hình khác, hãy kiểm tra lại bạn đã ghi nguồn và thêm thẻ quyền hay chưa. Bạn có thể tìm thấy danh sách các tập tin mà bạn đã tải lên tại liên kết này. Những hình ảnh không rõ nguồn gốc và không ghi thẻ quyền sẽ bị xóa một tuần sau khi bị đánh dấu, như mô tả tại tiêu chuẩn xóa nhanh. Nếu hình được giữ bản quyền theo giấy phép không tự do (theo Wikipedia:Sử dụng hợp lý) hình sẽ bị xóa sau 48 giờ sau 01:40, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC). Nếu bạn có câu hỏi xin hãy hỏi chúng tại Trang các câu hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn.--minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 01:40, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Đã bổ sung vào hình. Không cần trả lời trực tiếp đến người gửi tin.
Vấn đề bản quyền về hình ảnh đối với Hình:Logobinhthuan.PNG
Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:Logobinhthuan.PNG. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền. Wikipedia rất xem trọng vấn đề bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian tới, trừ khi bạn có thể xác định giấy phép và nguồn gốc của hình. Nếu bạn biết những thông tin này, bạn có thể thêm một thẻ quyền vào trang mô tả hình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn lần nữa về sự hợp tác của bạn.--minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 05:17, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Đèn ngôi sao Giáng Sinh
Anh Vinh có biết mấy cái đèn ngôi sao Giáng Sinh bán trong nhà thờ tiếng Anh là gì không?--Lê tl(+)-đg 14:02, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Đã trả lời tại Thảo luận Thành viên:Magicknight94#Re: Đèn ngôi sao Giáng Sinh.
Nhờ
Nhờ anh Vinh vẽ giùm một cái banner về Giáng Sinh để đặt lên đầu trang các nhân, thay thế cho tên trang, trong banner có ghi Thành viên:Magicknight94, bên trái là hang đá, bên phải là xe tuần lộc (hay cây thông trang trí cũng được). Định làm sớm cái vụ trang trí ở Thành viên:Magicknight94/Noel. Cám ơn anh.:)--Lê tl(+)-đg 13:22, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)
P/S: Mà để cái màu nền tối tối thôi.--Lê tl(+)-đg 13:25, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Đã trả lời tại Thảo luận Thành viên:Magicknight94#Re: Nhờ.
Không sao anh ạ, còn hơn 2 tháng kia mà (hy vọng anh không bận tới 2 tháng:)).--Lê tl(+)-đg 13:43, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Nhà thờ lớn
Tại sao lại không có khái niệm "nhà thờ lớn"? Nhà thờ lớn Hà Nội thì sao? Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 03:52, ngày 10 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Ngoài ra cách đổi tên chưa thống nhất, San Marco thì thành Thánh Marco, còn Saint Denis sao lại để nguyên? Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 03:58, ngày 10 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Đã trả lời tại Thảo luận Thành viên:Nguyễn Thanh Quang#Re: Nhà thờ lớn.
Tết 2010
Sắp tới Tết rồi, anh Vinh đã định vẽ hình gì làm biểu trưng năm mới chưa:D --minhhuy*=talk-butions 07:08, ngày 21 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Đã trả lời tại Thảo luận Thành viên:Trần Nguyễn Minh Huy#Re: Tết 2010.
- Nếu nói về Tết ta thì còn lâu quá nhỉ, thôi thì cứ chờ vậy:) --minhhuy*=talk-butions 13:34, ngày 21 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Anh có thể nói rõ anh vẽ lại theo bản vẽ của ai được không? 222.252.8.34 (thảo luận) 08:10, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Thường thì các dự án lớn như thế này rất khó để biết ai là người thiết kế, vì công việc thiết kế thường là liên danh hay của một công ty thiết kế, bên cạnh đó là vấn đề bảo mật. Tài liệu tôi xem không có đề cập đến người thiết kế.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 11:56, ngày 26 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Góp ý
Anh Vinh thân kính! Tôi có đọc qua trang "Phêrô Martin Ngô Đình Thục". Thấy có một số chỗ có thể làm cho chính xác hơn hoặc viết lại một chút cho "trơn" và mong đạt được sự tương tự như các trang danh nhân khác trên Vi.wiki. Sau đó thấy Anh xuất hiện "lùi lại" sửa đổi bài. Thế là được làm quen với Anh vì biết Anh đã viết trang cho Đức cha Thục. Hay quá! Vậy những "từ" hoặc "cụm từ" nêu trong bài, xin được thảo luận - góp ý với anh chút nhé:
1- Cách gọi tên thánh nên thống nhất trên vi.wiki: Tên thánh của người Công giáo ở Việt Nam vẫn thường quen gọi phổ biến là "Phêrô" thay vì "Pierre", "Máctin" hoặc "Máctinô" thay vì "Martin", "Phaolô" thay vì "Paul". Trong Vi.wiki hình như đã chấp nhận cách gọi "Việt Nam hóa" này ? Nên chăng gọi là "Phêrô Máctin Ngô Đình Thục" cho tương đồng...cũng như "Antoine" và "Michel" viết là "Antôn","Micae" chăng?
2- Việc bổ nhiệm và phong chức giám mục: Theo tôi biết, việc bổ nhiệm Giám mục và lập tòa Giám mục, lập giáo phận mới trên toàn cầu phải do sắc lệnh của Đức Giáo hoàng chứ các giám mục, tổng giám mục không có quyền này. Giám mục chỉ được truyền chức giám mục cho ai đó... khi được Tòa thánh ủy quyền. Vì vậy, viết rằng: "Ông là người bổ nhiệm chính cho chức giám mục..." e không ổn.
3- Đề mục bài viết: Về phần "Giáo vụ" đề nghị đổi là "Tiểu sử" có lẽ hợp hơn, và nên tách riêng sự kiện năm 1963 ra đề mục khác. Vì đây không phải... giáo vụ mà là "sự kiện " hay "biến cố" quan trọng tới nỗi... khiến sau đó Đức Cha Thục phải đi lưu vong và thậm chí bỏ luôn Giáo hội Công giáo Rôma để theo " Giáo hội giả... Công giáo " (Orthodox Roman Catholic Movement, ORCM). Về tiểu sử của Đức Cha, tôi nghĩ có thể viết kỹ hơn với nhiều công sức đóng góp của Ngài cho Giáo phận Vĩnh Long vì Đức Cha là giám mục tiên khởi địa phận này rất lâu đến 22 năm.
4- Tuyệt thông hay phạt vạ tuyệt thông ?: Đức cha Thục sau khi ra nước ngoài sống lưu vong đã bỏ Giáo hội Công giáo Rôma (do Đức giáo hoàng Phaolô VI lúc ấy đương nhiệm) để theo một Giáo hội "giả Công giáo" (phi Giáo hoàng / Orthodox Roman Catholic Movement, ORCM / trong đạo hay gọi là..."bè rối") nên đã bị Tòa thánh "Phạt vạ tuyệt thông" tức là " Dứt phép thông công". Ai cầu nguyện gì với Chúa cho mình cũng đều vô tác dụng. Như thế, thiển nghĩ cần thêm chữ "phạt vạ" bên cạnh chữ " tuyệt thông" để làm rõ trong phép đạo, hành động này là hình phạt của Tòa thánh Vatican dành cho Đức cha Thục, chứ không phải hai bên chỉ là "đoạn giao" hoặc "tuyệt thông", tức là không giao thiệp, "không chơi" với nhau nữa... như kiểu nhà nước với nhà nước.
5- Về thời gian và các môn tu học : Sau khi lên Đại chủng viện Huế, theo chương trình đào tạo linh mục của Công giáo, thầy Thục sẽ có ít nhất 4-5 năm để học triết & thần học chứ không chỉ có học thần học như nêu trong bài viết. Thầy sẽ được học cả triết Đông lẫn triết Tây trong 2 năm đầu. Vào cuối năm 4 hoặc có thể lâu hơn nữa, Thầy mới được nhận chức Phó tế (thầy sáu) và hoàn tất chương trình tại Đại chủng viện tức xong luôn Cử nhân triết học và thần học. Sau 2 năm giúp xứ thường sẽ được chịu chức linh mục. Cha Thục chịu chức linh mục cuối năm 1925 rồi đi du học bên Pháp ngay. Dù là con của cụ Ngô Đình Khả, quan đầu triều Nguyễn đi nữa thì cha Thục cũng không thể chỉ trong vòng 2 năm 1926 & 1927 đã hoàn tất mọi loại văn bằng như đã nêu được. Cụ thể, sao cha có thể vừa học lấy bằng Cử nhân văn chương tại Học viện Công giáo Paris, vừa giảng dạy tại Đại học Sorbonne danh tiếng thế giới, vừa làm luận án lấy 3 bằng tiến sĩ triết - thần và giáo luật gần như... một lúc tại Giáo hoàng học viện Grêgoriô được.!!? Có thể nào "nhầm lẫn" về thời gian chăng ? Anh Vinh thừa biết bên Công giáo việc đào tạo trong các chủng viện, tu viện "khét tiếng" là nghiêm túc còn hơn "rèn lính" mà! Làm gì có chuyện "tốc hành" như vậy được chứ ? Tôi đang tìm đọc một số tài liệu về Đức Cha. Có gì hay sẽ gởi Anh trước để cùng xem, rồi post bài sau vậy ?
Mong Đức Cha phù hộ cho "bọn con", kẻ hậu bối của Ngài. Thân kính! Hoàng Chiến Thắng (thảo luận) 07:22, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Thông tin Đức Cha Thục
Anh Vinh thân!
Xin tham khảo về ĐC. Thục ở trang web của Giáo phận Vĩnh Long, mới tìm được. Khá rõ về cuộc đời Ngài, anh ạ! (http://www.giaophanvinhlong.net/Giaophan/giammuc.htm). Thân! Hoàng Chiến Thắng (thảo luận) 14:07, ngày 30 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Lớp và Hạng
Sao bạn cho rằng không nên dịch là Lớp tàu?NTT (thảo luận) 09:03, ngày 6 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Nếu bạn chỉ nghĩ vậy thì chưa chắc đã đúng. Không biết với các loại vũ khí khác thì thế nào, riêng với tàu bè tôi thấy mọi người luôn dịch là lớp (kể cả tôi).NTT (thảo luận) 22:17, ngày 6 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Trước khi sửa đổi đề nghị bạn vào thảo luận, trình bày lập luận của mình để chứng minh đoạn cần bỏ là sai hay là không phù hợp, chờ đợi ý kiến của người khác rồi hãy sửa.
Không biết bạn có ý gì khi viết "diễn giải tầm bậy của người Tin Lành", người Tin Lành có dính líu gì tới đây, và "diễn giải tầm bậy" là diễn giải gì?
Nếu bạn không đồng ý với bất cứ bài viết nào trên Wikipedia tiếng Việt bạn có thể góp ý để sửa đổi để bài viết tốt hơn, nhưng không nên qui chụp như vậy.
Xin bạn cho ý kiến. Vĩnh Hy (thảo luận) 21:05, ngày 9 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Đã trả lời tại Thảo luận Thành viên:Vĩnh Hy.
- Trước tiên, bạn đã có lời xin lỗi người Tin Lành, tôi xin ghi nhận thiện chí của bạn. Tuy nhiên, tôi có mấy điểm xin lưu ý bạn:
- Bài Ân điển dịch từ en:Divine grace, vì vậy không ai biết tác giả là ai, có thể là người Tin Lành, có thể là người Công giáo, Chính Thống giáo, hay cũng có thể là người không tin vào tôn giáo nào.
- Bạn cho rằng người viết đã "quy chụp quan niệm" của mình lên Công giáo, và "tôi sửa chúng theo quan niệm Công giáo...". Tôi tôn trọng ý kiến của bạn, nhưng tôi e rằng bạn cần dẫn nguồn có giá trị cho quan niệm này (thí dụ như văn kiện giáo lý của Công giáo) nếu không người khác có thể nghĩ đây chỉ là cách hiểu của cá nhân bạn chứ không phải là giáo lý chính thức của giáo hội. Nếu bạn đưa lên nguồn dẫn thì vấn đề coi như giải quyết xong.
- Bởi vì bạn vẫn tin rằng bạn dùng từ "tầm bậy" là chính xác, nên tôi nghĩ rằng có lẽ bạn có thói quen gán cho người khác (không đồng quan điểm với mình) những từ như "tầm bậy", nhưng đối với tôi, có lẽ đối với nhiều người khác nữa, thì từ này không thể xem là bình thường nếu không nói là cố tình xúc phạm. Tôi tin rằng bạn vẫn có thể trình bày đầy đủ quan niệm của bạn mà không cần dùng đến loại từ ngữ như thế.
- Bạn là người đã có thời gian khá lâu đóng góp cho Wikipedia, chắc đã hiểu rõ quy trình sửa bài của Wikipedia nên tôi không cần lặp lại lời nhắc nhở tôi đã gởi bạn trong tin nhắn trước. Tôi tạm thời lùi lại bản cũ bài viết Ân điển cho đến khi thảo luận xong.
- Về bài Dụ ngôn Vị mục tử nhân lành, bài viết này có gì sai trái, thiếu chính xác, hay là không thích hợp mà bạn lại tự ý sửa đổi mà không cần thảo luận. Vì vậy, tôi tạm lùi bài này lại, đề nghị bạn để yên cho đến khi thảo luận đầy đủ về nó. Vĩnh Hy (thảo luận) 12:06, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Đã trả lời tại Thảo luận Thành viên:Vĩnh Hy.
- Chúng ta đến với Wikipedia là vì thiện ý, vì vậy có thể hiểu mọi đóng góp là để hoàn thiện Wiki, cụ thể là làm sao mỗi bài viết tốt hơn; nếu ngược lại có thể xem là vô ý hay cố tình phá hoại. Vì vậy tôi có mấy điểm muốn trao đổi thêm với bạn:
- Về bài Ân điển
- Bạn viết "Tôi sửa chúng theo quan niệm Công giáo" nhưng lại không làm gì để chứng minh (bằng nguồn dẫn) bạn đang đưa vào bài viết quan niệm (chính thức) của Công giáo, dầu tôi đã gợi ý bạn làm như thế để giải quyết nhanh gọn việc này. Tôi tin rằng chỉ cần có nguồn dẫn của bạn thì bài viết sẽ có giá trị hơn.
- Bạn viết "Tôi [lùi lại] vì nghĩ rằng, những sửa đổi đó của tôi không ảnh hưởng đến bố cục, nội dung chính của bài viết." Tôi cũng có thể làm y như bạn vì nghĩ rằng tôi lùi lại là để bảo vệ bài viết. Nhưng tôi sẽ không làm như thế. Bạn thử hình dung bài viết cứ bị "lùi lại" rồi "chạy tới" thì sẽ ra sao. Không ai có thể tin rằng chúng ta đang cố hoàn thiện Wiki bằng cách ấy.
- Cho nên, dầu không đồng ý với bạn, tôi sẽ không bàn đến việc này nữa.
- Về bài Dụ ngôn Vị mục tử nhân lành
- Bất cứ ai có lý trí đều hiểu rõ mục đích và ý nghĩa của việc ho đang làm. Tôi tin là bạn hiểu rõ mục đích của mình khi sửa bài viết này.
- Nếu việc làm của người ấy có ảnh hưởng đến người khác, thì người ấy có bổn phận giải thích cho người có liên quan mục đích trong sáng của việc mình đang làm. Đó là cách hành xử tối thiểu một người đang sống trong một xã hội văn minh cần phải làm. Ban đang sửa bài viết do người khác khởi tạo và (tạm) hoàn chỉnh. Nhưng dầu đã được yêu cầu bạn vẫn không chịu giải thích tại sao bạn làm như thế, mà cứ khăng khăng giữ bản sửa của mình. Bằng hành động đó bạn muốn tôi nghĩ sao về bạn, bạn đang đóng góp cho Wiki hay đang phá hoại?
- Vì vậy, tôi bị buộc phải đặt giả thiết: Nếu tôi phát hiện một bài viết có giá trị về Kitô giáo, người viết là người Công giáo nên văn phong và thuật ngữ là Công giáo. Tôi chỉ cần sửa tất cả thuật ngữ Công giáo thành thuật ngữ Tin Lành, như thế tôi không cần phải làm gì nhiều mà vẫn có thể khiến người đọc tin rằng đây là một bài viết của Tin Lành.
- Tôi xin nói rõ đây chỉ là giả thiết, bởi vì tôi không thể tự hạ thấp nhân phẩm của mình để làm một việc thiếu ngay thẳng như thế. Mong bạn hiểu và thông cảm cho tôi. Tôi hi vọng là chúng ta không tốn thì giờ cho những việc như thế này nữa trong tương lai. Vĩnh Hy (thảo luận) 15:52, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Đã trả lời tại Thảo luận Thành viên:Vĩnh Hy.
Cảm ơn bạn đã cho tôi cơ hội tham dự cuộc thảo luận ngoài ý muốn nhưng rất thú vị này. Dù rất tiếc nhưng tôi nghĩ chúng ta phải chấm dứt ở đây. Tôi sẽ trả lời 3 điểm bạn đã nêu ra trước khi chào bạn và chúc bạn ngủ ngon.
- Khi một bài viết được post lên Wiki tức là nó đang chờ đợi được sàng lọc. Điều đó có nghĩa là khi bạn quyết định sửa bài ấy tức là bạn cho rằng nó đang khiếm khuyết và cần bạn hoàn thiện nó, bạn làm cho nó hay hơn, chính xác hơn và thuyết phục hơn. Tôi chưa hề nói nó đúng, và đang chờ đợi bạn chỉ ra nó sai chỗ nào và phải làm sao cho nó đúng. Thế mà bạn chỉ nói nó sai bạn đúng, mà không chịu chứng minh bạn đúng chỗ nào, rồi bây giờ bạn bắt buộc tôi phải chứng minh bài viết là đúng.Tôi không hiểu bạn đang nói gì nữa.
- Bạn viết "tôi vẫn có quyền không giải thích việc tôi đang làm cho đến khi có một bên trung gian (quan tòa) yêu cầu." Thật đáng tiếc, Wiki không có quan tòa, ai cũng biết điều này. Bạn đang viện dẫn một điều không có thật để biện hộ cho hành vi của mình. Tôi không chắc là bạn đang sống trong một thế giới văn minh hay là thế giới ảo tưởng.
- Cảm ơn bạn đã tặng tôi một câu Kinh Thánh rất hay "họ không thấy các rác trong mắt mình mà chỉ thấy cái xà trong mắt của người khác." (Lc 6:42). Có lẽ do vô tình mà bạn đã sửa văn trong Kinh Thánh (tôi không biết ý thích sửa văn người khác có tính bẩm sinh hay không), nhưng bạn đã đem đến cho tôi niềm vui nho nhỏ trước khi đi ngủ. Vĩnh Hy (thảo luận) 17:45, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Đã trả lời tại Thảo luận Thành viên:Vĩnh Hy.
- Tôi nghĩ bạn cần đọc kỹ câu Kinh Thánh bạn đã gởi tặng tôi lần trước, "họ không thấy các rác trong mắt mình mà chỉ thấy cái xà trong mắt của người khác (Lc 6:42). Vậy mà bạn cho rằng mình hoàn toàn không sửa. Dù sao thì tôi phát hiện thêm một điều thú vị nữa: Bạn luôn tin quyết những điều mình chưa biết rõ, và thích phê phán những điều mình chẳng am tường.
Rất cảm ơn về câu Kinh Thánh Tin Lành mà bạn tặng tôi lần sau. Câu này làm tôi liên tưởng đến người tìm bài viết của người khác để "vạch lá tìm sâu" mà không biết rằng mình nói mà chẳng biết mình nói gì. Vĩnh Hy (thảo luận) 18:18, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Đã trả lời tại Thảo luận Thành viên:Vĩnh Hy.
Cơ đốc, Công giáo La Mã,...
Tôi vẫn còn lăn tăn về các thuật ngữ này. Không biết tôi có đọc nhầm không, nhưng ở 1 số tài liệu họ cho rằng "Công giáo La Mã" hay "Cơ đốc giáo" chính là Catholic, nhưng 1 số tài liệu khác nói là "Công giáo La Mã" mới là Catholic, còn "Cơ đốc giáo" chỉ đạo Chúa nói chung. Bạn có thể giải thích cho tôi được không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:48, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)
À mà "cơ đốc" nghĩa là gì nhỉ ? Và tại sao gọi là "công giáo", chữ "công" ở đây ý muốn nói đến khái niệm gì ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:48, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Đã trả lời tại Thảo luận Thành viên:Sholokhov#Cơ đốc giáo.
Trước hết, xin cảm ơn vì sự góp ý của bạn. Tên các bài viết về giáo hoàng do mình viết được chuyển tiếp từ trang Danh sách các giáo hoàng.
Mình biết hiện nay wiki đang chuyển phiên âm sang tiếng Việt và mình cũng đồng ý sẽ dùng các tên thông dụng đã được phiên âm sang tiếng việt cho các giáo hoàng gần đây như Gioan Phaolô hay Biển Đức XVI đã được dùng tương đối thông dụng. Còn các vị xa hơn thì để tên trang như vậy cũng được. Điều này sẽ thuận lợi hơn cho việc tra cứu. Mặt khác ở bài viết mình cũng đã chú thích tên bằng cả tiếng Việt (dựa theo cuốn 265 Đức Giáo Hoàng, Thiên hựu Nguyễn Thành Thống) và tiếng Anh (dựa theo Wikipedia Tiếng Anh). Mình cũng sẽ chú ý để thiết lập chuyển hướng tới các trang này từ các tên phiên âm tiếng Việt. Như Piô I chuyển hướng tới Thánh Pius.
Tên in đậm đầu bài viết là tên các giáo hoàng theo tiếng Latinh. Mình lựa chọn điều này thay vì để tên tiếng Việt hay tiếng Anh căn cứ vào việc đây là tên chính thức được ghi trong Niên giám hàng năm của tòa thánh và là tên chính thức được công bố cho toàn thế giới trong và ngoài Giáo hội Công giáo.[4]
Hiện nay mình cũng đã hoàn thành xong toàn bộ bản thảo bằng World về 265 vị giáo hoàng Công giáo và cũng sẽ cố gắng chuyển lên Wiki trong thời gian tới. Chúng ta đã có khá nhiều thảo luận liên quan đến tên giáo hoàng. Nay tôi xin có một đề xuất như thế này:
- Tên bài viết sẽ được dùng bằng tiếng Anh là tên tương đối phổ biến và thuận lợi trong việc tra cứu bằng các công cụ tìm kiếm (kể cả Google hay Yahoo). Ví dụ tên bài sẽ là: Pius I.
- Tên in đậm đầu bài viết sẽ dùng tên bằng tiếng Latin (tên chính thức mà Giáo hội Công Giáo dùng để công bố). Bên cạnh đó sẽ chú thích bằng tên phiên âm Tiếng Việt.
- Trong quá trình tìm tài liệu về các giáo hoàng tôi đã phát hiện ra rằng tên phiên âm bằng tiếng Việt không phải lúc nào cũng phổ biến. Mặt khác nhiều cách phiên âm cũng khác nhau. Ví dụ Benedict XVI được phiên âm là Bênêđictô XVI (cuốn 265 Đức Giáo Hoàng) nhưng tên phổ biến được dùng ở Việt Nam là Biển Đức XVI?Nên thiết nghĩ chúng ta chỉ nên dùng tên phiên âm tiếng Việt cho một số vị rất gần chúng ta và đã được dùng phổ biến.Hoangvantoanajc (thảo luận) 01:08, ngày 27 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Cảm ơn những góp ý của bạn! Mình cũng đã định sử dụng các đặt tên bài là: Giáo hoàng + [Tên giáo hoàng (tiếng Anh)] và đã thực hiện điều này trong một số bài viết. Nhưng lại có ý kiến cho rằng chức danh Giáo hoàng cũng chỉ như một số chức danh khác nên chỉ nên dùng tên hiệu như là Biển Đức XVI. Việc bổ sung ý kiến của bạn cho thấy cách đặt tên là Giáo hoàng + [Tên giáo hoàng] xem ra là cách đặt tên hợp lý. Mình ủng hộ ý kiến này.Hoangvantoanajc (thảo luận) 09:05, ngày 27 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Nhờ vẽ biểu trưng
Nhờ anh Vinh vẽ lại File:Wikisource-newberg-de.png nhưng có thêm dòng chữ Văn thư lưu trữ mở bên dưới giống như biểu trưng Wikipedia của mình (anh sử dụng font chữ y mình luôn nhé), cảm ơn anh (định dùng thay thế Wikisource hiện nay) --minhhuy*=talk-butions 09:00, ngày 25 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Câu ấy luôn có sẵn ở phần đầu mỗi trang mà (dưới tên bài) --minhhuy*=talk-butions 06:45, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Tiếng Anh?
Hình như catheral, basilica là tiếng Anh và trong tiếng Việt đã có tên gọi tương ứng? Trong cộng đồng Công giáo, mọi người có nói "cathedral" thay vì "nhà thờ chính tòa" không bạn? Nếu không, thông thường chúng ta không làm trang đổi hướng cho những tên gọi như vậy.Ctmt (thảo luận) 16:03, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Ồ, tôi không để ý đến điểm này. Nếu vậy nhờ anh xóa giúp. Cám ơn.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 16:41, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Các bài về Giáo hoàng
Sau khi Hoangvantoanajc tạo xong các bài về Giáo hoàng, nhờ Vinh sắp xếp và thống nhất tựa bài cho chúng nhé. Hiện nay đang có bài có chữ "Giáo hoàng" có bài không, có bài phiên âm kiểu Giáo hội, có bài viết kiểu tiếng Anh. Tân (thảo luận) 03:29, ngày 30 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Vâng, tôi sẽ sắp xếp loạt bài này sớm nhất có thể. Tôi đang tham khảo ý kiến một số nơi và một số linh mục về cách phiên âm tên giáo hoàng.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 07:52, ngày 30 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Tôi thích gọi Piô, Lêô,... nói chung phiên âm kiểu này hết, trừ Biển Đức. Tôi rất ko đồng ý với việc để tên các bài Giáo hoàng bằng tiếng Anh, trong khi ko 1 Đức Giáo hoàng nào sinh ra ở Anh cả. Chưa kể, Đức Giáo hoàng Piô V đã phạt vạ tuyệt thông Nữ hoàng Elizabeth I, thế chẳng khác nào xúc phạm đến Đức Giáo hoàng bằng cách để tên ngài bằng tiếng Anh. Một phát nữa là bạn thấy Giáo hội Công giáo La Mã hay Giáo hội Công giáo Rôma thông dụng hơn, tôi thích ghi là La Mã!--Meiji-tenno (Thảo luận - đóng góp) 09:36, ngày 1 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Tôi cũng không thích đặt tên bài bằng tiếng Anh bởi vì chúng ta đã có từ phiên âm. Ngay cả các giáo hoàng, các vị luôn dùng tên tiếng Latinh, mặc dù nó gần như được coi là ngôn ngữ không phát triển nữa. Giáo hội Công giáo Rôma là cách gọi chính thức của người Công giáo (chữ Rôma được dùng thay thế cho chữ La Mã ví dụ như: Sách Lễ Rôma, nghi lễ Rôma... Giám mục sang Rôma triều yết giáo hoàng chứ không ai gọi giám mục sang La Mã triều yết giáo hoàng cả).--▐ Trình Thế Vânthảo luận 09:49, ngày 1 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Tôi cũng đồng ý, nên để kiểu phiên âm theo tiếng Việt thì hơn. Hiệp sĩ không đầu (thảo luận) 07:25, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Nhưng... tôi thấy các tài liệu hay ghi Giáo hoàng La Mã hơn Giáo hoàng Rôma, mâu thuẫn nhỉ?--Akbar Mogul (Thảo luận, đóng góp) 03:09, ngày 10 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Thánh Stephen
Em ko đồng ý đổi hướng này của anh Vinh lắm, vì em còn biết có 2 vị Thánh Stephen nữa:
- Vua Stephen I, vị vua sáng lập vương quốc Hungary
- Hoàng thân Stephen của Moldavia, nổi tiếng vì những chiến thắng trước quân Thổ, Hungary hay Ba Lan xâm lược.
--Meiji-Tenno (Thảo luận, đóng góp) 13:10, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Ok! Thanh you.--Meiji-Tenno (Thảo luận, đóng góp) 13:15, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Lý do sử dụng hợp lý cho Tập tin:SEAGames25.JPG
Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:SEAGames25.JPG. Trang mô tả hình cho thấy hình đang được sử dụng theo cách sử dụng hợp lý nhưng không có lời giải thích hoặc lý do tại sao việc sử dụng nó tại các bài viết của Wikipedia lại được cho là hợp lý.
Xin hãy đi đến trang mô tả hình và sửa nó lại, thêm vào lý do sử dụng hợp lý cho hình, bằng cách dùng tiêu bản {{Mô tả sử dụng hợp lý}} hoặc các cách khác tại Wikipedia:Hướng dẫn mô tả sử dụng hợp lý.
Nếu bạn đã tải lên những tập tin sử dụng hợp lý khác, hãy chú ý kiểm tra xem đã có các lý do sử dụng hợp lý ở trang đó chưa. Bạn có tìm thấy danh sách các trang 'hình' bạn đã sửa đổi bằng cách nhấn vào liên kết "đóng góp của tôi" (nó nằm ở phía trên cùng của trang Wikipedia sau khi bạn đã đăng nhập), và chọn "Hình" từ hộp thả xuống. Chú ý rằng bất kỳ hình sử dụng hợp lý nào thiếu lời giải thích sẽ bị xóa bỏ một tuần sau khi tải lên. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào xin hãy hỏi tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn.
Đây là thông báo tự động từ TVT-bot. Để được trợ giúp về các vấn đề hình ảnh, mời xem Wikipedia:Các câu hỏi về bản quyền tập tin hoặc nhắn tin cho người chủ con bot này hoặc một bảo quản viên Wikipedia. Cảm ơn sự hợp tác của bạn. 05:03, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Lại nhờ vẽ
Nhờ anh việt hoá Tập tin:Asiaportal2.png nhé --minhhuy*=talk-butions 06:11, ngày 15 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Tôi sẽ sửa giúp.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 05:02, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Không biết cái hình tới đâu rồi anh? --minhhuy*=talk-butions 13:16, ngày 17 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Tôi nhớ và sắp xếp làm các việc theo thứ tự. Nếu không cần thiết lắm, bạn vui lòng đợi vài hôm nhé.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 13:20, ngày 17 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Cảm ơn anh nhiều, nhưng anh có thể xoá khung của nó không nhỉ (trans) --minhhuy*=talk-butions 13:20, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Sáng kiến.
Tôi xin được trao tặng Vinh ngôi sao này vì những đóng góp liên quan tới nó của bạn cho wiki chúng ta.--Павел Корчагин (thảo luận) 04:34, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Xin cảm ơn bạn.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 05:02, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Đổi tên
Tôi thấy bạn vừa đổi tên bài Michel Nguyễn Khắc Ngữ thành Micae Nguyễn Khắc Ngữ. Bạn có thể cho biết lí do không? Tôi thấy cả trang thảo luận cũng chưa có gì. Mà các wiki khác và người viết ban đầu đều để Michel Nguyễn Khắc Ngữ. Tôi thảo luận với bạn mà không di chuyển lại vì sợ bạn đúng lại mất công. Bongdentoiac (thảo luận) 05:52, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Thế có nghĩa là Michel tiếng Việt phiên âm là Micae à? Giờ tôi mới biết. Thế này thì phải sửa lại trang cho nhất quán thôi. Bongdentoiac (thảo luận) 11:54, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Michael = Micae chỉ nên gọi trong văn cảnh Công giáo.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 12:09, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Phiên âm Việt
Mình không dành lắm về việc phiên âm tên nước ngoài sang tên Việt. Nay có mấy tên người (họ là người Nhật) được chuyển sang phiên âm Việt mong bạn chuyển về nguyên gốc giúp mình được chứ. Cảm ơn trước nha!
1. Oa-ta-na-bê Tắc-cư-rô
2. Ghin-da (tên một con phố)
3. Sai-tô Ghên
4. Gô-tô
5. Rit-ki-ô (tên trường đại học)
6. I-si-ca-oa Bun-yô
7. Ô-ni-si
8. Ki-ô-mi-dư Ki-ô-tô (tên 1 ngôi chùa)
9. Phu-di-i
10. Dan-miêu-hô-di (tên chùa)
11. Mát-chư-mô-tô Sê-i-chô
12. Mi-bu
(Phần không có chú thích bên cạnh là tên người), Giúp mình nhanh nhé!Hoangvantoanajc (thảo luận) 11:17, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Nhờ giúp đỡ cho loạt bài Giáo hoàng
Mình có kế hoạch sẽ hoàn thành loạt bài về các giáo hoàng (265 vị) trước khi về nghỉ tết (5/2/2010) giờ còn khoảng 75 vị nữa sợ không xong được nên mình định sẽ đưa phần thô lên (gồm bài viết và tham khảo) còn nhờ bạn giúp:
1. Đưa vào các bài bảng Infobox Pope (có thể lấy thông tin từ bảng Infobox Pope tiếng Anh, chỉ thay đổi một chút thôi là được).
2. Bổ sung các tiêu bản
Người tiền nhiệm ' |
Danh sách các giáo hoàng |
Người kế nhiệm ' |
3. Làm các liên kết trong bài viết!
Nếu có thể, xin giúp mình để mình hoàn thành loạt bài này theo kế hoạch nhé! thank nhiều nhiều!Hoangvantoanajc (thảo luận) 02:12, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Trung lập
À, vì wiki trung lập nên ko được ghi từ "Đức Giáo hoàng", trừ 1 số trường hợp "tên hiệu" hay quá phổ biến như Đức Mẹ.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 09:00, ngày 22 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Sau nhiều lần suy nghĩ thì mình vẫn ko biết các cụm từ "Đức Giáo hoàng", "Đức Giám mục" có vi phạm thái độ trung lập ko, vì thấy các bài vẫn ghi "bọn cướp biển" mà. Nhờ Trình Thế Vân cho ý kiến.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 04:08, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Tôi nghĩ không cần thiết thêm chữ "Đức".--▐ Trình Thế Vânthảo luận 04:09, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Đặt hàng
Nếu có thể bạn có thể làm giúp 1 cái logo tết 2010 để thay hình 2007 vào bài Tết giúp tôi. Tôi đang có ý định gắn sao cho bài Tết mà:D--Павел Корчагин (thảo luận) 08:01, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- À, mình mượn bạn vẽ hộ cái hình 2010 thay cho cái hình này ấy mà. Năm mới cũng thích đồ mới mà:D--Павел Корчагин (thảo luận) 06:15, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Anh Vinh, sao wiki VN không có thể loại en:Category:Holy See như bên en, vậy anh tạo nhé và dịch là "thể loại: tòa Thánh" hay là "thể loại:Vatican". Cả thể loại:Thành Vatican cũng cần khai triển, vì đây là một quốc gia độc lập. nhưng có lẽ nên dịch là Vatican, vì chữ Vatican ở VN thông dụng hơn là "thành Vatican" và cũng được hiểu như thế? --85.180.220.185 (thảo luận) 15:17, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Logo tết
Vinh ơi logo Tết sửa xong chưa, đêm 28 rồi. Dung005 (thảo luận) 15:53, ngày 12 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Re
Sorry, mình ko rành làm bản mẫu, chỉ có thể copy cái bản mẫu bên en.wiki mà bạn đưa ra, rồi nhờ Việt Hóa. Nếu muốn đẹp hơn, bạn có thể nhờ Paris. Xin được gửi lời chúc Tết tốt đẹp nhất đến Trình Thế Vân và gia đình, chúc Trình Thế Vân luôn được Thiên Chúa ở bên cạnh và giúp đỡ.--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 07:44, ngày 13 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Template:Infobox cardinal (theo lời mời của Ti)
Anh có thể đưa em bản dịch các tham số theo thứ tự từ trên xuống không? Cảm ơn --minhhuy*=talk-butions 01:07, ngày 17 tháng 2 năm 2010 (UTC)
- Em đã tạo xong Bản mẫu:Thông tin hồng y, anh xem lại nếu sai nói em (lưu ý là bản mẫu thật, được việt hoá đàng hoàng bị ẩn đi rồi) --minhhuy*=talk-butions 08:33, ngày 19 tháng 2 năm 2010 (UTC)
- Toà giám mục có hai tham số cố định, nếu người dùng dùng "tòa" hay "toà" đều được, em cố ý làm vậy dành cho một số người bỏ dấu kiểu mới, nếu không họ sẽ không biết mình sai chỗ nào và làm rối loạn luôn, sẵn có việc nhờ anh đây, anh việt hoá dùm em hình:China_portal.png nhé --minhhuy*=talk-butions 12:02, ngày 21 tháng 2 năm 2010 (UTC)
- Cú pháp thay đổi toàn bộ màu quá phức tạp, em làm không nổi (do bản mẫu này chép lại từ en mà bên đó người ta không có hướng dẫn cách chuyển sang ngôn ngữ khác). Thôi thì bây giờ ta cứ dùng tên tiếng Anh (default là mặc định khi không điền tham số "loại") để điền loại bản mẫu, chi tiết nhỏ thôi mà (chỉ cần điền loại là đổi màu ngay). Nếu anh không muốn thì nhờ Paris nhé, cảm ơn anh --minhhuy*=talk-butions 05:29, ngày 2 tháng 3 năm 2010 (UTC)
- Toà giám mục có hai tham số cố định, nếu người dùng dùng "tòa" hay "toà" đều được, em cố ý làm vậy dành cho một số người bỏ dấu kiểu mới, nếu không họ sẽ không biết mình sai chỗ nào và làm rối loạn luôn, sẵn có việc nhờ anh đây, anh việt hoá dùm em hình:China_portal.png nhé --minhhuy*=talk-butions 12:02, ngày 21 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Bạn có biết gì về ông nhạc sĩ Nguyễn Hùng Lân trong trang này không ? Và tên thánh của ông ấy là Ignatiô hay Inhaxiô ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 19:11, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Chất lượng kém
Hai bài giám mục (Gioan Maria Vũ Tất và Giuse Vũ Duy Thống)đang bị đòi xóa hiện nay là hai bài chất lượng kém. Mong bạn có thời gian hãy giúp cải thiện nó vì nếu không người ta sẽ không có cơ sở để giữ nó. Cảm ơn.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 23:46, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Nhờ bạn xem hộ bài này Tôi tớ Chúa--Carot Pro (thảo luận) 19:15, ngày 22 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Tôi thấy hai bài này thông tin vẫn chưa nhiều, bạn là người am hiểu về chủ đề vì vậy tôi xin nhờ bạn nâng cấp bài. Xin cảm ơn trước. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:09, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Đa Minh và Đominicô
Biết Vinh là thành viên viết nhiều về chủ đề công giáo, mình đang thắc mắc không biết nên dùng Đa Minh hay Đominicô ở Wikipedia, các tài liệu khác thì có nơi ghi Đa Minh, có nơi ghi Đominicô. Hồng Trung (thảo luận) 06:41, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Dùng Đa Minh, vì nó thông dụng và là phiên âm tiếng Việt.--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 06:41, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Lý do sử dụng hợp lý cho Tập tin:Btv.png
Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Btv.png. Trang mô tả hình cho thấy hình đang được sử dụng theo cách sử dụng hợp lý nhưng không có lời giải thích hoặc lý do tại sao việc sử dụng nó tại các bài viết của Wikipedia lại được cho là hợp lý.
Xin hãy đi đến trang mô tả hình và sửa nó lại, thêm vào lý do sử dụng hợp lý cho hình, bằng cách dùng tiêu bản {{Mô tả sử dụng hợp lý}} hoặc các cách khác tại Wikipedia:Hướng dẫn mô tả sử dụng hợp lý.
Nếu bạn đã tải lên những tập tin sử dụng hợp lý khác, hãy chú ý kiểm tra xem đã có các lý do sử dụng hợp lý ở trang đó chưa. Bạn có tìm thấy danh sách các trang 'hình' bạn đã sửa đổi bằng cách nhấn vào liên kết "đóng góp của tôi" (nó nằm ở phía trên cùng của trang Wikipedia sau khi bạn đã đăng nhập), và chọn "Hình" từ hộp thả xuống. Chú ý rằng bất kỳ hình sử dụng hợp lý nào thiếu lời giải thích sẽ bị xóa bỏ một tuần sau khi tải lên. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào xin hãy hỏi tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn.
Đây là thông báo tự động từ TVT-bot. Để được trợ giúp về các vấn đề hình ảnh, mời xem Wikipedia:Các câu hỏi về bản quyền tập tin hoặc nhắn tin cho người chủ con bot này hoặc một bảo quản viên Wikipedia. Cảm ơn sự hợp tác của bạn. 01:03, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Nhờ giúp
Nhờ bạn dịch nốt Bản mẫu:Infobox religious building với. Cảm ơn nhiều.113.161.220.112 (thảo luận) 06:14, ngày 15 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tôi hiểu, ý anh Trungda ở đây là anh này ko muốn các t/v WP có cách viết giống như sách vở chính thống của Giáo hội, nhưng mà tôi nghĩ chắc các tài liệu Anh, Mỹ,... đều ghi "Rôma 265 đời" chứ ko phải mỗi sách vở Giáo hội đâu, phải ko nhỉ?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 09:19, ngày 16 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Hic, tôi chưa hiểu về tin nhắn trê của bạn, và từ "sử thần Giáo hội"? Bạn có thể cụ thể hơn không?--▐ Trình Thế Vânthảo luận 09:29, ngày 16 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Ý tôi nói là đâu phải chỉ mỗi sách sử chính thống của GH mới ghi Giáo hoàng có 265 ông đâu.--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 09:33, ngày 16 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Nhờ dịch
Tôi tra Từ điển thấy Metropolitan bishop nghĩa là Tổng giám mục, tra từ Archbishop thấy cũng có nghĩa là Tổng giám mục. Vậy theo bạn tôi nên dịch Metropolitan bishop thành thế nào bây giờ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:43, ngày 2 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Metropolitan bishop là "giám mục miền" còn Archbishop là "tổng giám mục".▐ Trình Thế Vânthảo luận 03:32, ngày 4 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Cùng xin nhờ bạn giúp tôi xem từ Episcopal see nên dịch là thế nào ? Cảm ơn bạn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:43, ngày 2 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Episcopal see là "Tòa giám mục". Cần biết là thuật ngữ "tòa giám mục" này có hai nghĩa: một là chỉ lãnh thổ và quyền bính của giám mục trên lãnh thổ đó (see là ngai); hai là chỉ nơi ở và làm việc của giám mục (trụ sở của giáo phận hay còn gọi là "bishop house").▐ Trình Thế Vânthảo luận 03:32, ngày 4 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Cảm ơn bạn, lại xin nhờ bạn xem giúp tôi từ en:Hieromonk dịch ra tiếng Việt là như thế nào. Regards. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:34, ngày 5 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Vietnam Idol, season 3
Gửi Thế Vinh,
Việc tôi đưa vào một mục ở trong bài VIdol đã được suy nghĩ khá kĩ, chứ không phải bồng bột như cách bạn xóa đoạn tôi viết mà chưa đem ra thảo luận. Đoạn tôi đã viết có liên quan tới một nhân vật khuyết tật và giám khảo Siu Black được đưa ra bàn luận ở các báo như: Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VnExpress... liệu có phản là tin giật gân nhất thời? Theo các chủ đề Idol mà tôi đã đóng góp cho Wiki, đây hoàn toàn nổi bật. Nổi bật ở chỗ nó liên quan đến giám khảo chính, liên quan đến một câu nói bị cho là phân biệt, và nhất là vấn đề này sẽ được chính BTC tuyên bố sẽ đưa ra phát ngôn chính thức trong vài ngày nữa.http://www.vtc.vn/13-255436/van-hoa/btc-vietnam-idol-se-len-tieng-vu-siu-black-son-lam.htm EsVie trao đổi- -đóng góp 12:32, ngày 24 tháng 7 năm 2010 (UTC).
- "Nhất thời" ở đây là vụ này có vẻ đã êm xuôi, bởi thí sinh đã lên báo cho rằng [đại ý] anh ta không nên có động thái như thế - và Siu Black không tiếp tục bình luận thêm nữa. Mặt khác, có luồng dư luận cho rằng, anh ta làm vậy chỉ để gây sự chú ý?? Nếu chúng ta cứ chạy theo đưa tin về những thí sinh "đặc biệt" như vậy, bao giờ cho đủ? Trong những ngày tiếp theo, hãy còn rất nhiều điều "đặc biệt" xung quanh thí sinh. ▐ Trình Thế Vânthảo luận 13:39, ngày 24 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Quan sát American Idol sẽ thấy những sự việc trời ơi cũng bị đem vào làm "tai tiếng"/" như:
- Chuyện ông già hát bài "Pants on the Ground" hay hay làm cho ba bốn đứa ca sĩ thích. Thế là chúng đua nhau hát lại.
- Ryan Seacrest 'twit' ngay sau khi một thí sinh bị loại [lúc đó chương trình đã phát ở bên bờ Đông nhưng chưa kịp phát bên bờ Tây]
- hay mã số bình chọn cho Siobhan Magnus không hiển thị trên trang FB...
- ... biết là những chuyện đó nó nhỏ nhặt nhưng tầm ảnh hưởng nó tới đâu. Em trả lời tin nhắn không phải để bắt lỗi, mà chỉ để thay đổi suy nghĩ tiếp nhận theo hướng phóng khoáng hơn. Tại VN, không có những trang báo chuyên làm những công tác tổng hợp sự kiện như thế mà chỉ có những bài viết riêng rẽ và em chỉ tập hợp một số lượng lớn bài để làm thành một cái "notability"/"controversy"/"criticism". EsVie trao đổi- -đóng góp 11:50, ngày 19 tháng 3 năm 2011 (UTC).
- Quan sát American Idol sẽ thấy những sự việc trời ơi cũng bị đem vào làm "tai tiếng"/" như:
Đặt tên nhân vật
Tôi đề nghị với anh lần sau khi viết bài anh không nên đặt những tên mang gói gọn trong phạm vi một tôn giáo như Cha Trương Bửu Diệp, tôi đã đổi thành Phanxicô Trương Bửu Diệp. Và cũng lưu ý trong nội dung bài dùng các từ nhân xưng như ông chứ không dùng các từ như cha. Cái này không chỉ áp dụng riêng cho chức sắc trong công Công giáo mà còn ở các tôn giáo khác nữa. Cảm ơn anh. THT (thảo luận) 14:25, ngày 24 tháng 8 năm 2010 (UTC)
- Tôi đặt tên này vì nhiều người (cả giáo dân và lương dân) thường gọi nhân vật này là "cha". Và bạn cũng thấy trên Wiki có bài Cha Damien, Mẹ Teresa... đó là những ngoại lệ có thể chấp nhận. Trong bài này tôi có dùng từ "ông" thay vì "cha".--▐ Trình Thế Vânthảo luận 14:38, ngày 24 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Xin lỗi tôi không có ý công kích cá nhân nhưng thực sự tôi rất ngạc nhiên về cách làm việc của những thành viên lâu năm ở Wikipedia như anh và kể cả Thành viên:Kien1980v mà tôi vừa mới tranh luận trong bài chùa Bái Đính, xin lỗi là tầm nhìn quá hẹp
- Về trường hợp của cha Damien hay Thánh Damien và Mẹ Teresa quá nổi tiếng ở toàn cầu rồi, và giới truyền thông cũng hiển nhiên gọi gọi họ là cha, là mẹ, là thánh vì những cống hiến của họ (nhất là Mẹ Teresa) không chỉ trong tín hữu công giáo mà đối với xã hội, ở hai trường hợp này tôi không có ý kiến gì
- Về trường hợp của linh mục Phanxicô Trương Bửu Diệp thì khác, tên tuổi của ông xuất hiện ở một phạm vi nhỏ trong những địa phương tại Việt Nam, và mới chỉ ảnh hưởng trong cộng đồng tín hữu công giáo trong một thời điểm nhất định, nên chưa thể so sánh như với Mẹ Terese và Cha (thánh) Damien được, chắc cái này anh hiểu chứ
- Và với lý do tôi đặt tên này vì nhiều người (cả giáo và lương dân) gọi.. thì anh cần xem lại, một nhóm không thể là đại diện cho cả cộng đồng. Vậy bây giờ tôi đổi bài Nông Đức Mạnh thành Đồng chí Nông Đức Mạnh (vì có nhiều người gọi ông Mạnh là đồng chí),...thì ra sao, liệu tất cả các quy tắc đặt tên ở từ điển này từ trước đến nay sẽ xáo trộn hết
Một lần nữa tôi hy vọng anh nhận thức ra vấn đề này để đồng thuận đổi lại tên bài và nếu anh cứ bảo thủ với quan điểm của mình tôi bắt buộc đưa vấn đề này ra nhờ cộng đồng giải quyết. THT (thảo luận) 15:47, ngày 24 tháng 8 năm 2010 (UTC)
- Xin phép tôi chuyển ý kiến sang trang thảo luận của bài Thảo luận:Cha Trương Bửu Diệp để thêm nhận định của cộng đồng. THT (thảo luận) 15:53, ngày 24 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Nhờ giúp
Nhờ bạn giúp xem bài Mary MacKillop, tôi không rành thuật ngữ tôn giáo lắm. Cảm ơn.113.162.238.66 (thảo luận) 06:38, ngày 20 tháng 10 năm 2010 (UTC)
150k
Thấy bạn online nên nhờ bạn thiết kế dùm cái logo 150.000 nhe.--Cheers! (thảo luận) 05:33, ngày 22 tháng 12 năm 2010 (UTC)
- Nhờ bạn thiết kế giúp logo 200.000 bài với. Cảm ơn nhiều.113.161.220.120 (thảo luận) 08:42, ngày 16 tháng 3 năm 2011 (UTC)
Hôm tết nguyên đán, một admin của Wikipedia tiếng Việt cho tôi biết là hình như bây giờ khó đổi logo (từ khi wiki thay logo mới). Tôi sẽ thực hiện khi biết rằng chúng ta có đổi được hay chăng.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 10:51, ngày 16 tháng 3 năm 2011 (UTC)
- Phương pháp thay hình Wiki.png không còn có hiệu quả nữa, nhưng vẫn có thể tạm sửa MediaWiki:Common.css để ghi đè biểu trưng. Ngoài ra, với chức năng ResourceLoader của MediaWiki 1.17, cách này mới có hiệu quả ngay, thay vì phải chờ mọi người tẩy trống vùng nhớ đệm như xưa. Đây là mã nguồn phải bổ sung vào stylesheet:
#p-logo a { background-image: url("http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/archive/b/bc/20110202115226!Wiki.png") !important; }
Cám ơn Mxn, và còn tiền lệ "một góc tư" (00-25-50-75) cho việc logo kỉ niệm thì sao? chúng ta chờ 250.000 bài viết hay là thay khi 200.000 bài?--▐ Trình Thế Vânthảo luận 18:27, ngày 17 tháng 3 năm 2011 (UTC)
- Chúng ta đã kỷ niệm cả 30.000 bài và 75.000 bài. Nếu treo biểu trưng cho dịp 200.000 bài thì sẽ buộc phải vẽ các biểu trưng 300.000, 400.000... hơi mất công.
:^)
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:35, ngày 18 tháng 3 năm 2011 (UTC)- Không nhất thiết phải theo tiền lệ như vậy. 200k là một mốc lớn, nhiều wiki khác cũng kỉ niệm con số này chứ không chọn số lẻ là 225 (dù sao chúng ta cũng không có mốc 150k). Anh cứ thiết kế biểu trưng 200k đi nhé:) -- ClanKeytalk-butions 09:20, ngày 18 tháng 3 năm 2011 (UTC)
- P/s: Mời anh đăng mẫu thiết kế ở Wikipedia:Thảo luận#Biểu trưng kỷ niệm 200k -- ClanKeytalk-butions 00:04, ngày 19 tháng 3 năm 2011 (UTC)
- Chúng ta đã kỷ niệm cả 30.000 bài và 75.000 bài. Nếu treo biểu trưng cho dịp 200.000 bài thì sẽ buộc phải vẽ các biểu trưng 300.000, 400.000... hơi mất công.
Em có cùng quan điểm với anh là dùng tên chung Thanh Thảo làm định hướng chính hoặc chuyển hướng đến Thanh Thảo (định hướng). Trường hợp của Thanh Thảo ca sĩ cũng y như Madonna bên EnWi. Xin anh cho ý kiến di chuyển trang. EsVie trao đổi- -đóng góp 11:41, ngày 19 tháng 3 năm 2011 (UTC).
Bảy hoàng tử của Địa ngục
Chào bạn, mình thấy bạn rất am hiểu về nghi lễ của Kitô giáo, vậy bạn có thể dịch giúm mình các tội lỗi được bảy con quỷ đại diện không? Cảm ơn bạn trước -- ClanKeytalk-butions 09:10, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)
- Mời bạn xem bài Bảy mối tội đầu mình mới viết.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 10:27, ngày 7 tháng 5 năm 2011 (UTC)
Mời bạn xem Thảo luận:Thiên Chúa giáo (định hướng). Chúc vui. Lê Thy (thảo luận) 08:42, ngày 12 tháng 11 năm 2011 (UTC)
- Đã thảo luận rồi ạ.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 08:52, ngày 12 tháng 11 năm 2011 (UTC)
Xin xem Thảo luận:Lương Hoàng Kim
Tôi cố tìm trên Google thì thấy ít báo chí nào nhắc tới. Đây có thể rơi vào trường hợp nhân vật không nổi tiếng online, liệu bạn có thể giúp không, tôi chỉ cần nguồn có uy tín là được.--115.73.36.106 (thảo luận) 12:15, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)
- Xin xem thêm Thảo luận Thành viên:Nhiêu Lộc ở cuối trang.--115.73.36.106 (thảo luận) 12:20, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)
Đã thảo luận tại đây.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 13:41, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)
Chào bạn Vinh, Nhờ bạn xem trang về Linh Mục Lương Hàong Kim và bỏ phiếu " giữ " cho trang này Tôi cũng mới viết về linh mục này nhờ bạn chỉ giáo dùm nhé Cảm ơn Vinh nhiều
- Chào bạn Vinh, trang về Lương Hoàng Kim mình đã sửa và thêm tư liệu rất nhiều
bạn xem lãi và biểu quyết " giữ" dùm nhé có gì thắc mắc bạn hay chỉ giúp bạn liên hệ mình nhé Huyhoangnguyenpeter (thảo luận) 12:25, ngày 2 tháng 7 năm 2012 (UTC)
- Chào Trần Thế Vinh
Trang về Lương Hoàng Kim mình đã sửa và thêm tư liệu rất nhiều.Trần Thế Vinh xem lại và biểu quyết " giữ" dùm nhé có gì thắc mắc hay chỉ giúp bạn liên hệ mình nhé Huyhoangnguyenpeter (thảo luận) 11:42, ngày 3 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Trang về Lương Hoàng Kim mình đã sửa và thêm tư liệu rất nhiều. Nhờ bạn xem lại và biểu quyết " giữ" dùm nhé, có gì thắc mắc hay chỉ giúp bạn liên hệ với tôi nhé. Cảm ơn những đóng góp của bạn nhiều! Huyhoangnguyenpeter (thảo luận) 08:54, ngày 4 tháng 7 năm 2012 (UTC)
- gửi bạn ý kiến vVề trang "Lương Hoàng Kim " mong bạn khi xem ý kiến này sẽ quyết định biểu quyết
"giữ" cho Trang này, đây là ý kiến của 1 thành viên " Memberofc1"
Giữ
"Tôi chú ý biểu quyết này từ lâu nhưng vì là người không theo Thiên Chúa giáo nên chủ động "ngó lơ" vì sợ kiến thức về Thiên Chúa giáo của mình không đủ để tham gia cho ý kiến. Tuy nhiên, bây giờ thì tôi xin có ý kiến như sau:
Đây là câu tôi chép nguyên từ trang Wikipedia:Độ nổi bật: cái quan trọng ở đây là đừng chỉ xem xét đến việc bài viết có chứng tỏ được sự nổi bật hay không, mà cần phải xét xem chủ đề đó tự bản thân nó đã nổi bật hay chưa.
Như vậy,qua các nguồn dẫn và liên kết ngoài mà Huyhoangnguyenpeter đưa ra trong bài đã xác nhận được độ nổi bật của vị này, còn việc nguồn có đáng tin cậy hay không là do lỗi viết bài chứ không phải lỗi về độ nổi bật. Nhất là trong trường hợp nhân vật khó tìm nguồn chất lượng cao như vị này. Vậy GIỮ"
Tôi không là nguòi Thiên Chúa giáo nên chỉ vịn vào câu chữ để nói như vậy, về khía cạnh tôn giáo thì chắc Huyhoangnguyenpeter nói nhiều rồiMemberofc1 (thảo luận) 14:37, ngày 7 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Huyhoangnguyenpeter (thảo luận) 01:39, ngày 8 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Dù rất muốn công trình bài viết Lương Hoàng Kim của bạn được giữ lại, nhưng tôi vẫn cảm thấy nội dung chưa ổn. Tôi cũng chưa tìm ra được lí do để "bênh" bài, nếu bỏ phiếu sẽ trở thành miễn cưỡng và không hợp lệ. Thân mến. --▐ Trình Thế Vânthảo luận 06:02, ngày 8 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Chùa núi Tà Cú
Hi Vinh! Chùa núi Tà Cú mới linh thiêng chứ bản thân núi Tà Cú đâu có linh thiêng? Lê Thy (thảo luận) 08:50, ngày 15 tháng 6 năm 2012 (UTC)
- Hihi. Em nhầm. Cám ơn anh.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 11:06, ngày 15 tháng 6 năm 2012 (UTC)
Bản mẫu sơ khai Công giáo
Tôi đang sửa bản sơ khai nhỏ theo chuẩn quốc tế, vui lòng không lùi sửa, cảm ơn bạn! Alphama (thảo luận) 17:27, ngày 15 tháng 6 năm 2012 (UTC)
Họp mặt TP HCM
Ngày 24 tháng 6 năm 2012 có một cuộc họp mặt của các TV tại TP HCM, rất mong bạn sẽ đến được! Xin mời vào Thảo luận Wikipedia:Họp mặt#24/6/2012 để biết thêm thông tin chi tiết.--81.210.148.104 (thảo luận) 13:10, ngày 19 tháng 6 năm 2012 (UTC)
Thành viên Memberofc1 đã có thắc mắc về một số vấn đề trong phần BQ xóa bài của bài này. Mời bạn vô giải đáp vì bạn khá thông thạo về Thiên Chúa giáo.Trongphu (thảo luận) 15:51, ngày 11 tháng 7 năm 2012 (UTC)
- Cảm ơn bạn nhắc hộ. Tôi đã trả lời tại đó. Thân mến. --▐ Trình Thế Vânthảo luận 16:40, ngày 11 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Bài lương hoàng Kim
Chào bạn Trần Thế Vinh, trang Lương Hoàng kim đang được đưa ra biểu quyết. so với bài viết lúc đầu thì bài hiện giờ đã được bổ sung tư liệu và sửa rất nhiều Nhờ bạn bớt chút thời gian xem lại và bỏ phiếu " GIỮ " nếu bạn thấy được còn nếu chưa ổn thì mong bạn giúp đỡ để chỉnh sửa bài viết này thêm hoàn chỉnh thêm Đây là lần thứ " n+ 1" tôi lại gửi tin nhắn làm phiền bạn. Thật sự tôi chỉ cần một lá phiếu nữa để giữ lại nhân vật của mình. Tôi không biết bạn nhưng trong những nhận xét của bạn về những nhân vật công giáo thì tôi thấy bạn rất có cùng chí hướng với tôi. Rất có thể bạn không hề biết về nhân vật linh mục Lương Hoàng kim mà tôi nêu ra. Nhưng tôi hy vọng những dẫn chứng và những gì tôi viết sau này sẽ làm " siêu " lòng bạn. Tôi nghĩ bạn không phải là " Tô ma " phải thấy mới tin. Nhưng thật sự nhân vật này rất được nhiều người yêu mến. Nếu có dịp bạn cứ đến GX Vinh sơn hỏi về Linh mục này hay liên lạc được với các thành viên nhóm các giờ kinh phụng vụ hay báo Công Giáo và dân tộc xem. Tôi chắc bạn sẽ phải " rất đỗi ngạc nhiên ", Vì sao người này mất lâu quá rồi mà tình cảm của mọi người dành cho người này lại nhiều như thế. Chính đức tổng Giuse Kiệt, người chưa từng biết về Linh mục này nhưng khi nghe những bài hát của LM kim đã thật sự bị hút hồn, hay như đức cha Micae Oanh lặn lội từ KonTum ra làm lễ giỗ cho LM Kim đều đã có nhân xét rất tốt về khả năng dịch thuật của ngài. " Bạn biết LM Kim Long và sẽ bỏ phiếu nếu như bài viết này là của ông".Nhưng tôi chắc với bạn nếu LM long mà biết về điều này thì sẽ ủng hộ cả hai tay đấy. Tôi không nói " ngoa " với bạn đâu vì nếu như bạn biết rằng chương trình tưởng niệm 15 năm ngày mất của linh mục Kim và hát những bài thánh ca của ngài thì chính cha Kim Long là người đạo diễn và dẫn chương trình. (Chương trình này diễn ra 2 ngày tại nhà thờ Vinh Sơn và Phú Trung.) Tôi viết những điều này vì tin bạn là người " tâm huyết ". Xin hãy tin tôi vì những người như LM Hoàng Kim, Đc Kiệt, ĐC Oanh hay LM Kim Long đều là những người tôi biết. Chính tôi mời các ngài tham dự và chính tôi đã nghe những câu chuyên mà các ngài kể. Không phải tất cả mọi điều bạn thấy hay biết đều có " ghi chú " cả. Những điều mọi người nói với tôi về LM Kim không phải tất cả đều được lưu giữ hay có bẳng chứng để làm tin. Mà quả thực những gì mà Linh mục làm thì đâu cần bằng chứng để làm tin vì họ làm đâu phải để bạn biết
Tôi hiểu bạn sẽ nói nhưng ở WIkipedia thì cộng đồng cần phải có bằng chứng. Bạn biết không chính vì thế tôi mới cần lá phiếu của bạn
Nếu có thể bạn cứ liên hệ thẳng với tôi, tôi sẽ đưa những bản thảo hay sách, dia Cd để bạn tin. Tôi viết dài không biết bạn có đọc không nhưng trong tâm tưởng tôi tin rằng bạn sẽ giúp tôi. Huyhoangnguyenpeter (thảo luận) 11:30, ngày 12 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Về bài Đức Cha Hoàng văn Đạt, tôi có chỉnh sứa thêm bài này và cùng ý kiến biểu quyết " giữ " như bạn nhưng rất tiếc tôi chưa đủ ĐK để bỏ phiếu Huyhoangnguyenpeter (thảo luận) 11:38, ngày 12 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Biểu quyết xoá bài
Cám ơn bạn về các thông tin, nói như bạn, vậy hai chức vụ này giống nhau ở chữ " chính toà" nhưng tổng giám mục có uy tín hơn, công việc nặng hơn và được yêu mến hơn. Vậy tôi bảo lưu các phiếu xoá do tổng giám mục tuy độc lập quyền lực nhưng vẫn có cái "hơn".
Theo tôi nhớ thì đã từng có một quy ước miệng rằng phải từ Tổng giám mục trở lên mới đủ nổi bật, nhưng chỉ là quy ước miệng, không chính thức nên cũng có kẻ thế này, người thế kia. Thiết nghĩ các thành viên am hiểu Thiên Chúa Giáo nên hợp lại thống nhất một quy ước về độ nổi bật của các chức sắc Thiên Chúa giáo nhằm tránh những biểu quyết lôi thôi rườm rà này tôi thấy chỉ tổ chia rẽ tôn giáo, làm mất lòng nhau chứ chẳng được gì đáng kểMemberofc1 (thảo luận) 03:05, ngày 14 tháng 7 năm 2012 (UTC)
- Tôi đã từng nêu quan điểm về chuyện này rồi: tổng giám mục và giám mục (chính tòa hay phó hay phụ tá) cũng đề là chức thánh cao nhất của Công giáo rồi, vì cũng đều dừng lại ở chức giám mục (người trông coi, chăn dắt) chứ không phải giống nhau chữ "chính tòa". Tổng giám mục có thể hơn về mức độ danh tiếng, vị thế nể trọng nhưng nội bộ trong tôn giáo cũng như giám mục thôi. Hãy hiểu về bản chất chức vụ chứ không nên hiểu về mức độ danh tiếng.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 03:15, ngày 14 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Tôi không theo đạo nên nếu có gì sai mong bạn thông cảm, tôi thấy hơi vô lý vì nếu "cũng như giám mục thôi" thì tôi không nghĩ Giáo hội lại rảnh rang đặt thêm chức " tổng " để làm gì cho thừa, đã đặt ra là phải có cái khác mới đặt. Bây giờ không nói về tôn giáo, trong ngữ pháp Việt Nam, có "tổng" là đã hơn rồi, như tổng thư ký, tổng giám đốc, tổng công ty rõ ràng là cao hơn thư ký, giám đốc, công ty,... cái tôi phân vân là chữ "chính toà" tôi không biết là gì nhưng tổng giám mục không có, bây giờ bạn xác nhận là do tổng giám mục chính toà nói tắt thành tổng giám mục, vậy tổng giám mục chính toà hơn giám mục chính toà ngay từ cái tên rồi? Vậy nên tôi bảo lưu phiếu xoá cũng có lý cơ mà?Memberofc1 (thảo luận) 05:52, ngày 14 tháng 7 năm 2012 (UTC)
- Tổng giáo phận (archdiocese) là danh hiệu dành cho những giáo phận (diocese) cổ kính, có tính chất lịch sử, cho nên giám mục lãnh đạo một tổng giáo phận thì gọi là tổng giám mục cho phù hợp về mặt ngôn từ. Thông thường, tổng giám mục của một tổng giáo phận thường được hiểu ngầm là "chính tòa" (vì không có chức tổng giám mục phụ tá), còn giám mục thường thêm chữ "chính tòa" để phân biệt giám mục "phó" hoặc "phụ tá". Nếu cho rằng tổng giám mục lớn hơn giám mục là không chính xác. Ví dụ: tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn của tổng giáo phận Hà Nội làm sao mà lớn hơn giám mục Joseph Ratzinger của giáo phận Rôma được? (Ratzinger là giám mục giáo phận Rôma, còn gọi là giáo hoàng Bênêđictô XVI). --▐ Trình Thế Vânthảo luận 06:32, ngày 14 tháng 7 năm 2012 (UTC)
OK Thuyết phục Memberofc1 (thảo luận) 07:58, ngày 14 tháng 7 năm 2012 (UTC) Như vậy là không có phân định giữa tổng và không tổng, tôi sẽ xét lại nội dung bài viết và huỷ phiếu xoá ở các bài thuyết phục được tôi về độ nổi bật của các vị nàyMemberofc1 (thảo luận) 08:00, ngày 14 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Xin một ủng hộ cho bài Lương Hoàng Kim
Bài này chỉ còn khoảng 7 ngày bỏ phiếu, và bạn cần ít nhất 1 phiếu Giữ nữa để "quân bình tỉ số". Hãy chọn mặt gửi vàng, một phiếu xoá nữa là coi như đi tong 03:12, ngày 14 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Vẫn là tôi đâyHuyhoangnguyenpeter (thảo luận) 04:11, ngày 14 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Con trâu Mộng To làm đúng! Phiếu như vậy làm sao chấp nhận, tôi biết bạn ủng hộ bài này nhưng vui lòng fair play!Memberofc1 (thảo luận) 07:56, ngày 14 tháng 7 năm 2012 (UTC)
- Tôi dựa theo quy định bỏ phiếu (mục phiếu hợp lệ là...) nằm chần dần trên đầu trang đó bạn.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 07:59, ngày 14 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Giuse Nguyễn Chí Linh
bài viết Giuse Nguyễn Chí Linh đã bị một IP không có tên sử đổi tùm lum và sau đó đưa ra biểu quyết xóa. Tôi đã lấy lại bài đầu tiên của Vinh. bạn kiểm tra lại và bổ sung thêm. Tôi không có lẽ có những người phân biệt tôn giáo trong wikipedia này. Họ không dùng IP thật của mình mà toàn phá hoại không Dinhhoangdat (thảo luận) 03:44, ngày 17 tháng 7 năm 2012 (UTC)
- Tôi chia sẻ những khó khăn của các BQV trong việc giữ gìn trật tự của Wikipedia tiếng Việt. Những người kỳ thị tôn giáo này, tôn giáo nọ chứng tỏ họ chỉ là tay sai của thế lực sự dữ (cái ác) vì bản chất mọi tôn giáo đều hướng thiện cả.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 07:00, ngày 17 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Về thảo luận
Tôi rất thích thảo luận về những bài viết, đặc biệt là tôn giáo vì đây là vấn đề tôi cũng khá quan tâm, cho nên "tư thế" thảo luận của tôi luôn hàm ý là vừa luận vừa học hỏi, chứ hoàn toàn không mang tính hơn thua. Hơn ai, thua ai, được gì, mất gì ở cái wiki này? Tuy nhiên qua 2 lần tôi có dịp tham khảo cùng bạn, lần trước là ở Thảo luận:Linh mục, thì tôi thấy cách suy luận 1 vấn đề của 2 ta khác nhau, chứ không phải tôi đúng bạn sai hay ngược lại. Cho nên nếu có mâu thuẫn hoặc bạn hiểu lầm thái độ của tớ thì cũng mong bạn cũng xí xóa cho và đừng nóng (dễ nỗi mụn):D majjhimā paṭipadā Diskussion 10:03, ngày 18 tháng 7 năm 2012 (UTC)
- Có thể nói tôi là thành viên Wiki tiếng Việt thế hệ thứ 2 (bây giờ đã là thứ 3, thứ 4 rồi) nên tôi hiểu rằng nếu mình hơn thua (bàn phím chiến) ở đây thì cũng chẳng được lợi lộc gì. Tôi chỉ muốn viết ra những gì tôi hiểu biết về Đạo Công giáo để chia sẻ với cộng đồng. Những chỗ nào đúng thì tôi tiếp thu, sai thì tôi sửa chữa, bất đồng thì tôi thảo luận. Tôi cũng mong bạn xí xóa.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 13:13, ngày 18 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Giuse Nguyễn Chí Linh
Nhờ bạn giúp xóa dùm tôi phần "Hưu {{{hưu}}}" trong khung thông tin Giám Mục cùa bài này nhé Huyhoangnguyenpeter (thảo luận) 07:32, ngày 21 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Hải Linh
Bài Hải Linh, đang được đưa ra biểu quyết. Mong bạn cho biết ý kiến. Cảm ơn bạn Dinhhoangdat (thảo luận) 10:17, ngày 30 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Trần Thế Vinh ơi bạn cho nguồn vào bài này với.--Chu Ech Beo Xanh (thảo luận) 02:21, ngày 31 tháng 7 năm 2012 (UTC)
- Cảm ơn bạn đã nhắc, tôi sẽ cố gắng tìm nguồn. Thân mến.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 13:49, ngày 31 tháng 7 năm 2012 (UTC)
Kim Long, linh mục nhạc sĩ
Chào Trần Thế Vinh Bạn còn nhớ trong bài viết về Lương Hoàng Kim bạn có nói, nếu viết về LM Kim Long thì bạn sẽ ủng hộ. Nay, bài viết về Kim Long, linh mục nhạc sĩ tôi vừa viết. Đảm bảo trong vài ngày nữa bài này cũng sẽ được các thành viên khác đem ra Biểu quyết xóa, giống trường hợp bài Lương Hoàng Kim hay bài Hải Linh thôi. Trong bài này thể nào cũng kéo theo phần biểu quyết xóa của bàiKinh Hòa Bình và bài Lịch sử Thánh nhạc Công giáo Việt Nam mà bạn là tác giả. Tôi cảm thấy mình đơn độc chiến đấu một mình. Nhiều lần nhờ bạn hỗ trợ nhưng chẳng thấy hồi âm. Mong " đợt " này có bạn trợ giúp như lời đã hứa trước đây. Đầu tiên nhờ bạn thêm nguồn cho các bài viết Kinh Hòa Bình và bài Lịch sử Thánh nhạc Công giáo Việt Nam mà bạn là tác giả. Thứ đến nhờ bạn bổ sung thêm những điều cần còn thiếu cho bài về LM Kim Long này. Tuần này tôi phải đi tĩnh tâm cùng với các linh mục của giáo phận, chắc sẽ không có nhiều thời gian cho bài này. Lần kêu gọi này mong rằng không như muối bỏ biển. Chúc sức khỏe bạn Dinhhoangdat (thảo luận) 12:43, ngày 20 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Đặt hàng
Nếu rảnh bạn có thể viết giúp bài Thiên Chúa giáo tại Việt Nam với sườn bài có thể từ lịch sử hình thành, quá trình truyền giáo, bối cảnh chính thể (ảnh hưởng đến các chính thể của từng thời ntn), quy mô (tổng số giáo dân + tu sĩ; tổng số giáo phận + nhà thờ), ảnh hưởng đến văn hóa (âm nhạc, thi ca, văn học, hội họa),.... Nếu bài này được viết hoàn chỉnh, sẽ là nền tảng cho những cuộc biểu quyết sau này liên quan đến TCG tại VN. majjhimā paṭipadā Diskussion 16:45, ngày 22 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Đã có bài Công giáo tại Việt Nam thay vì Thiên Chúa giáo tại Việt Nam. Dù chưa nhiều nội dung nhưng cũng mời bạn xem qua bài đó. Thân mến.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 16:53, ngày 22 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Hiện tại có hai cuộc thảo luận biểu quyết trên Wikipedia. Rất mong có được thêm ý kiến và phiếu của bạn. đây và đây. Cảm ơn!Trongphu (thảo luận) 06:41, ngày 25 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Kim Long (nhạc sĩ)
Bài Kim Long (nhạc sĩ) đang được đưa ra BQX, người mà TemplateExpert cho là giống " Hải Linh nữa cũng có nguồn RFA ". Đây là điều không nằm ngoài dự đoán của tôi khi viết về những nhân vật công giáo. Lần này ý " Chưa rõ độ nổi bật. Nguồn không trung lập" lại một lần nữa được 1 IP dấu tên đưa ra. Xin bạn cho ý kiến bề BQX này. Cảm ơn bạnDinhhoangdat (thảo luận) 07:31, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
Đề cử bài viết chọn lọc
Sắp tới, mình sẽ đề cử bài viết Các thánh tử đạo Việt Nam làm bài viết chọn lọc. Mình sẽ chờ ý kiến của bạn về vấn đề này, xin cám ơn.--Hachi_ft_Somo (thảo luận) 04:01, ngày 29 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Theo tôi, bài này nên được mở rộng nhiều hơn về phần lịch sử, và tiểu sử các vị tử đạo (các link đỏ vẫn nhiều). Ngoài ra, nguồn chú thích cũng là một vấn đề, vì đa số là nguồn từ bên đạo mà thôi.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 06:49, ngày 29 tháng 8 năm 2012 (UTC)
In God We Trust
Chào bạn, tôi đang viết bài In God We Trust. Trong đó có từ sử dụng từ " the motto " dùng để gọi cho cụm từ " In God We Trust ". Nhưng tôi băn khoăn không biết dịch từ này sang tiếng Việt gọi là gì cho đúng. Theo bạn, các từ nào sau đây có thể được dùng cho đúng văn phạm: phương châm, khẩu hiệu, quốc hiệu, tiêu ngữ, hay một tên gọi nào khác... Nhờ bạn giúp đỡ dùm. Cảm ơn bạn, chúc sức khỏe. Dinhhoangdat (thảo luận) 11:28, ngày 30 tháng 8 năm 2012 (UTC)
À quên chưa mời bạn, bạn cứ thảo luận thoải mái. TemplateExpert (thảo luận) 06:01, ngày 2 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Danh sách nguồn cấp 1
Xin bạn cho ý kiến Thảo luận Thành viên:Alphama/Nguồn Công giáo cấp 1 để làm tiêu chuẩn cho các nguồn. Cần theo gì, bổ sung hoặc thay đổi. TemplateExpert (thảo luận) 05:51, ngày 3 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Lấy ý kiến đưa nguồn Công giáo ra thảo luận Công khai
Có nên đưa danh sách nguồn công giáo ra thảo luận công khai (Thảo luận Thành viên:Alphama), bạn cho ý kiến với. TemplateExpert (thảo luận) 16:31, ngày 3 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Mời bạn cho ý kiến ở thảo luận công khai. TemplateExpert (thảo luận)
Chào bạn, bài này tôi đang đề cử cho mục " bạn có biết ". Do tầm hiểu biết còn hạn chế và năng lực có hạn, nên bài này rất cần cần sự giúp đỡ của bạn để hoàn chỉnh và trung lập hơn. Mong bạn giúp đỡ, Chúc sức khỏe Dinhhoangdat (thảo luận) 12:39, ngày 20 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Phá hoại quá đáng và phân biệt tôn giáo
IP 81.210.154.203 Thật là quá đáng đã xóa một cách " phá hoại " phần đề cử bài Gioan Baotixita Bùi Tuần trong mục "Bạn có biết". Mong bạn cho ý kiến Dinhhoangdat (thảo luận) 12:57, ngày 20 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Do công việc của vi.wikipedia ngày càng nhiều, đòi hỏi có thêm bảo quản viên giúp cho các bảo quản viên cũ đang quá tải. Nay tôi xin mạo muội đề cử một thành viên có những tố chất rất cần cho công việc của một BQV tốt. Đó là:
- Trình Thế Vân, đây là một người:
- Có năng lực
- Thành viên rất trung lập
- Tâm lý bình tĩnh, quyết đoán.
- Khiêm tốn
- Nhiệt thành trong công việc.
Mong bạn Trần Thế Vinh chấp nhận lời đề nghị này và mong cộng đồng ủng hộ đề xuất của tôi. Huyhoangnguyenpeter (thảo luận) 09:26, ngày 21 tháng 9 năm 2012 (UTC)
- Tôi tin bạn sẽ thành công, mong bạn chấp nhận đề cử và cho biết ý kiến --Dinhhoangdat (thảo luận) 00:29, ngày 22 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Chào Vinh, mình đang viết bài về nhân vật này. Nếu bạn có tài liệu về người này thì chia sẻ với mình nhé.
Thân gửi Trần Thế Vinh các bài hát nổi tiếng của ông để bạn nghe thử:
- " Cao Cung Lên ", sáng tác năm 1946. Đây là bài hát được được coi là một trong những bài Thánh ca Giáng sinh bất hủ ở Việt Nam.
- Mùa đông năm ấy Dinhhoangdat (thảo luận) 12:19, ngày 29 tháng 9 năm 2012 (UTC)
Chào Vinh, mình đang viết bài này. Nếu bạn cũng thích đề tài này thì nhờ bớt chút thời gian xem và giúp mình chỉnh sửa thêm cho hoàn thiện nhé. chúc sức khỏe Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 12:30, ngày 12 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Chào Vinh, Bạn vô đây và cho biết ý kiến vế bài này nhé. mình hỏi bạn:
1. Bạn thấy có cần viết thêm phần "Saint Joseph's Day" trong bài này không hay là tách riêng ra thành bài khác như các wiki khác đã làm.
2. Tất cả các phần ghi chú mình đã chỉnh sửa hết để dễ nhìn. Trong bài có rất nhiều chú thích được lấy từ sách phúc âm, ví dụ LuCa 2: 15... các phần này ngoài việc chú thích, mình còn dẫn tới nguyên bản của các dòng, câu này bằng tiếng Anh. Điều này các wiki ở nhiều ngôn ngữ đều không làm hoặc chỉ dẫn với vài ba mục. Nhưng không biết như vậy có vi phạm về việc dẫn nguồn (như phần tóm tắt trong khung) có thể chấp nhận được không.
Nhờ bạn xem dùm và nếu có điều gì chưa ổn mong bạn cho ý kiến tiếp. Mong tin Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 13:28, ngày 24 tháng 10 năm 2012 (UTC)
- Chào Vinh,
Trong bài này có phần Chú thích số 2 bạn thêm vô, Prof MK có hỏi là "ghi chú hay chú thích tham khảo ?" có gì nhờ bạn coi dùm nhé, thân Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 04:32, ngày 29 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Mời thảo luận và cho ý kiến
Mời bạn cùng thảo luận và cho ý kiến tại Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật (người)#Độ nổi bật về người trong các tôn giáo chính Xin cảm ơn Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 11:04, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Hỏi nhờ một chút nhé
Chào Vinh, Khỏe không. Mình hỏi bạn một chút nhé:
- Bạn thấy phần mở đầu của bài Thánh Giuse như thế nào, vì có thành viên cho rằng " phải viết lại để liền mạch chứ không phải thông tin cắt xẻ như vậy."
- Phần viết về Việt Nam trong bài bạn thấy thế nào vì có người cho rằng "đưa đoạn về Việt Nam là không tiêu biểu và không có tính đại diện"
Bạn cho mình biết ý kiến nhé. Chúc cuối tuần vui vẻ ha Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 05:23, ngày 10 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Chính tả
Tôi vừa thấy bạn đổi Giáo phận Quy Nhơn thành Giáo phận Qui Nhơn với lí do tên tiếng Latinh dùng chữ i ngắn. Thực ra đối với tên riêng được viết hoa thì vẫn có xu hướng dùng y-dài cho hầu hết các trường hợp, ví dụ các bài Quy Nhơn, Hy Lạp... Thêm nữa, viết qui bản chất là sai quy luật, vì nguyên âm i-ngắn hay y-dài khi đi được làm tròn môi (đi với âm u) thì phải viết uy chứ không viết ui (so sánh củi với quỷ, lưu ý chữ c/q trong tr/h này đều dùng để ghi âm /k/). Viết qui vẫn đc chấp nhận là một thói quen vì nó không gây nhầm lẫn, nhưng không nên để làm tên chính. (Hi vọng giải thích lòng vòng của tôi không làm bạn khó chịu^^) Hungda (thảo luận) 17:27, ngày 12 tháng 11 năm 2012 (UTC)
- Có thể tôi hiểu lầm ý của bạn, có phải bạn muốn nói Vatican dùng Qui Nhơn? Hungda (thảo luận) 17:30, ngày 12 tháng 11 năm 2012 (UTC)
- Tôi thì nghĩ khác, "Ban Mê Thuột" với "Buôn Ma Thuật" phát âm khác nhau rồi, còn "Qui" với "Quy" chỉ đơn giản là cách thể hiện của cùng 1 âm, mặt khác "Quinhonesis" không phải là tiếng Việt. Dù sao thì nó cũng không quá quan trọng, tùy bạn thôi. Chúc ngủ ngon! Hungda (thảo luận) 17:55, ngày 12 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Thượng phụ
Thanks. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:00, ngày 12 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Cho mình một ý kiến
Trong "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Thánh Giuse" có hai ý kiến trái ngược nhau sau:
- ý kiến của Thanhtinsaosang: "Nên thêm phần hội họa để sử dụng các ảnh trong phần hình ảnh. Tôi thấy hầu hết các ảnh này đều là các bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng. Mong nhận được ý kiến. => Trong bài, phần thư viện ảnh đã được mở rộng với nhiều hình ảnh theo các chủ để của bài.
- Ý kiến của CNBH: "Wikipedia không phải là một bộ sưu tập về hình ảnh không đi kèm với văn bản của bài viết"
- Mình bối rối quá không biết xử lý thế nào với phần hình ảnh này. Ban có thể cho mình một lời khuyên không Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 03:00, ngày 21 tháng 11 năm 2012 (UTC)
hợp nhất
Có bài này, Dòng Anh Em Hèn Mọn, khi nào bạn rảnh sử hợp nhất dùm, cảm ơn Nai Tơ Ngơ Ngát (thảo luận) 11:55, ngày 23 tháng 11 năm 2012 (UTC)
lại bài Thánh Giuse tiếp
Theo ý của một số thành viên, mình cũng muốn tách phần hình ảnh của bài này ra thành bài riêng. Vậy bạn có ý tưởng nào cho tên của bài tách này không giúp mình với ? có thể là "Hình ảnh về Thánh Giuse" (mình vẫn không thấy ổn lắm với tên này, còn thiếu gì gì đó)hay... một tên nào khác bạn có thể giới thiệu cho mình được không. cảm ơn nhiều. Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 12:57, ngày 27 tháng 11 năm 2012 (UTC)
- Thế Vinh nên đặt chờ xóa ở bài Lễ Giáng Sinh, sau khi được xóa thì di chuyển trang kia sang để bảo lưu lịch sử sửa đổi. Nhiều người hay kiện cáo chuyện này lắm, cẩn tắc vô ưu ^^ majjhimā paṭipadā Diskussion 16:50, ngày 18 tháng 12 năm 2012 (UTC)
- Done. Giờ chỉ chờ BQV xóa bài kia là ta có thể di chuyển sang^^ majjhimā paṭipadā Diskussion 18:58, ngày 18 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Tại sao xóa chủ đề Tin Lành
Tại sao bạn xóa Chủ đề Tin Lành chèn vào các bài viết liên quan mà không thảo luận trước. Lấy thí dụ những bài như Ân điển, Cứu rỗi, và nhiều bài khác có nội dụng tương tự, khi tôi chèn Chủ đề Tin Lành vào bạn đều xóa. Bạn cho rằng đưa một chủ đề có liên quan như Chủ đề Tin Lành vào những bài viết như thế là sai, không thích hợp, không phù hợp với tôn chỉ của Wiki?
Đề nghị bạn giải thích rõ hơn câu ghi chú (giữ lại bảng chủ đề dùng chung cho các giáo hội). - Ninh Chữ (thảo luận) - 07:11, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (UTC)
- Cảm ơn bạn về câu trả lời, nhưng tôi thấy vẫn chưa thỏa đáng nên đề nghị bạn giải thích thêm:
- Wiki chủ trương mở nghĩa là hoan nghênh mọi đóng góp có tính xây dựng, gia tăng kiến thức cho người đọc, vì vậy bạn (và bất cứ ai) chỉ nên xóa một đóng góp nếu nó đi ngược với tôn chỉ của Wiki như phá hoại, làm sai lệch nội dung bài viết, xúc phạm hoặc bôi nhọ người khác.... Bạn chưa chỉ cho tôi thấy bản mẫu Tin Lành có tác động xấu đến những bài viết mà tôi đã chèn vào. Nếu không có tác dụng tiêu cực thì đó là đóng góp đáng hoan nghênh. Bạn nên nhớ Wiki là cộng đồng mở, luôn mời gọi mọi người đóng góp, vì vậy cần phải trân trọng những đóng góp đó, vì đó là thiện chí và đôi khi là tâm huyết của người viết, không thể dửng dưng xóa bỏ khi mình cảm thấy không thích, hoặc cho là không thích hợp với quan điểm của mình. Ai cũng biết rất cần sự tôn trọng lẫn nhau trong cộng đồng Wiki này.
- Bạn biết rõ, Cơ Đốc giáo bao gồm Công giáo, Chính Thống giáo, Kháng Cách. Vì vậy, không hề có sự đối kháng triệt tiêu lẫn nhau khi giới thiệu những bài viết có tập hợp chung trong Cơ Đốc giáo, thí dụ như Chủ đề Tin Lành, Chủ đề Công giáo, Chủ đề Chính Thống giáo. Tôi chưa hề chèn một bản mẫu Chủ đề Tin Lành nào vào một bài viết thuần túy Công giáo, nhưng chỉ những bài thuần túy Tin Lành, và những bài Cơ Đốc giáo liên quan đến Tin Lành. Tất cả bài viết này đều do tôi khởi tạo và đóng góp chính (không thể nào tôi tự phá hoại công sức đóng góp của mình, nhưng chỉ cố làm cho nó tốt hơn). Tôi không chèn vào những bài có nội dung tương tự nhưng do người khác khởi tạo bởi vì tôi luôn luôn tôn trọng người viết, không biết họ có đồng ý không.
Hơn nữa, tôi chỉ chèn thêm bản mẫu Tin Lành vào cùng với bản mẫu Cơ Đốc giáo, chứ không xóa bỏ bản mẫu nào. Xin nhớ rằng tôi đã khởi tạo Chủ đề Cơ Đốc giáo nên tôi quý và trân trọng Chủ đề này.
Vài lời mong bạn hiểu cho, để chúng ta cùng nhau xây dựng Wiki tốt hơn. Thân mến.- Ninh Chữ (thảo luận) - 10:25, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (UTC)
- Về thí dụ của bạn về bài viết ASEAN hoặc bất cứ bài viết nào khác, tôi tin rằng mọi độc giả cần có nhiều thông tin liên quan đến bài viết, vì vậy Wiki được thiết kế theo chiều hướng ấy (Xem thêm, đọc thêm, liên kết ngoài, các bản mẫu - 1 hoặc nhiều bản mẫu- cùng xuất hiện trong một bài viết). Nếu có bất cứ bản mẫu nào thích hợp để làm độc giả hiểu rõ hơn về ASEAN đều đáng hoan nghênh, trong thực tế không thiếu bài viết dạng này ở Wiki.
- Còn về câu nói của bạn, "Và, bạn cũng chưa chỉ cho tôi thấy việc tôi gỡ bỏ bản mẫu đó ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào cho bài viết? có ý phá hoại, làm sai lệch nội dung bài viết, xúc phạm hoặc bôi nhọ người khác không?" Tôi chưa hiểu hết ý của bạn, mong bạn giải thích rõ hơn, bởi vì tôi nghĩ bất cứ ai có lý trí và lòng tự trọng trước khi có ý định tác động đến công việc hoặc thành quả của người khác đều phải biết giải thích cho họ biết họ đã sai chỗ nào, lầm lẫn chỗ nào, có hại cho cộng đồng như thế nào, bây giờ dù rất không muốn tôi buộc phải sửa lại hoặc hủy bỏ bởi vì tôi không hề muốn xúc phạm đến bạn, cũng không tự khẳng định mình, nhưng chỉ muốn làm tốt cho bạn và cho cộng đồng mà thôi, và lời giải thích ấy luôn luôn đi kèm với một lời xin lỗi.
Tôi đã và đang đóng góp cho Wiki qua những bài viết, khi tôi chèn bản mẫu Tin Lành vào những bài viết ấy, tôi đang giúp độc giả có nhiều thông tin hơn. Bạn là người xóa bỏ rồi buộc tôi phải giải thích cho bạn hiểu bạn đã sai chỗ nào, nghĩa là bạn đang buộc tôi phải giải thích một hành động không phải do tôi gây ra. Tôi thực sự bối rối trước lập luận của bạn. Rất mong chúng ta sẽ hiểu nhau hơn để cùng cộng tác xây dựng Wiki ngày càng tốt hơn. Thân - Ninh Chữ (thảo luận) - 11:08, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (UTC)
- Xin trả lời về nhận xét của bạn về cá nhân tôi, "Nói thêm, rất hoan nghênh bạn đóng góp cho WP nhưng có vẻ như bạn hoạt động hơi cảm tính, đành rằng bạn khởi tạo các bài viết nhưng điều đó không có nghĩa bài viết đó là của bạn, dù công sức bạn đáng được ghi nhận."
- Bạn là người đã đóng góp khá lâu cho Wiki chắc chắn bạn hiểu rõ nguyên tắc của Wiki: chỉ thảo luận về Wiki, không đả kích cá nhân ("hoạt động của bạn hơi cảm tính").
- Tôi chỉ xin lưu ý bạn điểm này, tôi không hề nói hay ngụ ý rằng các bài viết tôi đóng góp là của tôi, tôi chỉ nói "tôi quý và trân trọng chúng nên tôi không thể nào phá hoại chúng", đây là điều dễ hiểu đối với bất cứ ai đóng góp cho Wiki với thiện chí, không ai ghét bỏ đứa con tinh thần của mình, dù nó chỉ là một đóng góp nhỏ nhoi. Từ khi làm quen với Wiki tôi hiểu rõ nguyên tắc không bản quyền, có lẽ không cần bạn giải thích thêm đâu.
- Về ý kiến của bạn, " Một hành động nhỏ của tôi là gỡ bỏ cái bản mẫu đó, thực tình, nếu bạn suy nghĩ kỹ thì nó cũng chẳng làm chặn luồng thông tin mà bạn muốn truyền tải đến mọi người." Tôi không thể đồng ý với ý kiến này, chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, thông tin không bao giờ thừa cho người muốn mưu cầu nó. Nếu bạn cho đây là chuyện nhỏ, xin bạn để một phút để nghĩ lại: bạn có cần phải xóa bỏ nó hay không. Chưa kể, bạn xóa bỏ tùy tiện như thế tức là đang phủ nhận công sức đóng góp của người khác. Trong một xã hội nhân bản, bất cứ ai có lòng tự trọng đều không muốn xúc phạm người khác, dù chỉ là một đứa bé, bạn là một Kitô hữu mộ đạo, tôi tin bạn hiểu rất rõ nguyên tắc này đã được nhắc nhở nhiều lần trong Kinh Thánh. Rất vui khi có cơ hội trao đổi với bạn, luôn trong tinh thần xây dựng và tôn trọng lẫn nhau. Thân.- Ninh Chữ (thảo luận) - 11:31, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Cảm ơn bạn đã kiên nhẫn tiếp tục thảo luận này trong tinh thần xây dựng, mặc dù bạn vẫn thích nhận xét về cá nhân tôi (" Nhưng chính vì sự bất đồng khiến bạn hơi "nhạy cảm" và xem việc tôi làm là xúc phạm bạn, phủ nhận công sức của bạn (?) đó là điều đáng tiếc thứ hai.") Tôi thấy mình không có bổn phận trả lời những nhận xét chủ quan như thế.
- Về ý của bạn, "miễn là tôi tự xét rằng, hành động đó không làm nguy hại, sai lệch, nội dung của bài viết. Những hành động sửa, xóa, thay thế là bình thường cho việc đóng góp trên WP." tôi không hiểu khi nói như thế bạn có nghĩ đến những người khác cùng chung tay góp sức xây dựng cho Wiki giống y như bạn không. Tôi không biết là tôi có nên hiểu câu nói này có nghĩa là bạn có quyền làm bất cứ điều gì miễn là bạn "tự xét rằng....," tôi thấy cũng tương tự như một người chạy xe trên đường, cứ phóng xe theo ý mình không cần luật lệ giao thông, không cần quan tâm người khác có bị ảnh hưởng gì không, "chỉ cần tôi tự xét rằng..."
- Bạn biết rõ Wiki là thành quả của nhiều người, vì vậy ở mỗi bài viết đều có phần Thảo luận để mọi người cùng góp ý, ngay cả tranh luận trong tinh thần xây dựng để tìm sự đồng thuận trước khi chỉnh sửa hoặc xóa bỏ (trừ những lỗi nhỏ hoặc quá rõ ràng). Ngay cả những bài viết kém chất lượng, Wiki cũng chủ trương kêu gọi mọi người góp sức nâng cao chất lượng bài viết chứ không vội vàng xóa bỏ.
- Nhưng tôi đồng ý với bạn về ý kiến này "Cộng đồng sẽ xem xét các hoạt động, bạn yên tâm." Rất mong có sự góp ý từ các bạn khác, nhất là các BQV. Mọi sự đóng góp đều đáng hoan nghênh trong tinh thần xây dựng Wiki và khuyến khích mọi người tham gia tích cực cho Wiki. Thân.- Ninh Chữ (thảo luận) - 12:27, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 12:15, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (UTC) đã gửi đến bạn một chú chim bồ câu! Bồ câu tượng trưng cho hòa bình và hi vọng bạn có một ngày vui vẻ.
- Hãy lan tỏa tình yêu Wiki đến với mọi người bằng chú chim bồ câu và xua tản mọi hiểu lầm, khúc mắc trong quá khứ. Chúc mừng!
---------------------
- Chào Vinh, Chúc Giáng Sinh Vui vẻ
- À cho mình hỏi những bản mẫu kiểu {{ }} của Công Giáo mình muốn xem thì ở đâu vậy ?. Thank
Chào các bạn, tôi thấy rằng việc thêm bản mẫu chủ đề vào các bài có liên quan là không có gì bất hợp lý, mà ở đây nếu ta thêm bản mẫu chủ đề Tin Lành vào các bài như ví dụ trên cũng nhằm cung cấp, giới thiệu cho người đọc đến một Cổng thông tin. Thành viên:Trần Thế Vinh cũng không nên câu nệ quá chuyện này làm gì. Chúc các bạn Giáng Sinh an lành.--Cheers! (thảo luận) 12:40, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (UTC)
- Các bạn Đinh Hoàng Đạt và Cheers đã làm một việc rất có ý nghĩa, xin chân thành cám ơn. Xin chúc bạn Trần Thế Vinh và gia đình một Giáng sinh an lành và trọn vẹn niềm vui trong mùa lễ hội của yêu thương và hòa giải này. Thân, - Ninh Chữ (thảo luận) - 12:54, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Cảm ơn mọi người, cảm ơn Ninh Chữ. Nếu bạn không quan ngại, sắp tới tôi và bạn có thể viết chung một bài viết nào đó về chủ đề Kitô giáo (Cơ Đốc giáo) làm bài viết chọn lọc như một động thái hòa giải?--▐ Trình Thế Vânthảo luận 15:12, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (UTC)
- Đồng ý, khi nào thuận tiện bạn chọn đề tài và khởi tạo bài viết, tôi chỉ có thể đóng góp chút ít thôi vì thời gian tới tôi khá bận, không thể dành nhiều thì giờ cho Wiki được. Thân. - Ninh Chữ (thảo luận) - 01:17, ngày 22 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Quy định mới
Wikipedia:Thảo luận#Đề xuất quy định. Đây là một quy định quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến dự án chúng ta. Mời bạn tham gia bỏ phiếu.Trongphu (thảo luận) 18:58, ngày 23 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Happy Xmas
Thân chúc Thế Vinh và gia đình một mùa Giáng sinh an lành và hạnh phúc:D majjhimā paṭipadā Diskussion 10:57, ngày 24 tháng 12 năm 2012 (UTC)
- Năm nay tình hình căng thẳng giữa VN TQ đang cao, nên logo nên tránh những thứ này sẽ hay hơn và tránh dính vào các rắc rối như thế. Mong Thế Vinh thêm chút thời gian nữa để sửa lại logo hhehe. Cảm ơn bạn. majjhimā paṭipadā Diskussion 08:26, ngày 2 tháng 1 năm 2013 (UTC)
Bản mẫu Tiến sĩ Hội Thánh
Mình viết bổ sung cho bài Thánh Anphongsô rồi đó. Vinh xem chỉnh sửa và bổ sung thêm nha. Nhân tiện nhờ Vinh làm Bản mẫu Tiến sĩ Hội thánh luôn. Mình sẽ cố gắng hoàn thiện nội dung.ThânHoangvantoanajc (thảo luận) 14:40, ngày 3 tháng 1 năm 2013 (UTC)
Nhờ Vinh xem dùm mình Lễ Hiển Linh có phải Tiếng Anh gọi là: Epiphany không nhé. Thân Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 13:22, ngày 6 tháng 1 năm 2013 (UTC)
- bài Giuse bạn đang viết không có nguồn, coi chừng PH đem ra đòi xóa đó, nên cẩn thận thì hơn Phương Hy thảo luận 04:51, ngày 8 tháng 1 năm 2013 (UTC)
Thân tặng
- Chân thành cảm ơn bạn. Thân chúc bạn năm mới có thật nhiều điều tốt đẹp!--▐ Trình Thế Vânthảo luận 09:12, ngày 3 tháng 2 năm 2013 (UTC)
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Tượng Chúa Kitô Vua (Vũng Tàu) vào Tuần 5/2013 mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể, và đã được xem khoảng 905 + lần. Nội dung: Bạn có biết...
Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người! |
Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 13:13, ngày 4 tháng 2 năm 2013 (UTC)
Xuân Quý Tỵ 2013 | ||
Chúc Vinh và Gia Đình Năm Mới Hạnh Phúc và Thành Công
Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 10:39, ngày 5 tháng 2 năm 2013 (UTC) |
Nhờ giúp đỡ
Chào Vinh, Bài Thánh Giuse đang được biểu quyết chọn lọc. Có ý kiến cho rằng bài còn một số đoạn chưa liền mạch và cần wiki hóa. Mình mong bạn giúp đỡ chỉnh sửa để bài này "trơn tru" hơn vì theo mình, lĩnh vực này bạn là chuyên gia. Mong bạn giúp. Thân mến Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 08:23, ngày 6 tháng 2 năm 2013 (UTC) Rất vui vì bạn đồng ý. Cảm ơn trước nhé Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 08:36, ngày 6 tháng 2 năm 2013 (UTC)
- Có câu này trong bài Thánh Giuse "Các giáo hội Công giáo, Chính Thống Giáo Đông Phương, Anh giáo, Giáo hội Luther, Tin Lành đều tôn kính Giuse và coi ông là một vị thánh quan trọng trong giáo hội." Mình không tìm được nguồn cho câu này. Mình cũng đặt "fact" cho bài bên en rồi. Bạn có thể tìm dùm mình không. Thank Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 11:44, ngày 8 tháng 2 năm 2013 (UTC)
chào
Xin chào, xin vui lòng bạn có thể giúp tôi cải thiện bài viết này bằng cách: Vương cung thánh đường Đức Mẹ Candelaria.--79.158.242.164 (thảo luận) 14:04, ngày 8 tháng 2 năm 2013 (UTC)
Cafe
Chúc mừng năm mới! Sáng mai 8:30 ra cafe Gió Bắc, Hồ Con Rùa gặp mặt đầu năm nhé.Genghiskhan (thảo luận) 14:35, ngày 16 tháng 2 năm 2013 (UTC)
Mật nghị Hồng y 2013
Có một đoạn trong bài này:" Trong lịch sử Giáo hội Công giáo Rôma, đây là cuộc Mật nghị Hồng y thứ hai được tổ chức khi một vị giáo hoàng còn sống.". Phần này mình đã tìm mà không thấy nguồn, không biết bạn lấy nguồn này từ đâu vậy. Nếu có nguồn của đoạn này thì mình nghĩ ý này sẽ lên mục BCB. Thân mến Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 14:59, ngày 20 tháng 2 năm 2013 (UTC)
Đức Mẹ Sầu Bi
Trong bài Đức Mẹ Sầu Bi, Vinh có viết hai cảnh còn lại là Đức Mẹ Sầu Đau và Đức Mẹ Sầu Thương, mình không hiểu có phải cả ba tên này đều chỉ 1 cảnh Đức Mẹ ôm Đức Giêsu không?Hoangvantoanajc (thảo luận) 09:16, ngày 21 tháng 2 năm 2013 (UTC)
- Trang:Dự án/Công giáo, nhờ bạn thiết kế lại cho wiki, khoa học và đẹp mắt hơn nhé. Còn biểu mẫu {Mời tham gia Wikipedia:Dự án/Công giáo}, theo mình thấy, thay nền bằng màu Xanh Đức Mẹ hay hơn, màu vàng đươc Phật giáo dùng hơi nhiều. Bạn thấy thế nào? Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 16:48, ngày 21 tháng 2 năm 2013 (UTC)
Maria
Bài này đang được một số thành viên tham gia dự án công giáo của chúng ta tích cực chỉnh sửa và nâng cấp thành bài viết chọn lọc. Mình nghĩ bạn chắc cũng sẽ không bỏ qua việc làm này. Mong bạn cùng chung sức để dụ án công giáo có thêm càng nhiều bài viết chọn lọc hơn. Thân ái. Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 15:27, ngày 3 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Xin phép nhờ TTV hoàn thiện và dịch nốt bài này. Tôi không rành về thuật ngữ đạo Chúa nên "đuối" không viết tiếp được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:18, ngày 4 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Xin cho tôi hỏi thêm là "Televangelism" có thể được dịch là "truyền hình Tin Mừng" được không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:27, ngày 6 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Gioan Phaolô II
Tôi tính nhờ anh chỉnh sửa bài này vì thuật ngữ Công giáo tôi không rành, nhưng anh đã giúp trước. Cảm ơn TTVinh đã giúp đỡ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:09, ngày 8 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Phần này hàm ý chỉ là nêu ra một hoặc một vài ý kiến chỉ trích Giáo hoàng về các mặt nào đó, chứ không phải có ngụ ý làm một nhận định tổng quát xem giáo hoàng bị chê hay bị khen, cho nên tôi không cảm thấy có nhiệm vụ bắt buộc là phải mở rộng thêm xem có ai phản bác hay khen ông ấy về mặt đó không. Một học giả bảo ông giáo hoàng bảo mê tín, chúng ta có thể cho rằng ông ấy nhận xét sai, nhưng không thể nào xóa thông tin có nguồn. Dầu gì thì để mục đó mang ý nghĩa là "có một hoặc một vài người chỉ trích giáo hoàng là mê tín dị đoan" chứ không phải có ý nói rằng "tính tổng quát các ý kiến, giáo hoàng là người mê tín". Tôi sẽ khôi phục lại đoạn đó. Ngoài ra, một số phần khác là tôi có ý dịch từ wiki Anh sang, kể cả cái hình. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:27, ngày 8 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Tôi sẽ ghi thêm "bị cáo buộc" để người đọc hiểu rằng "chỉ có 1 số người là nói như thế". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:30, ngày 8 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Tôi không chấp nhận và sẽ giữ đoạn đó. Đoạn đó chỉ ghi là "bị chỉ trích" và "bị cáo buộc" chứ không phải là tổng quát các ý kiến khen chê của giáo hoàng. Bạn phải hiểu nội dung của đề mục. Nếu nói như bạn thì cái đề mục Criticism bên wiki Anh đã bị ăn gạch tơi tả rồi. Nếu muốn, bạn có thể kiện tôi nhưng tôi vẫn giữ quan điểm của mình. Tôi không chấp nhận đoạn đó bị bỏ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:39, ngày 8 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Được thôi. Tôi chưa bao giờ nói rằng cả thế giới hay có bao nhiêu phần trăm người chỉ trích giáo hoàng. Đó chỉ là một số chỉ trích nhằm vào giáo hoàng, bất cứ ai cũng có người khen người chê. Còn nếu anh tìm được những ý kiến, nguồn dẫn phản bác lại các chỉ trích trên thì tôi cảm ơn anh rất nhiều vì bài viết sẽ phong phù và cân bằng hơn, trung lập hơn. Tôi sẽ sửa lại đề mục cấp 2 là "Một số ý kiến chỉ trích giáo hoàng Gioan Phaolô II" để người đọc không hiểu nhầm. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:46, ngày 8 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Biểu quyết chọn bảo quản viên
Đang có biểu quyết phong thành viên A làm bảo quản viên. Mời bạn tham gia. Felo (thảo luận) 01:03, ngày 10 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Wikivoyage
Chào bạn, Wikivoyage tiếng Việt cần sự hỗ trợ của bạn!
Dự án Wikivoyage tiếng Việt đang được thực hiện thử nghiệm tại Vườn ươm Wikimedia. Bạn có thể hỗ trợ dự án chỉ với 5 phút/tháng với ít nhất 11 sửa đổi, bằng cách làm theo hướng dẫn sau:
- Đến trang chính Wikivoyage tiếng Việt, bạn sẽ thấy những mục thỉnh cầu và các mẫu bài viết kế bên trong dấu ngoặc đơn.
- Đối với các bài cần phát triển: bạn có thể viết nó theo kinh nghiệm của mình.
- Các bản mẫu bài viết khác có thể tham khảo tại đây.
Bạn cảm thấy không phiền nếu tôi thông báo những tin mới cho bạn trong tương lai chứ?
Cảm ơn bạn đã đọc đến đây.
--Voyageditor (thảo luận) 13:20, ngày 12 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Nhờ bạn qua voyage gia công thêm cho Mũi Né và Phan Thiết với. Cảm ơn nhiều.Genghiskhan (thảo luận) 09:35, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Bạn xem giúp Phan Thiết với. Cảm ơn.113.161.220.199 (thảo luận) 09:52, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Tên bài
Tôi không rành cái vấn đề này. Nhưng có vẻ tên sẽ không có chữ I do lúc Hồng y phụ trách xướng tên không hề có I và mời bạn tham khảo
The name of the new pope should be "Francis", not "Francis I". Popes who take names that have not been taken by previous popes do not bear a number. John Paul I was a an exception to this rule. Please refer to list of pope's names provided here: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_popes. Notice that pope Landus, elected in 913, was the last pope--except John Paul I and Francis-- to take a name not previously taken by a pope, and he does not have a number. Also, refer to the announcement of the the cardinal Protodeacon, who gave the name of the new pope without the number.
Thanks. 71.6.42.66 (talk) 19:48, 13 March 2013 (UTC)
en:Talk:Pope_Francis#Article_name
Bạn nên tham khảo người rành vấn đề này trước. Vì có vẻ khá là phức tạp hơn là cơ quan báo chí đấy. Nếu thực sự có I thì bạn thỉnh cầu BQV đổi, không có lâu đâu.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 20:09, ngày 13 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Tôi nhắc lại cho Trần Thế Vinh về việc tôn trọng bản quyền trên Wikipedia. Wikipedia ghi nhận bản quyền dựa trên lịch sử trang, nên nhớ giấy phép đang dùng là CC-Share Alike có nghĩa là người sau ghi công người trước; vì vậy đừng có đổi bằng cách xóa và đổi. Nó là vi phạm bản quyền và tôi thiệt tình không muốn bút chiến rất vớ vẩn kiểu này.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 20:13, ngày 13 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Thôi cứ chờ niên giám Tòa Thánh đã.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 20:15, ngày 13 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Tôi nghĩ không cần phải vội vã. Tạm thời cứ dùng tên này và chờ Niên giám hoặc Tân Giáo hoàng tự gọi mình là gì.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 20:17, ngày 13 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Bạn tự thêm vào đi. Nếu tôi làm thì đoạn đó sẽ ghi nhận là tôi đóng góp đấy.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 20:20, ngày 13 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Tôi nghĩ không cần phải vội vã. Tạm thời cứ dùng tên này và chờ Niên giám hoặc Tân Giáo hoàng tự gọi mình là gì.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 20:17, ngày 13 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Tôi không hiểu bạn giận lên vì cái vấn đề gì. Bạn vội vã đổi hướng bằng cách xóa và chuyển; tôi buộc phải lùi hết lại vì đó là một hành động quá đáng không coi trọng người sửa trước một chút nào. Tôi không làm gì sai cả. Dù vậy, tôi đã rất tôn trọng nên tôi đã chờ bạn tự thêm vào để Wikipedia ghi nhận bạn viết cái đoạn đó chứ không phải tôi. Sau này có đổi nữa thì tên bạn vẫn hiện ra. Giờ bạn lại lớn giọng giáo huấn tôi "tự vả vào mồm mình". Bạn coi bạn làm việc như vậy có thái độ trọng thị với người khác không, thật quá đáng.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 20:32, ngày 13 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Tôi không phải mới chập chững học tiếng Việt để có thể hiểu những cái câu chữ bạn dùng có ý nghĩa là gì. Còn những cái dấu (!?) rất là báo chí để biểu hiện sự mâu thuẫn và thái độ. Nhưng thôi, với kiểu giao tiếp có vẻ không được thân thiện lắm của Trần Thế Vinh, tôi sẽ không ghi bất cứ gì vào đây nữa. Thật đáng chán ngán.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 20:48, ngày 13 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Thánh Tôma tông đồ
TTV xem hộ xem tôi sửa đổi thế này có đúng không [5] Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:06, ngày 17 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Tiện thể cho tôi hỏi luôn en:True Cross có thể được dịch sang tiếng Việt là gì ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:24, ngày 17 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Mình cần tra nguồn từ http://www.biblegateway.com/ về Sách Công vụ Tông đồ ví dụ (chương 1:14) và Sách Khải Huyền cho bài Maria nhưng không biết nên dùng từ khóa gì cho việc tra, bạn có thể giúp mình không Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 16:58, ngày 17 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Như vậy tôi nghĩ nên đổi tên Bản mẫu này thành dự án Kitô giáo cho hợp lý--A (Thảo luận · Đóng góp) 17:46, ngày 23 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Mời tham gia biểu quyết quyền thành viên mới!.Trongphu (thảo luận) 05:41, ngày 24 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Nhà thờ Bảo Lộc
Mình đang viết bài về Nhà thờ Bảo Lộc, nhờ bạn giúp mình hoàn thiện bài này hơn bằng cách thêm một số hình của nhà thờ này vào trong bài nhé lĩnh vực này mình ko rành. Mong bạn giúp đỡ, thân mến! Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 03:08, ngày 30 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Mời bạn tham gia cuộc biểu quyết quan trọng giải quyết các vấn đề gây tranh cãi ở Wikipedia chúng ta Wikipedia:Thảo luận#Biểu quyết.Trongphu (thảo luận) 22:55, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Độ nổi bật của bí thư tỉnh ủy, thành ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô hay ở các quốc gia có thiết chế tương tự là điều không phải bàn cãi vì thiết chế nhà nước ở khối XHCN cho phép Đảng có ảnh hưởng cực kì to lớn trong việc điều hành quốc gia và là một thành viên chủ chốt của bộ máy nhà nước. Mối quan hệ giữa ông bí thư tỉnh ủy VN, Liên Xô, TQ với ông chủ tịch tỉnh có thể xem tương tự như giữa chính ủy và tư lệnh Tập đoàn quân vậy. Nhưng bí thư tỉnh ủy của 1 đảng chính trị lóc chóc ở Âu Mỹ có ai mặc nhiên đưa lên wiki mà không xét các yếu tố khác không ? Ngay cả "bí thư thành ủy" (tạm gọi thế, không rõ bên Đức gọi là gì) của Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Đức (đang cầm quyền) có thể to bằng ông thị trưởng 1 thành phố Đức không ? Nếu có ông bí thư lóc chóc nào như thế mà bị đưa tùy tiện lên wiki, xin mời TTV đưa ra và tôi sẽ là người đầu tiên dán nhãn dnb cho các vị "bí thư" ấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:11, ngày 2 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Còn mấy cái biểu quyết nữa, mời bạn tham gia nốt luôn Wikipedia:Thảo luận#Tranh luận và biểu quyết liên quan đến BQXB. Cảm ơn!Trongphu (thảo luận) 08:56, ngày 2 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Cho tôi hỏi là ông GM Phó trong thời gian "chờ nhậm chức" thì theo quy định của Giáo hội có được giao nhiệm vụ gì không (tham mưu cho ông Chính) ? Và Giáo hội phân quyền giữa các ông Phó và ông Chính như thế nào để không bị chồng chéo quyền hạn (vì 2 ông theo nguyên tắc là ngang cấp nhau ?) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:56, ngày 4 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Vừa mới đọc thảo luận thắc mắc của TTV về 1 số người chống Công giáo trên thế giới trong trang thảo luận về Giám mục. Tôi có góp ý nhỏ: một phần đáng kể những người chống Công giáo hay chống đạo Chúa nói chung... không thật sự thờ Đấng tối cao nào cả (aka atheist hay free-thinker), và họ cũng chẳng quan tâm đến việc làm sáng danh Đấng tối cao nào cả. Trên thực tế, những nguyên do khiến cho họ ác cảm với đạo Chúa nói riêng và các tông giáo độc thần nói chung mà nhiều khi không liên quan gì đến sự cạnh tranh giữa của "Đấng tối cao" hay xung khắc, xung đột giữa các tông giáo, mà là nằm ở một số lĩnh vực khác nhiều khi rất... thế tục. Nếu TTV có yêu cầu thì tôi có thể liệt kê sơ sơ cho TTV về lý do, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của những người "anti-God", nhưng phải cảnh báo trước là nó động chạm đến nhiều thứ lắm. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:15, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Nhưng trước hết xin gửi TTV các đoạn phim này, thông qua các đoạn này có lẽ TTV cũng có thể hiểu đại khái các atheist và non-believer nghĩ gì về Chúa trời và tại sao họ chống đạo: [6], [7], [8]. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:15, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Có 1 số điều hiểu lầm cần phải đính chính ở đây:
- Tôi nói chung cộng đồng chống Chúa chứ không nói 2 thành viên gì đó mà bạn đề cập. Và tôi không biết bạn nói 2 thành viên đó là 2 thành viên nào, bạn đang ám chỉ 2 thành viên nào thế, tôi không biết. Và vì không biết nên không thể có chuyện tôi cãi hộ cho ai, và cũng không có ai thuê mượn tôi đi cãi giùm hết. Bạn nghĩ tôi hạ mình đi làm chuyện cãi hộ người khác mà không có lý do chính đáng sao ? Tôi không có hạ tiện như thế. Nhà tôi không giầu có nhưng tôi không có khánh kiệt đến mức phải cãi thuê cho bất cứ ai. Xin đừng đưa tôi vào hàng ngũ những kẻ chửi thuê, cãi mướn để kiếm tiền độ nhật, tôi không muốn dính dáng tới những kẻ hạ đẳng chuyên buôn bán hận thù giữa người với nhau.
- Thứ hai, chuyện có những người chống Chúa không theo tôn giáo nào, không thờ thần nào, đó là chuyện hiển nhiên, có gì mà đi guốc trong bụng ???
- Thứ ba, tôi không biết từ điển nào định nghĩa lương tâm của 1 con người là Đấng tối cao cả. Ít nhất là tôi không xem lương tâm của tôi là Đấng nào hết.
- Thứ tư, tôi phải giải thích như thế vì tôi ngỡ rằng TTV cho rằng những người chống Công giáo có lý do là vì 1 tôn giáo nào đó của họ hay vì 1 Đấng tối cao nào đó của họ. Nên tôi mới phải giải thích dài dòng như thế. Ý của tôi rất đơn giản, có những người chống Công giáo, hay chống ABC giáo không phải muốn vinh danh 1 Đấng tối cao nào của họ - nhiều khi họ chả tin vào Đấng nào hết - mà vì những lý do khác, nhiều khi rất thế tục, không liên quan đến tôn giáo.
- Cuối cùng, chuyện bạn theo tông giáo nào, tôi theo tông giáo nào, chuyện người đời thích hay ghét Chúa, đó không phải là mối quan tâm của tôi khi làm việc trên wikipedia nói chung, và trong cuộc thảo luận về giám mục nói riêng. Tôi quan tâm đến độ nổi bật của chủ thể, và chất lượng, tính trung thực, khách quan của bài viết. Cách nhìn nhận của tôi về độ nổi bật của GM có thể là 1 chiều, vì tôi là 1 con người đơn lẻ, nhưng ít nhất là tôi hiểu wikipedia này được viết ra để làm gì, phục vụ cho cái gì.
- Tái bút: một số bạn phàn nàn là tại sao lại có người hè nhau chống Công giáo, hay phân biệt đối xử với bài Công giáo. Những câu nói đấy khiến tôi bị dị ứng. Thứ nhất, là bản thân tôi, như đã nói, chỉ quan tâm thảo luận đến chất lượng và độ nổi bật. Thứ hai, thành viên chọc ngoáy, gây chia rẽ tông giáo chỉ là thiểu số, những người tranh luận về các bài tông giáo phần lớn đều là người nghiêm túc, thảo luận đều xoay quanh độ nổi bật, chất lượng của bài, sự thực chứng minh là nhiều bài Công giáo được rất nhiều thành viên không theo Công giáo bỏ phiếu giữ. Cho nên nhiều khi tôi thấy tôi bị động chạm bởi các nghi ngờ này, vì rõ ràng tôi và nhiều người khác tập trung quan tâm đến chất lượng bài, độ nổi bật của chủ thể, trong khi những thành viên phá hoại wikipedia chỉ là thiểu số, thế mà chúng tôi bị vạ lây. Ít nhất tôi hiểu wikipedia là cái gì, và tôi cũng không có rảnh gây chiến tranh tông giáo tại wikipedia, mất thì giờ, mang tiếng, và lại gây ra hận thù không đáng có, không có lợi cho ai. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:00, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Lại xin phép đính chính tập 2:
- Tôi nói là có tồn tại người chống Chúa không theo tôn giáo nào, và dĩ nhiên, có tồn tại không có nghĩa là tất cả. Dĩ nhiên là tôi biết có người theo đạo khác và họ chống Công giáo. Nhưng điều đó có lẽ chúng ta đã đồng ý với nhau rồi nên không cần phải bàn thêm.
- Theo cách hiểu của tôi, Đấng tối cao trong trường hơp này là một ông Thần (god hay deity). Tuy nhiên, Phật không phải là thần. Theo định nghĩa của người Ấn Độ, Phật là bất cứ ai giác ngộ được "chân lý" của cuộc sống, và bản thân ông Cồ Đàm hay ông A Di Đà là người, các ông ấy chưa bao giờ nói mình là Thần mà chỉ tự nhận mình là người giác ngộ, tìm ra được 1 triết lý sống "có hiệu quả". Nhưng khổ 1 nỗi là một số người về sau cứ nâng các ông ấy lên làm Thần bất đắc dĩ. Cho nên AlleinStein nói đạo Phật vô thần là... đúng. Đối với tôi, đạo Phật nó giống với 1 trường phái triết học với 1 ông Tổ sư và các đệ tử hơn là 1 tông giáo có Thần hay Đấng tối cao.
- Ngoài ra, chuyện thờ lạy người phàm tôi thấy là... bình thường. Tôi không rõ Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo ở Việt Nam hiện giờ hay các tông giáo, tín ngưỡng khác trên thế giới có cho phép thờ cúng người phàm không (hình như là Công giáo và Tin Lành đã cho phép người dân lập bàn thờ rồi, chuyện giáo lý trong đạo tôi không rõ lắm), nhưng mà tín ngưỡng bản địa ở Á Đông thờ người trần hơi bị nhiều, ví dụ như thờ ông bà tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, thậm chí... chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được thờ cúng. Cho nên theo ý tôi có thể người dân họ thờ Phật nhưng chưa chắc xem Phật là thần. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:23, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Tập tin:Minh họa GM.png
Vinh ơi, em cho nó cái giấy phép đi em. Đề nghị: {{PVCC-không đủ chuẩn}} (vì nó chỉ là chữ và hình dạng đơn giản). Tân (thảo luận) 00:32, ngày 6 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Hàng loạt bài về Giám Mục đang được biểu quyết, mời bạn vào đây để biểu quyết.123.20.146.161 (thảo luận) 04:24, ngày 7 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Tôi vui mừng khi thông báo với bạn:
|
en:Shield of the Trinity
TTV cho tôi hỏi từ này bên Công giáo họ dịch sang tiếng Việt là gì ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:27, ngày 26 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Thế Vinh xem thử trong bài này tên bài có chính xác và phổ biến không? Tôi search thử trên wiki tiếng Anh thì nó có bài này dẫn về bài Our Lady of Sorrows. Vậy Our Lady of Sorrows có phải tương ứng với Đức Mẹ Sầu Bi của tiếng Việt không bạn? Mong bạn cho ý kiến tại thảo luận bài. Cảm ơn. majjhimā paṭipadā Diskussion 19:49, ngày 25 tháng 5 năm 2013 (UTC)
Một ngôi sao dành cho bạn!
Ngôi sao Nhà Thiết kế Đồ họa | |
Xin trao tặng bạn Trần Thế Vinh đã làm việc không mệt mỏi để sáng tạo những biểu trưng cho Wikipedia tiếng Việt thật đẹp, thật tuyệt vời. Kính chúc bạn vui vẻ và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống. Thân ái. Theblues (thảo luận) 15:14, ngày 11 tháng 6 năm 2013 (UTC) |
Tặng bạn một chú mèo!
Bật "Thay đổi gần đây" và tự hứa sẽ gửi cho người nào có nhiều đóng góp tích cực cho Wiki mà tui nhìn thấy đầu tiên. Một phần cũng là muốn thử nghiệm tính năng mới nhưng hơn hết vẫn là bày tỏ sự đánh giá cao của tôi dành cho anh nhất là trong lĩnh vực Thiên Chúa giáo, hihi.
Memberofc1 3rd year (thảo luận) 06:52, ngày 12 tháng 6 năm 2013 (UTC)
Mời bạn cho ý kiến về Thảo luận Wikipedia:Bài ưu tiên nâng cấp trong tuần, cảm ơn. TemplateExpert Thảo luận 05:05, ngày 30 tháng 6 năm 2013 (UTC)
Mời gọi cộng tác
- Chào bạn, sở dĩ bạn nhận được lời Mời gọi cộng tác này vì bạn có tên trong danh sách tại Wikipedia:Dự án/Công giáo, một Dự án được thành lập nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng các mục bài viết liên quan đến Công giáo.
- Hiện nay các bài viết về Giám mục người Việt ở wiki rất yếu, không đầy đủ và có thể nói gần như "mồ côi". Xin mời bạn cùng đóng góp vào các bài này để cải thiện chất lượng. Giúp cho dự án của chúng ta thêm hoàn thiện và phong phú hơn.
- Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ bạn. Thân mến.
- Xin xem thêm tại Danh sách giám mục người Việt, Thể loại:Sơ khai Giám muc, Các nguồn mạnh Công Giáo.
- Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 03:57, ngày 20 tháng 6 năm 2013 (UTC)
Giáo phận
Lần trước tôi đổi tên bài chỉ vì chữ giáo phận viết hoa không đúng quy tắc chính tả thôi. Lĩnh vực này tôi không rành lắm. Bạn thử thảo luận với các thành viên viết loạt bài đó xem. Chào bạn và chúc cuối tuần vui vẻ!--Paris (thảo luận) 08:54, ngày 29 tháng 6 năm 2013 (UTC)
Không thích chữ "những" thì bỏ chữ ấy đi, ghi "một ý kiến" là được rồi. Những người viết sách đó cũng là hạng học giả có uy tín và tiếng tăm cả, có phải là nguồn blog forum bá vơ đâu mà bỏ được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:23, ngày 29 tháng 6 năm 2013 (UTC)
- Tôi biết là TTV không muốn tôn giáo của mình bị động chạm, phỉ báng. Nhưng coi như tôi cầu xin TTV đừng để trái tim lên trên đầu và hãy nhìn bài viết wikipedia bằng con mắt khách quan và cái đầu lạnh. Nhất bên trọng, nhất bên khinh là điều tối kị đối với những người viết wiki như chúng ta. Bạn ghét tôi cũng được, nhưng hãy nể tình cái gọi là "thái độ trung lập" và "tính mở" của cái bách khoa này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:32, ngày 30 tháng 6 năm 2013 (UTC)
Nếu bảo đấy là lật đổ thì trước tới giờ tôi lật rất nhiều thứ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ Công giáo, mà còn cả khoa học tự nhiên, lịch sử, chính trị, mặc dù tôi không rõ có ông nào bị đổ vì tôi chưa. Nhưng thôi, sao cũng được, dầu gì đa số độc giả là người thông minh có hiểu biết, họ sẽ tự biết cái gì đúng, cái gì sai, Giêsu dạy là sự thật sẽ giải phóng cho chúng ta nên không có gì phải lo lắng. Còn chúng ta thì chỉ làm việc của mình là viết bài và nâng cấp bách khoa toàn thư. Tôi thấy chuyện như thế này không đáng để đầu chúng ta bị nặng và ảnh hưởng đến việc viết bài và hợp tác viết bài, nhất là đối với những thành viên kì cựu và có nhiều cống hiến quan trọng như bạn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:14, ngày 1 tháng 7 năm 2013 (UTC)
Re: Đọc kinh
Tôi thực sự không quen với những thuật ngữ Công giáo trong tiếng Việt vì ít khi tham dự thánh lễ tiếng Việt. (Tôi thuộc giáo xứ Mỹ từ hồi còn nhỏ.) Danh sách YouTube này so sánh lời đọc kinh, lời nói bình thường, và lời hát. Đối với người phương Tây, người Công giáo gốc Việt "hát" các bài đọc kinh thay vì kiểu nói bình thường hay thánh ca Gregory của phương Tây. Các nguồn tiếng Việt trong bài tiếng Anh phân biệt giữa lời đọc kinh của người Công giáo, tụng kinh của người Phật giáo, ngâm thơ, và lời hát. Vì vậy, tôi chẳng biết cách nào miêu tả đề tài này một cách chính xác trong tiếng Việt. Tôi đã tạo bài Đọc kinh dựa trên bản dịch của bạn, xin bạn xem lại và sửa chữa. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 22:24, ngày 30 tháng 6 năm 2013 (UTC)
Bài báo của Jonathan Wynne-Jones không thể hiện quan điểm của ông ta, ông ta chỉ đơn giản ghi lại một sự kiện về 1 bộ phim tài liệu và ghi lại những tranh luận xung quanh nó. Nếu ai có quan điểm xét lại hay phản bác thì đó chính là những người làm phim, chưa chắc là của Wynne-Jones. Thêm vào đó, The Telegraph vốn là tờ báo có quan điểm bảo thủ, mà bảo thủ thì có nghĩa là (nhìn chung) không đồng tình với những quan điểm phản bác giáo lý.
Tính chất phức tạp và không giống nhau về tác giả bài viết cho nên tôi mới nói là đừng có dùng cái kiểu của TTV, dài dòng lòng thòng và cứng nhắc 0 cần thiết. Sau này kiếm ra 1000 người thì không lẽ cũng nhét vào đầu bài đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:52, ngày 5 tháng 7 năm 2013 (UTC)
Mời họp mặt Buffet
Mời bạn vô đây Thảo luận Wikipedia:Họp mặt#Thành phố Hồ Chí Minh, 28 tháng 7, 2013 để đọc thêm chi tiết. Rất mong bạn đến được!Trongphu (thảo luận) 07:51, ngày 17 tháng 7 năm 2013 (UTC)
- Mình chuyển tiếp lời mời. Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 10:38, ngày 19 tháng 7 năm 2013 (UTC)
- Nếu rảnh, nhờ bạn hỗ trợ cùng mình cập nhật cho chủ đề chọn lọc này thêm phong phú. Chỉ có một mình mình làm e thiếu trung lập và không đủ kiến thức. Thân mến. DHD --thảo luận_ 16:28, ngày 11 tháng 8 năm 2013 (UTC)
Biểu quyết Các Quy tắc ứng xử trong quy trình Giải quyết mâu thuẫn
- Mời bạn tham gia biểu quyết để thông qua các quy tắc ứng xử trong quy trình Giải quyết mâu thuẫn tại đây. Thái Nhi (thảo luận) 10:03, ngày 12 tháng 8 năm 2013 (UTC)
Thánh Augustine thành Hippo
Cho hỏi là tên Augustine đã được Việt hóa chưa (Ôguýtxtinô ?) Nếu tên này đã được Việt hóa vậy chúng ta có nên đổi tên bài thánh Augustine sang tên tiếng Việt không, giống như là các thánh khác tỉ dụ Gioan Kim Khẩu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:30, ngày 24 tháng 8 năm 2013 (UTC)
- Nếu không dùng tên Việt hóa được thì tôi nghĩ là nên dùng tên Augustinus, vì dầu sao ông này vẫn là công dân của nước La Mã (Augustine là tên Anh hóa, nghe không hợp lắm). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:15, ngày 24 tháng 8 năm 2013 (UTC)
Bạn xem mục từ này có thể mở rộng thêm gì không, cảm ơn bạn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:36, ngày 25 tháng 8 năm 2013 (UTC)
- Nếu vậy thì các mục từ "Diocesan priest" và "secular priest" nên dịch là gì ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:33, ngày 28 tháng 8 năm 2013 (UTC)
"Diocesan priest" là linh mục triều, còn từ "secular priest" hình như không có thấy phổ biến, tôi tra bên tiếng Anh họ đã đổi hướng từ này về "giáo sĩ triều".--▐ Trình Thế Vânthảo luận 09:41, ngày 28 tháng 8 năm 2013 (UTC) Tôi vừa viết xong, TTV xem có sai hay thiếu gì không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:29, ngày 28 tháng 8 năm 2013 (UTC)
Giám mục Ða Minh Ðinh Huy Quảng?
Mình vô tình tìm thấy một vị là Ða Minh Ðinh Huy Quảng, giám mục phụ tá Giáo phận Bắc Ninh, thụ phong ngày 7 tháng 5 năm 1975 do Giám mục Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng làm chủ phong và qua đời ngày 28 tháng 1 năm 1992. Tuy nhiên trong Danh sách giám mục người Việt thì lại không có vị này. Các bạn kiểm tra giúp mình nhé. Thái Nhi (thảo luận) 03:01, ngày 29 tháng 8 năm 2013 (UTC)
- Mình không rõ là vị này có được Giáo hoàng phê chuẩn không? Nếu có thì ta hoàn toàn có thể đưa vào danh sách được, vì HĐGM cũng đã công nhận rồi. Nếu mình nhớ không lầm thì nếu Giáo hoàng không công nhận thì giám mục phong chức cũng như người thụ phong đều bị rút phép thông công, trường hợp này có lẽ xem như đã phê chuẩn khi mà không có ai bị rút phép thông công cả. Thái Nhi (thảo luận) 06:24, ngày 29 tháng 8 năm 2013 (UTC)
- Tôi đã tìm nhưng chưa thấy nguồn nào chính thức của vatican nói về giám mục này. Thậm chí trên trang của GP Bắc Ninh cũng không nhắc đến nhân vật này khi xem mục các GM của GP. Một số trang như H Đ GM có nhắc đến thánh lễ hoặc các trang catholic khác có nói đến chút thông tin về tiểu sử...DHD --thảo luận_ 07:04, ngày 29 tháng 8 năm 2013 (UTC)
Bolocom (thảo luận) 07:33, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Đề cử BQV
Mời bạn cho ý kiến về cuộc biểu quyết ở đây. Xin cảm ơn.113.173.11.168 (thảo luận) 04:57, ngày 22 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Kính mời biểu quyết
Kính mời bạn vào tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Danh sách các cơ sở Công giáo mà Nhà nước Việt Nam đã chuyển quyền sử dụng (gần hết hạn). Xin cảm ơn.En xua (thảo luận)
Danh sách giáo hoàng
- Có thời gian, nhờ bạn giúp phát triển bài này để trở thành Danh sách chọn lọc nhé. Thân mến. ĐHĐ ®, thảo luận ©_ 07:38, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Tên tổ chức Công giáo
Tôi dịch "Misioneras Eucarísticas de la Santísima Trinidad" thành "Hội Thừa sai Thánh thể Ba Ngôi" không biết có đúng không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:42, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Dòng Tên
Tôi nghe nói là dòng tu này sản sinh ra các giáo sĩ rất thông minh và tài năng, theo cả hai hướng thiện và ác ? (nếu có nghe sai thì xin TTV chỉnh lý, cảm ơn nhiều) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:16, ngày 19 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Tôi dùng hai cái từ đó là do thế này, tôi thấy có kha khá mấy câu ngạn ngữ so sánh mấy vị dòng Tên như là quỷ sứ ác ôn, rồi có mấy tài liệu nói nhiều vị trong dòng này có tư tưởng rất tàn nhẫn đối với những phần tử "dị giáo"; nhưng ở bên thái cực kia, tôi lại thấy có nhiều vị dòng Tên là tác giả của những công trình nghiên cứu khoa học rất xuất sắc, ví dụ như Pierre Teilhard de Chardin viết cuốn "Hiện tượng con người" được giới khoa học đánh giá rất cao. Ngoài ra mấy tu sĩ dòng Tên cũng tham gia nhiều hoạt động giảng dạy và thảo luận khoa học-công nghệ ở các cung đình châu Á nữa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:24, ngày 19 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Bản mẫu: Giáo phận
Nhờ Vinh thêm giúp chú thích hình vào bản mẫu: Giáo phận với. Mình muốn chú thích mà không được?Hoangvantoanajc (thảo luận) 05:21, ngày 20 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Mời bạn tham gia Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt, nhiều biểu quyết sắp hết thời hạn. Cảm ơn bạn.Beyond234 (thảo luận) 15:36, ngày 20 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Bạn bỏ chút thời gian đọc bài xem. Với những chủ đề ít ng đọc thì khó tìm thấy ai theo dõi.Beyond234 (thảo luận) 09:41, ngày 22 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Le Phénomène humain
Ở phần cuối bài có vài đoạn trích liên quan đến Thánh Phaolô và Giáo hoàng Biển Đức XVI, TTV xem hộ tôi đã dịch (từ wiki Anh) đúng chưa. Cảm ơn TTV. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:19, ngày 22 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Tuần tra viên tự động
Vì bạn là một thành viên uy tín có những đóng góp tích cực nên mình đã cấp quyền: Tuần tra viên tự động cho bạn. Việc làm này nhằm ghi nhận những đóng góp hữu ích của bạn đã làm và đồng thời cũng nhờ bạn tuần tra thêm cho các sửa đổi trở nên tốt đẹp cho các bài viết ở wiki nói chung và các bài viết mảng tôn giáo nói riêng. Mong bạn tiếp tục đóng góp hữu ích cho wikipedia như đã từng làm. Chúc sức khỏe bạn. ĐHĐ ®, thảo luận ©_ 03:37, ngày 29 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Đánh giá bài viết ở biểu quyết xóa bài
Xin mời bạn vào Wikipedia:Biểu quyết xoá bài cho ý kiến về các bài viết được đưa ra biểu quyết. TemplateExpert Thảo luận 14:02, ngày 29 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Bot
- Hiện nay mình đang sử dụng con bot này để sửa một số từ trong các bài công giáo như: đức cha -> Giám mục hay Giáo Hoàng -> Giáo hoàng...
- Nếu bạn có tuần tra hay viết bài gặp con bot này nhờ để ý dùm nếu có sai xót gì, (ít thì sửa dùm:)), nhiều thì báo mình biết để chỉnh nhé. Thân mếnHoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 16:25, ngày 21 tháng 11 năm 2013 (UTC)
- căng nhỉ, để từ từ suy nghĩ thêm cho hoàn chỉnh:)Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 17:07, ngày 21 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Re Hình
Bạn cho cụ thể tên hình để dễ tìm kiếm. Mình sẽ ráng tìm, nếu phuc hồi được thì bạn bổ sung lại các thông tin để hình tồn tại đúng yêu cầu. Từ thứ hai tuần sau mình sẽ bận khoảng 5 ngày. À bạn cho ý kiến việc tên thánh cho đồng nhất nữa nhé. Thân.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 02:35, ngày 24 tháng 11 năm 2013 (UTC)
- Xin lỗi tôi bận không trả lời sớm. Đối với các hình bị xóa, hình bạn tải lên hoàn toàn có thể thay thế bằng hình tự do (vì chỉ là hình nhân vật) cho nên không đủ cơ sở sử dụng hợp lý được. NHD (thảo luận) 06:11, ngày 1 tháng 12 năm 2013 (UTC)
Nhờ
Bạn làm ơn dịch thêm tý cho bài John Henry Newman với. Cảm ơn.113.161.220.199 (thảo luận) 07:54, ngày 29 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Giáng Sinh 2013
- Chúc bạn và gia đình GIÁNG SINH AN LÀNH.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 03:01, ngày 23 tháng 12 năm 2013 (UTC)
- Thời gian này mình đang bận chạy Bot cho các phiên âm của tên Thánh nên không thể cùng bạn cộng tác. Hy vọng lần khác vậy. Thân mến. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 00:59, ngày 4 tháng 1 năm 2014 (UTC)
Một ngôi sao dành cho bạn!
Ngôi sao Nhà Thiết kế Đồ họa | |
Tặng bạn vì đã làm việc không mệt mỏi để cung cấp cho Wikipedia những hình ảnh đồ họa miễn phí, chất lượng cao. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 10:22, ngày 2 tháng 2 năm 2014 (UTC) |
Hiện giờ Wiki đang thiếu BQV. Sao bạn không ứng cử ? Motoro (thảo luận) 15:12, ngày 11 tháng 3 năm 2014 (UTC)
Dây Stola
Bạn vừa di chuyển và đổi tên bài Dây Các Phép thành Dây Stola. Hình như bạn thích dùng tiếng nước ngoài hơn tiếng Việt, nhiều chuyện đổi tên của bạn có vẻ có dấu hiệu này. Thử tìm kiếm tại Google, Dây Stolacho ra 4.300 kết quả, trong khi Dây Các Phép cho ra 48.000 kết quả, kết quả áp đảo. Dù là Google không được chính thức dùng làm tiêu chí đo độ nổi bật tại đây, nhưng qua đó cũng thấy là Dây Stola không thông dụng như bạn nghĩ. Đáng tiếc. Tôi cũng vừa thêm liên kết ngôn ngữ (interwiki) cho bài. 37.24.150.233 (thảo luận) 03:07, ngày 4 tháng 4 năm 2014 (UTC)
- Cáo buộc tôi thích dùng tiếng nước ngoài hơn tiếng Việt là không có cơ sở. Tài liệu này nói rằng Dây Pallium cũng là dây Các Phép. Cho nên tôi đổi thành dây Stola. Một là muốn thống nhất với tên gọi các phẩm phục khác dùng chữ nước ngoài (Latinh), hai là để tránh hiểu nhầm dây Các Phép cũng là dây pallium, stola. --▐ Trình Thế Vânthảo luận 03:13, ngày 4 tháng 4 năm 2014 (UTC)
Bản mẫu bên WP tiếng Anh, phần tham số suppressed_date và suppressed_by được sử dụng khi Giáo hội Công giáo Rôma bãi bỏ sự sùng kính ("cultus") vị thánh đó trong giáo hội (điền ngày và tên vị Giáo hoàng với thẩm quyền của mình đã thực hiện điều đó). Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Nhưng bạn có thể thấy với trường hợp của en:Clement of Alexandria (Clêmen thành Alexandria), năm 1586, Giáo hoàng Xíttô V đã loại bỏ tên ông khỏi Thư mục các thánh (Giáo hội Công giáo) Rôma. Mình chợt nhớ ra là WP tiếng Việt trong bài về các thánh tử đạo VN, 2 tham số này được dùng để đề cập đến sự bách hại. Theo mình thì chúng ta có thể tạo thêm tham số khác cho trường hợp tử đạo, còn tham số kia cần phải hiểu đúng lại. Hy vọng bạn giúp đỡ. Thân chào. Greenknight (thảo luận) 04:20, ngày 29 tháng 4 năm 2014 (UTC)
- Ý mình là 2 thông số suppressed_date và suppressed_by được WP tiếng Anh tạo ra thì chúng ta phải giữ nguyên ý định của họ, WP tiếng Việt không nên copy mà lại tự luận theo cách khác được, điều này sẽ "nguy hiểm" bởi vì, chẳng hạn, nếu ai đó viết bài về Clêmen thành Alexandria cho tiếng Việt mà họ copy mã nguồn của hộp thông tin bên tiếng Anh thì kết quả sẽ cho ra một thông tin sai. Greenknight (thảo luận) 04:59, ngày 29 tháng 4 năm 2014 (UTC)
nhờ giúp chút
Nhờ bạn đổi dùm Trần Ngọc Hoàng thành Stêphanô Trần Ngọc Hoàng dùm mình nhé. Cảm ơn.PH thảo luận 07:48, ngày 5 tháng 5 năm 2014 (UTC)
Một ngôi sao dành cho bạn!
Ngôi sao Cống hiến không ngừng | |
Vì những đóng góp không giới hạn của bạn. Cheers! (thảo luận) 01:26, ngày 10 tháng 5 năm 2014 (UTC) |
Gần đây không hiểu sao có hơn 8k lượt xem bài này chỉ trong vài ngày, không hiểu lễ tôn giáo gì không, mong bạn rảnh nâng cấp nội dung bài. Wikipedia Expert Talk - Help 15:41, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)
Mời tham gia
Mời bạn tham gia cho ý kiến về vấn đề Wikipedia:Thảo luận#Vấn đề xử lý các bài đổi hướng. Đây là vấn đề liên quan tới ngôn ngữ và khả năng sửa lỗi khi tìm kiếm của Wikipedia tiếng Việt. Bạn chắc cũng đã từng gặp vấn đề này nhiều, ví dụ như chúa Jesus khi phiên ra tiếng Việt có hai kiểu là Giê-su (bên Công Giáo) và Giê-xu (bên Tin Lành), hoặc đôi lúc viến liền là Giêsu hay Giêxu. Rồi còn nhiều việc khác liên quan tới nữa. Vì vậy nên vấn đề này rất quan trọng chứ hoàn toàn không phải chuyện nhỏ hay chuyện đùa giỡn. Rất mong bạn cho một ý kiến ngắn về vấn đề này để chúng ta có được sự đồng thuận chung.--115.72.101.52 (thảo luận) 09:21, ngày 21 tháng 5 năm 2014 (UTC)
Quyền Moderator
Mời bạn tham gia thảo luận về quyền hạn của 1 Moderator ở đây. A l p h a m a Talk - Help 11:46, ngày 22 tháng 5 năm 2014 (UTC)
Mong
Cảm ơn bạn đã tin tưởng mà nhờ mình việc này nhưng sắp tới có lẽ mình sẽ không còn nhiều thời giờ lên wiki nữa nên đành tạm gác lại. Thật mong sau này điều kiện cho phép có thể cộng tác với bạn nhiều hơn nữa. Greenknight (thảo luận) 15:54, ngày 29 tháng 5 năm 2014 (UTC)
Bạn kiểm tra hộ, tôi nghe đâu là ông nhạc sĩ Tô Hải vừa mới cải đạo sang Công giáo. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:06, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (UTC)
- Có rảnh nhờ bạn viết tiếp dùm bài này, dạo này bận quá.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 06:29, ngày 13 tháng 6 năm 2014 (UTC)
Đã thông qua rồi, bạn có ứng cử không? A l p h a m a Talk - Bot - Page 04:57, ngày 26 tháng 6 năm 2014 (UTC)
Mời tham gia biểu quyết
Biểu quyết về việc sử dụng Roma/La Mã cho các ngữ cảnh cổ đại
Chào bạn, hiện đang có biểu quyết về việc sử dụng Roma/La Mã ở ngữ cảnh cổ đại cho các bài viết trên Wikipedia tiếng Việt. Mời bạn vào đây để cho ý kiến của mình về biểu quyết. Michel Djerzinski (thảo luận) 07:31, ngày 16 tháng 7 năm 2014 (UTC)
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Công giáo tại Hoa Kỳ mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.
Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người! |
ALittleQuenhi (thảo luận) 11:21, ngày 21 tháng 7 năm 2014 (UTC)
Mời tham gia BQ
Mời bạn tham gia BQ Wikipedia:Biểu quyết/Biểu quyết về việc thống nhất sử dụng tên gọi Roma hay La Mã.Nguyentrongphu (thảo luận) 08:55, ngày 26 tháng 7 năm 2014 (UTC)
Mời tham gia biểu quyết
Mời bạn tham gia biểu quyết ở Wikipedia:Biểu quyết/Biểu quyết về việc đưa thông điệp kêu gọi tham gia lên trang chính. Xin cảm ơn! --ngọcminh.oss (thảo luận) 13:41, ngày 18 tháng 8 năm 2014 (UTC)
Mời bạn vào đây cho ý kiến về các đề cử. A l p h a m a Talk - Bot - Page 07:42, ngày 21 tháng 9 năm 2014 (UTC)
Mời bạn tham gia cộng tác
Mời bạn tham gia cộng tác viết và hoàn thiện Bài Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tài liệu Lịch sử Quân sự Việt Nam 14 Tập. Thank bạn!Nhiếp Danh Phái (thảo luận) 15:28, ngày 17 tháng 11 năm 2014 (UTC)
Viết hoa thuật ngữ
Theo mình thì lý do viết Chính thống giáo thay vì Chính Thống giáo cũng tương tự như lý do viết Tịnh độ tông thay vì Tịnh Độ tông, Kim cương thừa thay vì Kim Cương thừa. Còn phong trào Phục lâm là danh từ chung, cũng không cần viết hoa cả chữ Phục Lâm. Thân. Greenknight (thảo luận) 08:17, ngày 6 tháng 12 năm 2014 (UTC)
- Vậy tại sao lại "Cơ Đốc giáo" thay vì "Cơ đốc giáo", "Thiên Chúa giáo" thay vì "Thiên chúa giáo, "và "Do Thái giáo" thay vì "Do thái giáo"? Tôi không am hiểu cách viết bên các tôn giáo khác, nhưng tôi thấy trong Kitô giáo, viết như vậy thì hay hơn (nó theo một "công thức": {Tên Riêng Viết Hoa}+{tổ chức tôn giáo, giáo hội viết thường}. TB: đã có bài Phật giáo Hòa Hảo thay vì "Phật giáo Hòa hảo"--▐ Trình Thế Vânthảo luận 08:37, ngày 6 tháng 12 năm 2014 (UTC)
Chúc mừng Giáng sinh
- Chúc bạn và gia đình, Giáng sinh 2014 An Lành!
Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 11:52, ngày 23 tháng 12 năm 2014 (UTC)
Thiết kế logo wikipedia Tiếng Việt cho Tết Nguyên Đán năm 2015 - Ất Mùi
Mời bạn Vào đây giúp sức nhé ! Che Guevaranhắn tin 00:43, ngày 9 tháng 1 năm 2015 (UTC)
Mời bạn cùng thảo luận
Có một thảo luận tại đây: Thảo luận:Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được. Vì bạn là một thành viên am hiểu về chủ đề này, nên mời bạn vào cùng cho ý kiến nhé!
Xin chào
Xin chào, bạn có thể giúp tôi cải thiện điều này, nhờ: Chiến thắng của Candelaria.--80.31.21.19 (thảo luận) 11:50, ngày 20 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Re
- Mình nghĩ chỉ có cách dùng bot thôi. Dạo trước cũng thường chạy bot nhưng dạo này bận quá, bạn có thể nhờ Alphama hoặc Thái Nhi hoặc tự chạy cũng được. Thân mến Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 07:44, ngày 7 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Bài viết chọn lọc
Mời bạn tham gia bình chọn cho bài Giuse Maria Trịnh Văn Căn trở thành bài viết chọn lọc. Được nhận phiếu bầu/ ý kiến đóng góp của bạn là niềm vinh hạnh của tôi. Cám ơn bạn đã đọc tin nhắn ː) --Tân-Đế (thảo luận) 08:08, ngày 11 tháng 7 năm 2015 (UTC)
- Bạn xem và góp ý giúp mình những gì cần sửa đi (bị ném đá dữ quá) ^^--Tân-Đế (thảo luận) 02:22, ngày 13 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Nhờ mở biểu quyết
Bạn có thể mở dùm mình cái biểu quyết tại mục "Biểu quyết cho dự thảo gỡ công cụ bảo quản viên" tại trang Wikipedia:Thảo luận/Gỡ quyền Bảo quản viên và Hành chính viên được không? Vì hiện tại đã đến thời gian mở biểu quyết, và nếu mình tự mở thì tính 'hợp lệ' của cuộc biểu quyết sẽ bị nghi ngờ do tài khoản mình chưa đủ tuổi. Mình đã soạn bản biểu quyết mẫu tại Thành viên:Be Khung Long/sandbox. Rất cảm ơn bạn.
Mời bạn cho ý kiến tại biểu quyết này. Cảm ơn bạn. A l p h a m a Talk - Bot - Page 13:21, ngày 21 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Chào Thế Vinh, tôi ko bên công giáo nên ko rõ trong tên Giuse Maria Trịnh Văn Căn thì Giuse Maria (Joseph-Marie) là gì, có phải là tên thánh của những người được phong hồng y?
Tên chính bài bên en.wiki ghi chỉ "Trịnh Văn Căn".
Khi Trịnh Văn Căn mở giải xổ số nhằm trùng tu Nhà thờ lớn Hà Nội là khi ông đang ở vị thế một linh mục, đã có tên Giuse Maria trong tên chưa?
Tương tự, "năm 1919 Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Versailles Bản yêu sách của nhân dân An Nam", chứ ta ko nói "năm 1919 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tới....". Tôi khung [[ ]] vào tên trong BCB tuần này, cũng với tinh thần như thế.
Ko rõ tôi có sai ko? Việt Hà (thảo luận) 07:38, ngày 24 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Wikipedia: Thảo luận
Xin chào, nhờ bạn vào trang Wikipedia:Thảo luận để xem ý kiến mới của tôi về việc đưa các hạng mục khác vào mục bài viết chọn lọc ở trang chính cho đỡ thiếu và thêm hạng mục mới cho bài viết tốt.nhat 06:47, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Hỏi
Trong đk thành công của ƯC BVT có câu: Nếu do Cộng đồng đánh giá cần thỏa mãn 2 điều kiện, có ít nhất một nửa trên tổng số ý kiến “Đồng ý” và giải quyết hết những điểm “Chưa đồng ý”/“Phản đối“ (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết). Những ứng cử viên vẫn còn điểm "chưa đồng ý" mà sau 30 ngày tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì loại khỏi danh sách ứng cử (ứng cử thất bại). ->Có 1 nửa ý kiến đồng ý là OK rùj sao phải giải quyết hết các điểm chưa đồng ý làm j vậy bạn? --Tân-Đế (thảo luận) 04:16, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)
- Nhờ bạn nâng cấp và chỉnh sửa văn phong cho bài mục vụ. Một công việc và thuật ngữ quan trọng trong giáo hội như thế mà nay mới có bài viết, và nhiều người không hiểu thật sự mục vụ là gì. Cảm ơn !--109.91.39.68 (thảo luận) 08:47, ngày 28 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Ở bài Pháp thuộc người ta chỉ trích đúng chứ có sai đâu. Bạn thấy không công bằng với người Pháp thì thêm vào những đóng góp của họ như chính sách khai hoang ở miền Nam, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo tầng lớp trí thức Tây học ... vào bài. Bạn gắn bảng POV chi cho xấu bài. Derf45 (thảo luận) 03:32, ngày 19 tháng 8 năm 2015 (UTC) Tôi không nói sự chỉ trích đó là hoàn toàn sai. Tôi chỉ muốn bài này mở rộng cái nhìn ra bằng cách 'nói đi thì phải nói lại'. Chẳng có bản mẫu nào làm xấu bài hết, mà nó càng làm bài thêm hoàn thiện.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 04:01, ngày 19 tháng 8 năm 2015 (UTC)
Ngoài địa chủ Pháp, nhà thờ giáo hội Thiên Chúa được Pháp bênh vực, ra sức bao chiếm ruộng. Chỉ riêng Nam Kỳ, giáo hội đã chiếm một diện tích cày cấy rộng lớn, chiếm 1/4 diện tích đất canh tác.
Tôi nghĩ thông tin này của SGK mang tính tuyên truyền. Bạn đừng tức giận, hãy tìm nguồn khác bổ sung vào là xong. Derf45 (thảo luận) 04:41, ngày 19 tháng 8 năm 2015 (UTC)
- Bản thân SGK Việt Nam vẫn không phải là nguồn duy nhất đủ để đánh giá một vấn đề. Thân mến.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 04:49, ngày 19 tháng 8 năm 2015 (UTC)
Bạn có thông tin nào hay nên bổ sung vào bài Pháp thuộc cho nó trung lập hơn. Bạn là thành viên lâu năm và có trình độ. Tôi nghĩ bạn có thể có đóng góp hữu ích. Derf45 (thảo luận) 15:34, ngày 25 tháng 8 năm 2015 (UTC)
BVCL
Mời bạn BQ tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Giuse Maria Trịnh Văn Căn xin cám ơn -- Thánh - Đế 08:19, ngày 22 tháng 8 năm 2015 (UTC)
Mời để mắt đến BVCL
Mời bạn xem bài Đồng 2 euro kỷ niệm và cho ý kiến tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đề nghị rút sao/Đồng 2 euro kỷ niệm. Cám ơn bạn. -- -- Thánh - Đế 03:10, ngày 30 tháng 8 năm 2015 (UTC)
Mời
Rút sao BVCL | ||
Thân mời bạn tham gia cho ý kiến và bỏ phiếu tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đề nghị rút sao trên Wikipedia tiếng Việt. Tôi nghĩ rằng, được bạn cho ý kiến/ bỏ phiếu sẽ góp phần mang lại sự thống nhất chung cho cộng đồng về vấn đề nhạy cảm này. Xin cám ơn |
Một ngôi sao dành cho bạn!
Ngôi sao Cống hiến không ngừng | |
Tặng anh vì những đóng góp rất thường xuyên cho mảng Cơ Đốc Thánh - Đế 04:12, ngày 15 tháng 9 năm 2015 (UTC) |
- Cảm ơn bạn!--▐ Trình Thế Vânthảo luận 04:21, ngày 15 tháng 9 năm 2015 (UTC)
Dịch
Tôi đang dịch bài Habemus Papam, mà toàn xài google dịch nên ko dc hay, phiền anh vào sửa giúp các thuật ngữ cho hay hơn [9] -- Thánh - Đế 08:18, ngày 20 tháng 9 năm 2015 (UTC)
Một chiếc bánh trung thu!
Chúc bạn Trung thu vui vẻ ^^ Thánh - Đế 01:54, ngày 21 tháng 9 năm 2015 (UTC) |
- Cảm ơn bạn nhé! --▐ Trình Thế Vânthảo luận 03:57, ngày 25 tháng 9 năm 2015 (UTC)
BCB
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Giáo hoàng Phanxicô mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.
Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người! |
Bài bị đăng dnb rùj, vô viết lại giúp-- Thiên - Hoàng 98 08:26, ngày 4 tháng 10 năm 2015 (UTC)
Bài bị dán nhãn dnb, bạn vào giúp bài để xoá nhãn nhé!! -- Thiên - Hoàng 98 14:46, ngày 4 tháng 10 năm 2015 (UTC)
Ngày 18 tháng 10 năm 2015
- ... Louis Martin và Marie-Azélie Guérin là hai vợ chồng đầu tiên được Giáo hội Công giáo Rôma phong Thánh cùng một lúc?
- Nếu bạn có thể, xin cùng phát triển hai bài viết trong tuần này để kịp cho tuần sau lên mục BCB. Đây là cơ hội để cùng vinh danh hai vị tân Thánh trên trang chính wikipedia tiếng Việt, để nhiều người cùng biết đến. Trân trọng.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 03:27, ngày 19 tháng 10 năm 2015 (UTC)
- Nếu có thời gian, nhờ bạn cho vài ý kiến tại đây nhé. Cảm ơn bạn Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 05:34, ngày 21 tháng 10 năm 2015 (UTC)
Sử dụng khung Thánh
Bạn có thể giúp mình làm bản mẫu: Thánh tử đạo vào bài Valentinô Berrio Ochoa Vinh ko? Xin cám ơn -- Quang Thuận Đế 02:10, ngày 2 tháng 11 năm 2015 (UTC)
- các bản mẫu kiểu này thường phức tạp về tham số, bạn nên liên hệ với một số bảo quản viên khác nhé. Mình rất tiếc.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:12, ngày 2 tháng 11 năm 2015 (UTC)
- Cám ơn bạn đã trả lời ^^ -- Quang Thuận Đế 02:15, ngày 2 tháng 11 năm 2015 (UTC)
Tên thánh của Giám mục ngoại quốc
Mình nghĩ tên thánh của các vị thì nên dịch ra tiếng việt (Valentín --> Valentinô) hay trường hợp tên tiếng anh Stêphanô khác xa Tiếng việt, ko ai bik -- Quang Thuận Đế 03:44, ngày 9 tháng 11 năm 2015 (UTC)
Cáo thỉnh viên
Bạn (và Thiên Đế, Hoàng Đạt) có thể giúp khởi tạo mục từ cáo thỉnh viên? Tôi đang có chút thắc mắc khi đọc bài Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ để tìm ý xem có dùng được cho BCB, nhưng ko rõ chức này là như thế nào. Cảm ơn bạn! Việt Hà (thảo luận) 17:59, ngày 10 tháng 11 năm 2015 (UTC)
- Đã tạo sơ khai.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:00, ngày 11 tháng 11 năm 2015 (UTC)
Cảm ơn bạn!
Tôi không đọc kỹ bài nên có sửa bản tin bạn đăng. Thật may bạn đã sửa lại kịp. Thân! -- Vũ Tuấn (thảo luận) 06:34, ngày 22 tháng 11 năm 2015 (UTC)
Hưu
Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh đã về hưu rùj bạn à. Kể từ lễ tấn phong Giám mục Aloisiô Nguyễn Hùng Vị sáng nay -- Quang Thuận Đế 14:18, ngày 3 tháng 12 năm 2015 (UTC)
Giúp
Bài Danh sách giám mục người Việt hiện lễ tấn phong sai từa lưa, mong bạn có thể sửa lại -- Quang Thuận Đế 01:38, ngày 8 tháng 12 năm 2015 (UTC)
- Tôi nghĩ cần có hai cột cho rõ ràng "Ngày bổ nhiệm" và "ngày tấn phong".--▐ Trình Thế Vânthảo luận 03:39, ngày 8 tháng 12 năm 2015 (UTC)
- Tôi cũng cho là như vậy, cám ơn ý kién của bạn, ko bít liệu bạn có thể sửa nó chăng? -- Quang Thuận Đế 01:44, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
Trả lời
Tôi chưa thấy viết Năm thánh.... phải viết hoa trên wiki. Mong bạn chỉ xem? DangTungDuong (thảo luận) 01:54, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
- Bạn cần biết thêm nguyên tắc viết hoa tiếng Việt không giống tiếng Anh, không áp dụng mà dịch từng chữ hoa sang chữ hoa được. Điều đó đặc biệt áp dụng với danh từ không phải tên riêng, ví dụ Công an nhân dân (báo), chứ không phải Báo Công An Nhân Dân. DangTungDuong (thảo luận) 01:57, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
"Công an nhân dân" và "Ủy ban nhân dân" các kiểu được viết thường là vì đó là cụm từ mang một nghĩa (tức là cái gì đó thuộc về nhân dân). Nhưng "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" lại là một trường hợp khác. Tôi đã nói về thảo luận trước, tôi viết hoa theo cụm ngữ nghĩa chứ không phải tự phát nhé. Tôi viết "Năm Thánh Ngoại thường về Lòng Thương Xót", vẫn có hai chữ viết thường là "thường" và "về", nếu tôi viết "Năm Thánh Ngoại Thường Về Lòng Thương Xót" thì tôi biết đó không đúng.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:04, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
- Tôi trích tên báo, chứ không trích tên cơ quan trung ương đâu! Còn cách giải thích của bạn cũng không thỏa mãn vì sao từ "Thánh", "Thương" và "Xót" lại viết hoa, quả là vô lý. DangTungDuong (thảo luận) 02:10, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
Vì "Năm Thánh" (Holy Year hoặc Jubilee), "Lòng Thương Xót" (Mercy) là một cụm-danh-từ-riêng nhé bạn.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:14, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
- Không ai áp dụng như thế cả! "Republic" => "Cộng hòa", "Socialist" => "Xã hội chủ nghĩa". Đây mới là nguyên tắc viết tên riêng đó. DangTungDuong (thảo luận) 02:19, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
Này nhé bạn, nguyên tắc bạn nói tôi hiểu và đã áp dụng vào tên đó rồi kia mà, các chữ "Năm Thánh" và "Lòng Thương Xót" là danh từ riêng phải viết hoa toàn bộ (như Việt Nam, chứ không ai viết Việt nam, Sài Gòn thay vì Sài gòn) còn chữ "Ngoại thường" tôi viết như vậy (như lập luận của bạn) vì nó không phải danh từ riêng mà nó là tính từ bổ túc (giống như Cộng hòa), chữ "về" viết thường vì nó là mạo từ. Vậy tôi sai à?--▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:24, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
- Bạn nhầm to về cụm danh từ và danh từ riêng rồi đó. CHXHCN VN thì CHXHCN là cụm danh từ, VN là danh từ riêng. Danh từ riêng thì viết hoa toàn bộ, ví dụ Tôn Nữ Thị Ninh; còn cụm danh từ như Liên đoàn bóng đá châu Âu thì chỉ viết hoa từ đầu tiên thôi! DangTungDuong (thảo luận) 02:29, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
Vui lòng đọc lại điều tôi vừa viết.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:31, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
- Danh từ riêng mà tôi viết hoa nó giống như cách viết Liên Hiệp Quốc vậy đó, chứ không phải Liên hiệp quốc.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:35, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
- Tôi nghĩ tôi đã lấy cái ví dụ rất đẹp về Union of European Football Association rồi đấy, xem đời thuở có ai viết hoa vô lý sang tiếng Việt như vậy không? Nếu có thể thuyết phục được là "Union of European Football Association Champions League" (viết hoa toàn bộ nè) mà để tên làm "Giải bóng đá vô địch các câu lạc bộ châu Âu" là sai thì tôi mới thấy hợp lý, bằng không tôi sẽ đổi tên lại. DangTungDuong (thảo luận) 02:37, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
Bạn giải thích cho tôi vì sao Liên Hiệp Quốc viết hoa toàn bộ mà không là Liên hiệp quốc, Liên hiệp Quốc hoặc Liên Hiệp quốc, tôi thấy hợp lý thì tôi cũng sẽ đổi lại. --▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:40, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
- LHQ, hay Hội Quốc Liên là những ngoại lệ, có lẽ do thói quen SGK từ lâu đời vậy. Không ai viết hoa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu. Không thể lấy ngoại lệ để giải thích cho nguyên tắc chung. DangTungDuong (thảo luận) 02:44, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
Bạn đưa ra một cái gọi là nguyên tắc (?) để nói tôi sai nguyên tắc, mặc dù tôi đã giải thích rất rõ ràng rồi, để bây giờ bạn lấy một cái khác gọi là "ngoại lệ" để biện minh. Nó có thể dễ dàng giúp tôi chấp nhận không? Xin giải thích một lần nữa và có lẽ là lần cuối cùng: "Năm Thánh", "Lòng Thương Xót" là danh từ riêng (chữ "thương xót" đứng riêng thôi mới là tính từ) -> thì Viết Hoa, "Ngoại thường" là tính từ bổ túc -> Viết hoa chữ đầu, "về" là mạo từ -> viết thường. "Hợp chúng quốc", "Liên minh" viết hoa chữ đầu, giống như chữ "Ngoại thường" mà tôi đã viết hoa chữ đầu đấy thôi.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:52, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
- "United States" là một từ, và người ta viết là "Hợp chúng quốc". "Champions League" là danh từ riêng, và người ta viết là "Giải bóng đá vô địch các câu lạc bộ". Đó là nguyên tắc. DangTungDuong (thảo luận) 03:00, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
- Hi vọng bạn tìm thêm được "ngoại lệ", chứ tôi chẳng hơi đâu đi tìm để "biện minh" làm gì, vì ví dụ nó khắp nơi, khắp lĩnh vực. Tôi chỉ liệt kê vài thứ đã ra báo, cơ quan, bóng đá, quốc gia,... này nọ rồi. DangTungDuong (thảo luận) 03:01, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
Nãy giờ tôi cũng rất "rảnh hơi" giải thích đi giải thích lại với bạn vì sao tôi viết vậy rồi đó. Còn bạn có vẻ như chẳng mấy để ý đến hoặc đọc không kỹ điều tôi giải thích, chỉ trưng ra "nguyên tắc" (trong phần lớn lời thảo luận của bạn), và bắt tôi áp dụng cái nguyên tắc đó mà chưa chắc nó đã hoàn toàn đúng. Tôi không rảnh hơi đi tìm một số bài khác (mặc dù tồn tại) để cho bạn biết cái nguyên tắc bạn tôn sùng nó thật sự không phải là khuôn vàng thước ngọc cho mọi bài viết đâu.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 03:11, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
- Bạn không phản đề được nên tôi sẽ đổi tên, theo đúng tối thiểu. DangTungDuong (thảo luận) 03:12, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
Người phản đề phải là bạn. Những gì bạn nói tôi về cái "nguyên tắc" và cái "ngoại lệ" chưa thấy thuyết phục được tôi. Tôi là người tạo ra bài và trước mắt, tôi vẫn cần có sự tôn trọng tên bài. Bạn đổi thì tôi sẽ đổi lại.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 03:23, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
- T chẳng biết ai đúng, ai sai, hay có cái đúng, cái sai của từng người, chỉ xin dẫn các nguồn để tham khảo:
- Giáo hoàng khai mạc Năm Thánh, kêu gọi gạt bỏ sợ hãi
- VIDEO: Thánh lễ khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót tại Vatican
- Giáo xứ An Phú: Khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót
- Dùng từ Năm Thánh trong các dịp khác:
- Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh Mừng Kim Khánh Giáo Phận Xuân Lộc
- THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH - MỪNG KIM KHÁNH GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG => Còn có từ Cửa Năm Thánh
- Giáo hạt Đông Hưng khai mạc Năm Thánh
- Khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện
Xin cảm ơn -- Quang Thuận Đế 03:43, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
- "Năm Thánh" viết hoa từ chữ "Holy Year", gửi vài link tham khảo. [10], [11], [12], [13], [14] (google là miễn phí).--▐ Trình Thế Vânthảo luận 03:52, ngày 10 tháng 12 năm 2015 (UTC)
Tôi muốn tặng bạn một niềm vui nho nhỏ nhân mùa Giáng sinh. Bạn cứ thoải mái sửa bài viết này theo điều bạn cho là đúng. Chúc bạn và gia đình một Giáng sinh vui vẻ, an bình, và hạnh phúc. Thân ái. - Ninh Chữ (thảo luận) - 11:13, ngày 20 tháng 12 năm 2015 (UTC)
Chúc bạn Giáng sinh và Năm mới Dương lịch vui vẻ
^0^ | |
Chúc bạn mùa Giáng sinh và Năm mới vui vẻ. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha toàn năng ban muôn ơn lành đến bạn và gia đình, đồng thời chúc bạn có một năm Dương lịch vui vẻ. Thân ái :) Quang Thuận Đế 09:56, ngày 24 tháng 12 năm 2015 (UTC) |
Chúc mừng Giáng sinh
Chúc bạn Giáng sinh hạnh phúc và an lành. DangTungDuong (thảo luận) 14:35, ngày 24 tháng 12 năm 2015 (UTC)
Merry Xmas!
Nhờ bạn tạo bài en:Chapel với. Cảm ơn.113.161.220.14 (thảo luận) 06:49, ngày 25 tháng 12 năm 2015 (UTC)
Wikipedia Thảo luận về độ ổn định BVT.
Nay tôi viết tin này mong nhận được sự quan tâm của bạn, mong bạn bỏ chút thời gian quý báu đến mục tin này và cho tôi những ý kiến đóng góp, những ý kiến của bạn về đề nghị của tôi nêu ra. Sự góp mặt của bạn trong cuộc thảo luận quả thực rất đáng trân trọng với tôi. Hẹn sớm thảo luận cùng bạn tại đây. Xin cám ơn * Nếu bạn ko quan tâm đến chủ đề này, hãy bỏ phiếu trắng để tôi có thể nhận biết bạn đã xem qua và đón nhận đề nghị này. -- Thuận - Thiên Đế 07:28, ngày 2 tháng 1 năm 2016 (UTC)
Tên Tin lành
Hiện nay bài Giê-su bị 1 TV Tin lành sửa tên các NV qua tên Tin lành, liệu có giải pháp?
- Tôi nghĩ nên tiếp tục theo dõi hành động sửa, nếu nhận thấy đó là hành động sửa mang tính chất bài Công giáo cực đoan thì mình lùi lại.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:00, ngày 3 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Trong cộng đồng Kitô ở VN thì Công giáo chiếm đại đa số và các tên Việt hóa kiểu Công giáo cũng đã dùng từ rất lâu trong dân chúng so với Tin Lành. Vì vậy tôi cho rằng hiện nay wiki ta nên dùng thống nhất tên kiểu Công giáo. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:42, ngày 5 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Tôi đang theo dự án này, xin các bạn cho ý kiến để tôi phát triển dự án và giúp ích cho Wikipedia tiếng Việt. Cảm ơn. A l p h a m a Talk 07:15, ngày 4 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Wow
Hóng nào. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:43, ngày 5 tháng 2 năm 2016 (UTC)
- Oh, cảm ơn bạn. Chắc đây sẽ là một sự kiện tiêu biểu.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 12:21, ngày 5 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Cập nhật tin tức. Còn bạn thấy có thể viết được gì thì cứ viết. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:55, ngày 11 tháng 2 năm 2016 (UTC)
- Cuộc họp diễn ra tốt đẹp. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:34, ngày 13 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Chúc mừng năm mới!!!
Tặng bạn cái bánh tét nhân dịp năm mới 2016, chúc bạn một năm mới vui tươi, hạnh phúc, mình mong rằng sau này bạn sẽ hỗ trợ mình hơn về các bài Công giáo. Please, help me!!
Thuận Đức Hoàng đế 13:33, ngày 5 tháng 2 năm 2016 (UTC) |
- Cảm ơn bạn. Chúc bạn năm mới nhiều niềm vui và phước lộc nhé.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 13:42, ngày 5 tháng 2 năm 2016 (UTC)
- Cảm ơn bạn nhìu :3 --Thuận Đức Hoàng đế 13:43, ngày 5 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Dự án phát sinh thể loại bán tự động
Mời bạn cho ý kiến ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động. Cảm ơn bạn.Alphama (thảo luận · đóng góp)
Biểu quyết
- Mời bạn vào Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Piô Ngô Phúc Hậu cho ý kiến! Cảm ơn bạn.171.253.8.142 (thảo luận) 10:48, ngày 27 tháng 2 năm 2016 (UTC)
Xin cùng hoàn thiện bài Giê-su
Chào bạn Thế Vinh, mình thấy bài Giê-su hiện là BVCL tại wiki tiếng Anh cũng như rất nhiều wiki khác, tuy nhiên bản tiếng Việt vẫn còn rất sơ sài; trong khi đó, mỗi ngày nó được xem tới 120 lần, cá biệt ngày lễ Noel có thể lên tới 1000 lần, ảnh hưởng rất lớn đến việc truyền đạo cho những người chưa biết cũng như tham khảo cho những ai đã biết. Nếu có thể, xin bạn đăng ký tham gia dịch hoặc biên tập một phần của bài. Càng nhiều người tham gia thì chúng ta càng chóng làm xong. Nguyện xin Thiên Chúa thương xem, ban phúc lành và trả công bội hậu cho bạn. Giuse Lê Quang (thảo luận) 18:13, ngày 2 tháng 3 năm 2016 (UTC)
Đại hội Đức Mẹ La Vang
Bài đang bị đem ra xóa, bạn hãy nâng cấp lại bài viết của bạn nhé! --Thuận Đức Hoàng đế 13:54, ngày 21 tháng 3 năm 2016 (UTC)
Mời bạn cho nhận xét. Cám mơn ㅡ ManlyBoys 02:41, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)
Mời tham gia biểu quyết
Mời bạn tham gia biểu quyết về việc thay đổi quy định bài viết tốt tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay đổi quy định BVT và cách viết tên tiếng Việt tại Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt
Alphama (thảo luận · đóng góp)
ĐGM Nghi
Cám ơn anh đã quan tâm và đóng góp hình ảnh về mộ phần của ông, nhưng liệu anh có ảnh chụp rõ huy hiệu GM của vị này, hiện nay huy hiệu đã thất lạc, không tìm thấy --Thuận Đức Hoàng đế 07:49, ngày 5 tháng 6 năm 2016 (UTC)
Hỏi
Có TV hỏi tôi trên trang Fb: Không biết bạn có thể trả lời được ko: Tui đang tính hỏi : Tên của các thánh Công giáo đều đọc theo cách phiên âm trước đến nay ng Công giáo VN hay gọi. Ví dụ : thánh Phê rô, thánh Phao lô. Wikipedia hiện dùng cách đó.
- Nhưng nếu viết bài đề cập đến các Thánh, nhưng ở các nhà thờ không thuộc Công giáo thì sao?
- Ví dụ ở Melboune có Giáo đường Thánh Paul - St Paul's Cathedral là nhà thờ chính toà của Anh giáo. Vậy tui đang nghĩ là có thể dịch là 'Giáo đường Thánh Phao lô', hay vẫn giữ 'Thánh Paul' cho được.
Mong nhận được lời chỉ bảo của bạn--Thuận Đức Hoàng đế 15:07, ngày 19 tháng 6 năm 2016 (UTC)
- Tôi nghĩ nếu không phải là nhà thờ của Công giáo thì nên dùng tên gốc của nhà thờ đó. Nhà thờ ở nước nào nói tiếng Anh thì dùng theo tên tiếng Anh, và ở nơi nào nói ngôn ngữ khác thì cứ lấy theo cách của ngôn ngữ đó. Ở trường hợp này, St Paul's Cathedral ở Melboune thì ta nên đặt tên là Nhà thờ chính tòa St Paul's thay vì Nhà thờ chính tòa Thánh Paul--▐ Trình Thế Vânthảo luận 15:59, ngày 19 tháng 6 năm 2016 (UTC)
- Cám ơn anh nhiều, @_@ --Thuận Đức Hoàng đế 15:22, ngày 25 tháng 6 năm 2016 (UTC)
Xin bài
Ko biết liệu anh có thể cho xin link của Lễ tấn phong Giám mục dự kiến diễn ra vào ngày 4 tháng 8 năm 2016 tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse. được ko, t kím ko ra =.= --Thuận Đức Hoàng đế 15:21, ngày 25 tháng 6 năm 2016 (UTC)
- Rất tiếc là tôi không theo dõi vụ này nên tôi không biết. Thân mến.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 12:25, ngày 26 tháng 6 năm 2016 (UTC)
- Bạn thêm tin đó mà --Thuận Đức Hoàng đế 12:44, ngày 26 tháng 6 năm 2016 (UTC)
Thông tin lệch --> chỉnh đôi3 huy hiệu
Tôi thấy trong nguồn này cái huy hiệu cũ vẫn còn, video thì uy hiệu mới, đủ để chứng mih, liệu có phải chăng --Thuận Đức Hoàng đế 01:07, ngày 8 tháng 7 năm 2016 (UTC)
- Khép lại cái vấn đề này đi nha bạn!--▐ Trình Thế Vânthảo luận 01:33, ngày 8 tháng 7 năm 2016 (UTC)
- Không chịu đâu ^_^ --Thuận Đức Hoàng đế 01:50, ngày 8 tháng 7 năm 2016 (UTC)
Không chịu thì kệ bạn.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:31, ngày 8 tháng 7 năm 2016 (UTC)
- Ý là cái nguồn kia đủ thấy mâuu thuẫn rùi, sao lại xoá -.- -.- --Thuận Đức Hoàng đế 04:26, ngày 8 tháng 7 năm 2016 (UTC)
Mời tham gia ý kiến
Chào bạn,
Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loại ở Wikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 04:43, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)
Logo cho bài Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Chào bạn, Tôi vừa tải lên 4 hình chụp thiệp mời dự lễ tấn phong của Giám mục Hùng, đây là hình do chính tôi chụp từ thiệp gửi mời bằng máy iphone. Vì không có laptop và phần mềm chỉnh sửa nên nhờ bạn cắt hình nào cảm thấy sử dụng được thì dùng vô bài viết. Hình nào không sử dụng thì bạn báo tôi xóa:
- Cảm ơn bạn. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 04:44, ngày 20 tháng 7 năm 2016 (UTC)
Tôi thấy hình biểu trưng hiện ở trên bài viết hiện khá là rõ, tôi nghĩ chỉ cần điều chỉnh chữ "hợp" thôi. Hình chụp dù sao cũng rõ không bằng file.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:27, ngày 21 tháng 7 năm 2016 (UTC)
Bản mẫu:Đức Mẹ Maria
Trong bản mẫu này, đề mục "Mẹ Đức Kitô" dẫn đến "Christotokos" và "Mẹ Thiên Chúa" dẫn đến "Theotokos". Cho hỏi là giáo hội VN có dịch "Christotokos" thành "Mẹ Đức Kitô" và "Theotokos" thành "Mẹ Thiên Chúa" ? Nếu có thì hoàn toàn có thể đổi tên 2 bài này thành tên tiếng Việt. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:48, ngày 14 tháng 8 năm 2016 (UTC)
- Tôi nghĩ dịch như vậy là hợp lí, có thể đổi sang tiếng Việt.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 03:53, ngày 18 tháng 8 năm 2016 (UTC)
Thư mời
Mời bạn tham gia dự án
| |
---|---|
Thân chào bạn, Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng Dự án Syria trên Wikipedia Tiếng Việt với một hệ thống hướng dẫn tổng quát đối với các loạt bài về đất nước Syria. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ phía bạn đối với trang dự án. Ngay bây giờ, bạn có thể đăng ký làm thành viên mới hoặc góp ý đề xuất trực tiếp tại trang thảo luận. Hân hoan đón chào bạn tại Dự án! Để biết thêm chi tiết, mời bạn vào trang nhà của dự án hay hỏi trực tiếp các thành viên khác. |
Kieprongbuon812 Thảo luận 08:16, ngày 15 tháng 12 năm 2016 (UTC)
Viên chức ngoại giao của Vatican vẫn phải tuân theo Công ước Viên
Bạn có thông tin nào liên quan tới việc Viên chức ngoại giao của Vatican không phải tuân theo quy định của Vatican không? Theo công ước Viên 1961 thfi Tòa Thánh vẫn phải tuân thủ các điều khoản trừ trình tự rút đại diện ngoại giao được ghi tại điều 16,Frozenman9666 (thảo luận) 08:48, ngày 28 tháng 12 năm 2016 (UTC)
Theo quy định thì Tòa thánh vẫn phải tuân thủ không chỉ Viên 61 mà cả Viên 69 về Lãnh sự bạn nhé (https://en.wikipedia.org/wiki/Vienna_Convention_on_Diplomatic_Relations) bạn có thế vào link đó thể tham khảoFrozenman9666 (thảo luận) 08:51, ngày 28 tháng 12 năm 2016 (UTC)
- Tôi đồng ý với bạn là viên chức ngoại giao của Vatican vẫn phải tuân thủ Công ước Ngoại giao. Nhưng tôi nhắc lại cho bạn một lần nữa là ĐỪNG NHẦM LẪN giữa Khâm sứ Tòa Thánh và Sứ thần Tòa Thánh. Khâm sứ không phải là một thiết chế ngoại giao hoặc lãnh sự, vì họ phụ trách về mảng tôn giáo. Cho nên, bài này cho rằng Khâm sứ phải rời khỏi VN vì không có quan hệ ngoại giao là hoàn toàn không chính xác. Trong lịch sử tại VN chưa bao giờ có lập ngoại giao với Vatican. Thân chào.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 08:54, ngày 28 tháng 12 năm 2016 (UTC)
Bạn nên xem wiki tiếng Anh về Khâm sứ tòa thánh. Theo đó, Khâm sứ là Trưởng phái đoàn ngoại giao (Dean of the Diplomatic Corps) và Tòa Khâm sứ và Khâm sứ đều phải tuân thủ 2 Công ước Viên trên. Bên cạnh đó, Tòa thánh không hề có tuyên bố bảo lưu với các điều khoản quy định về Trưởng Phái đoàn trong Công ước. NGƯỜI NHẦM LÀ BẠN CHỨ KHÔNG PHẢI TÔI. Về quyền trục xuất, Cái này được gọi theo luật là personna non gratta (người không được hoan nghênh), nước sở tại có quyền sử dụng quy định này mà không phải đưa ra bất kỳ lý do gì (Điều 9). Trong trường hợp hạ cấp ngoại giao do mâu thuẫn hoặc do chính quyền mới không có quan hệ ngoại giao thì Người đứng đầu phái đoàn ngoại giao ở đấp Đại sứ tự động được rút về nước (https://en.wikipedia.org/wiki/Apostolic_Nunciature#Delegations) và link (https://en.wikipedia.org/wiki/Diplomatic_corps#Dean_of_the_Diplomatic_Corps). Về việc thiết lập quan hệ, Vatican đã thiết lập quan hệ với Liên bang Đông Dương và VNCH chứ không phải không thiết lập, nhưng không có quan hệ với VNDCCH và CHXHCNVN do không có tuyên bố kế thừa của hai bên. Trong trường hợp tái lập quan hệ chính thức thì phải đàm phán lại từ đầu.
Chức danh bạn gọi là khâm sứ nhưng trên thực tế là Phái viên của Tòa Thánh, khâm sứ là đã đặt quan hệ rồi, mời bạn xem kỹ wiki tiếng Anh. Apostolic Delegate là người được cử đến quốc gia không có quan hệ chính thức với Tòa thánh. Chức danh này tương đương Đại biện ngoại giao. Theo đó, Đại biện có chức năng như Đại sứ nhưng ở quốc gia chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. VD như Trưởng phòng hợp tác văn hóa, kinh tế Đài Loan tại Hà Nội và của Việt Nam tại Đài Bắc, đây đều có chức năng như đại sứ nhưng do chưa thiết lập quan hệ ngoại giao nên chỉ ở cấp đại biện. Tương tự như vậy, do VN-Vatican chưa có quan hệ nên cấp cao nhất là Phái viên của Tòa thánh, người này không phải ở cấp Đại sứ nhưng có chức năng như Đại sứ. Khi nào thiết lập quan hệ ngoại giao, lúc đó sẽ có Khâm sứ của Vatican tại Hà Nội và Đại sứ VN tại Vatican. Thủ tục sẽ là rút Phái viên, cử Đại sứ, Đại sứ mới và Phái viên có thể là cùng 1 người hoặc không, tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên. Bạn nên nghiên cứu kỹ Công ước đãFrozenman9666 (thảo luận) 09:13, ngày 28 tháng 12 năm 2016 (UTC).
Trong tiếng Việt, "Khâm sứ" không phải là đã có ngoại giao, mà chỉ có "Sứ thần" mới đảm trách ngoại giao. Mặc dù trong nôị bộ tôn giáo, cả hai chức này đều gọi là "nuncio" nghĩa là người được sai đi (chắc có lẽ bạn bị nhầm về điều này). Hơn nữa, trong lịch sử VN chưa bao giờ có quan hệ ngoại giao với Vatican. Vì vậy nếu đã chưa có cấp ngoại giao chính thức thì chi tiết phải rời đi vì ngoại giao là điều không chính xác. Vui lòng không sửa lại.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 09:33, ngày 28 tháng 12 năm 2016 (UTC)
Vấn đề ở đây là TV định nghĩa nhầm vì nếu không Giám mục Leopoldo Girelli đã được gọi làm Khâm sứ Leopoldo Girelli (như bạn nói là chưa có quan hệ) rồi chứ không được gọi là Đặc phái viên Leopoldo GirelliFrozenman9666 (thảo luận) 09:38, ngày 28 tháng 12 năm 2016 (UTC)
- Bạn nói: "Khi nào thiết lập quan hệ ngoại giao, lúc đó sẽ có Khâm sứ của Vatican tại Hà Nội và Đại sứ VN tại Vatican" cũng chưa chính xác! Khi nào thiết lập quan hệ ngoại giao, lúc đó sẽ có Sứ thần của Vatican tại Hà Nội (chứ không phải Khâm sứ) và có Đại sứ VN tại Vatican. Còn giám mục Leopoldo Girelli hiện được gọi đúng vai trò của ông là Đại diện không thường trú của Tòa Thánh, bởi lẽ ông chỉ đại diện về lãnh vực tôn giáo, không có chức năng và các đặc quyền ngoại giao. Mặc dù vậy, về thực tế ông có thể gọi là "Khâm sứ" nhưng danh xưng "Đại diện không thường trú của Tòa Thánh" là tên gọi chính thức theo thỏa thuận hiện tại với Việt Nam và ông cũng đóng góp (chứ không quyết định) vào việc đối thoại xúc tiến ngoại giao.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 09:43, ngày 28 tháng 12 năm 2016 (UTC)
Bạn mới chỉ nói đúng một phần. Đây là những nhầm lẫn về khái niệm lâu nay của wiki tiếng Việt. Thứ nhất, xin khẳng định lại Đặc phái viên ở cấp Đại biện ngoại giao. Khâm sứ với Sứ thần (theo cách bạn nói) là một người và ở cấp Đại sứ. Thứ hai phân biệt giữa Đại sứ và Đại biện. Đại sứ là khi thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ (de jure), Đại biện là lúc chưa đầy đủ (de facto). Đại biện có thế thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng như Đại sứ (xem trường hợp Đài Loan-Việt Nam, Hoa Kỳ-CHDCND Triều Tiên), như trong trường hợp này chỉ liên quan tới vấn đề tôn giáo. Trong trường hợp Đài Loan, Đại biện chỉ làm chức năng KT-VH còn Đại sứ (nếu có) sẽ có đầy đủ cả chính trị-quốc phòng-an ninh. Nên nói Khâm sứ là khi quan hệ phải ở mức đầy đủ rồi còn Đặc phái viên ở mức chưa đầy đủ. Đây không phải vấn đề danh xưng, vì đi kèm Khâm sứ (Đại sứ) sẽ có Tòa Khâm sứ (Đại sứ quán) còn Đặc phái viên (Đại biện) thì chỉ cần VP Đại diện. Về quyền miễn trừ ngoại giao, Đại biện không được hưởng quyền miễn ưu đãi miên trừ, người thụ hưởng ở đây là viên chức ngoại trước khi trở thành đại biện. VD: 1 tham tán trở thành Đại biện do Đại sứ đi vắng hoặc hạ cấp ngoại giao thì tham tán trở thành Đại biện. Đi kèm với đó nghi thức và quyền miễn trừ dành cho Đại biện đó là nghi thức và quyền miễn trừ dành cho tham tán chứ Đại biện không được hưởng. Nếu so sánh việc đặt tên chức danh thì hãy xem tới trường hợp Đài Loan, Đại biện Đài Loan không được gọi là Đại biện mà được gọi là Trưởng phòng hợp tác kinh tế-văn hóa. Điều này tương tự như việc không gọi Đại biện của Vatican mà gọi là Đặc phái viên của Tòa thánh.Frozenman9666 (thảo luận) 10:07, ngày 28 tháng 12 năm 2016 (UTC)
- Tôi nói ở đây là ở khía cạnh nội bộ tôn giáo. Đại biện như bạn nói làm chức năng Văn hóa và Kinh tế (tác động đến tầm mức quốc gia) nhưng Khâm sứ chỉ đơn thuần làm chức năng tôn giáo trong nội bộ đạo (không có đảm trách giao lưu văn hóa, và kinh tế như thế tục). Như thế, Khâm sứ không thể nào là một chức vụ ảnh hưởng đến tình hình ở tầm mức quốc gia. Khâm sứ cũng không được thừa hưởng các quyền miễn trừ như Sứ thần đã ở cấp ngoại giao (vừa đảm trách tôn giáo và ngoại giao), mặc dù cả hai chức này đều là Nuncio và là Tổng giám mục. Nói tóm lại, hoàn cảnh lịch sử tại Việt Nam thời điểm đó thì Khâm sứ rời Việt Nam không phải là vì bị cản trở bởi yếu tố ngoại giao mà đơn thuần là vì chính sách tôn giáo.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 10:19, ngày 28 tháng 12 năm 2016 (UTC)
Vấn đề không phải tôn giáo hay không tôn giáo mà chức danh Đại biện là 1 Đại sứ không đầy đủ. Trường hợp Đài Loan đưa ra chỉ là một ví dụ cho 1 Đại sứ không đầy đủ mang tính tương tự như chức danh Đặc phái viên. Đại biện không chỉ làm chức năng văn hóa-kinh tế như trường hợp Đài Loan như trong trường hợp Cuba-Mỹ trước khi bình thường hóa quan hệ, Đại biện chỉ làm đúng chức năng giao lưu văn hóa và y tế, không hề có kinh tế. Chức năng gì thì do thỏa thuận của hai bên trên nguyên tắc có đi có lại bạn ạ. GM Leopoldo Girelli chỉ làm chức năng tôn giáo vì đây là theo thỏa thuận của VN-Vatican dựa trên nguyên tắc có đi có lại là chỉ có tôn giáo. Hay như chức năng ông Trần Duy Hải, trưởng VP hợp tác VN tại Đài Bắc chỉ hoạt động trong lĩnh vực KT-VH là do thỏa thuận 2 bên. XIN NHẤN MẠNH LẠI ĐẠI BIỆN KHÔNG PHẢI LÀ MỘT ĐẠI SỨ NHƯNG CÓ CHỨC NĂNG ĐẦY ĐỦ HOẶC MỘT PHẦN (LƯU Ý TỪ MỘT PHẦN) CỦA 1 ĐẠI SỨ, CHỨC NĂNG CỦA ĐẠI BIỆN LÀ DỰA TRÊN THỎA THUẬN CỦA 2 NƯỚC THEO NGUYÊN TẮC CÓ ĐI CÓ LẠI. Xét theo các tiêu chuẩn Đại sứ và Đại biện như đã nói trong các đoạn trên thì Khâm sứ là Đại sứ còn Đặc phái viên là Đại biện.
Xét tới Sứ thần thì tương đương Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền. Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền khác Đại sứ ở chỗ Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền được hưởng các ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo thỏa thuận dựa trên nguyên tắc có đi, có lại giữa hai nước cộng thêm ưu đãi, miễn trừ trong Công ước Viên 1961. Đại sứ thì chỉ được các quyền ưu đãi miễn trừ theo Công ước. Nói cách khác Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền LÀ 1 ĐẠI SỨ có nhiều quyền ưu đãi miến trừ hơn (VD tiêu biểu nhất là so sánh giữa Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của Việt Nam tại Hoa Kỳ-Washington D.C. và Đại sứ Việt Nam tại LHQ-New York; Họ cùng là Đại sứ nhưng ông Vinh ở D.C. được hưởng nhiều quyền hơn bà Nga ở New York, phần nhiều hơn đó là do VN-HK thỏa thuận với nhau trên cơ sở có đi có lại). Công thức là ĐSĐMTQ = ĐS+ ưu đãi song phương theo nguyên tắc có đi có lại = ưu đãi theo Công ước + ưu đãi song phương theo nguyên tắc có đi có lại. Tương tự như vậy, SỨ THẦN LÀ 1 KHÂM SỨ ĐƯỢC HƯỞNG NHIỀU QUYỀN ƯU ĐÃI MIỀN TRỪ HƠN. Khác biệt là năm ở chỗ đó.
Giả sử VN-Vatican thiết lập quan hệ ngoại giao, sẽ cử Đại sứ (Khâm sứ) tới nước của nhau chúng ta sẽ có Khâm sứ Vatican tại Hà Nội và Đại sứ Việt Nam tại Vatican. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận theo nguyên tắc có đi, có lại, Đại sứ tại mỗi nước của nhau ngoài được hưởng các ưu đãi miễn trừ theo Công ước Viên 1961 thì sẽ được tặng thêm 1 chiếc ô tô hạng sang thì chúng ta sẽ có Sứ thần Vatican tại Hà Nội và Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Vatican.Frozenman9666 (thảo luận) 10:34, ngày 28 tháng 12 năm 2016 (UTC)
- Đề nghị bạn thảo luận tập trung về mối quan hệ Tòa Thánh - Việt Nam, những chi tiết về Đài Loan bạn đưa ra không mang phải là bằng chứng củng cố cho quan điểm rằng từ trước Tòa Thánh và Việt Nam đã có ngoại giao. Bởi lẽ, vị thế hai thực thể này hoàn toàn khác nhau. Đang khi Tòa Thánh đã là một quốc gia thực sự và được công nhận rộng rãi thì Đài Loan lại không như vậy. Vì thế, Đài Loan nỗ lực xúc tiến và gọi một số kiểu quan hệ của họ là mang tính ngoại giao mặc dù trên thực tế không phải. Trở lại vấn đề, tôi chưa thấy tài liệu nào khẳng định rằng Tòa Thánh và Việt Nam đã có ngoại giao từ trước 1975, và ngay cả phía Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng không xác nhận là có. Vì ở thời điểm trước 1975, Việt Nam bị chia thành hai quốc gia, xét về mặt đối ngoại nhạy cảm thì Tòa Thánh đã không hề thiết lập một mối quan hệ ngoại giao nào với cả miền Bắc và Miền Nam (ngoại trừ cử Khâm sứ đến miền Nam để làm công tác phụng tự, trao đổi vấn đề tôn giáo). Giả như như Khâm sứ là chức ngoại giao (kiểu đại biện hoặc lãnh sự ngoại giao) như bạn nói thì thiết nghĩ về mặt thỏa thuận thường phải có một chức tương đương của Việt Nam tại Tòa Thánh ở thời điểm đó, để khi Tòa Thánh rút người về thì phía Việt Nam phải có chức tương đương rút về, nhưng tôi không thấy lịch sử ghi lại. Tương tự như ngày nay, TGM Leopoldo Girelli nếu được coi là một nhân vật ngoại giao, thì theo nguyên tắc có đi có lại, chức tương đương của Việt Nam ở đâu? Thực ra, danh xưng chính thức của ông Leopoldo Girelli là Đại diện Đức Thánh Cha (Papal Representative) chứ không phải Đại diện Tòa Thánh, nghĩa là ông là người đại diện cho Giáo hoàng về mặt tôn giáo chứ không phải đại diện cho Tòa Thánh về mặt nhà nước. Và tôi đã nói ở trên, trong nội bộ tôn giáo, chức Khâm sứ và Sứ thần là khác năng về chức năng và quyền hạn nên mới có hai thuật ngữ. Tại sao bạn cứ nhập chung làm một thành chức ngoại giao?▐ Trình Thế Vânthảo luận 01:40, ngày 29 tháng 12 năm 2016 (UTC)
Thứ nhất, đề nghị bạn xem lại đề tài thỏa luận, đây là thảo luận về quy chế của Tòa Khâm sứ và các thành viên trong đó chứ không thảo luận về mối quan hệ giữa VN-Vatican. Phần sửa đổi mâu thuẫn liên quan tới quy chế của phái đoàn Vatican tại Việt Nam chứ không liên quan tới Quan hệ hai bên mâu thuẫn hay hòa hợp.
Thứ hai, xét tới Đài Loan, xét về thực tế (de facto), Đài Loan thực sự là 1 quốc gia, việc công nhận không tạo nên 1 quốc gia mới mà chỉ làm phát sinh quan hệ ngoại giao giữa bên được công nhận và bên công nhận. (https://luatduonggia.vn/quy-dinh-ve-cong-nhan-quoc-te)
Thứ 3, về quan hệ Tòa thánh và Việt Nam trước tháng 3 năm 1945, Pháp là bên bảo hộ cho Việt Nam. Việc thiết lập quan hệ giữa Việt Nam nói riêng và Liên bang Đông Dương nói chung với các nước khác hoàn toàn do Pháp phụ trách và thực hiện, Việt Nam và LBĐD không được tự mình thiết lập quan hệ ngoại giao. Thực tế quan hệ Việt Nam-Vatican mà cụ thể là giữa LBĐD-Vatican trước năm 1945 phát sinh do Pháp và Vatican đã có quan hệ trước đó. Bạn nên nhớ trước năm 1945, Hoa Kỳ đã có ĐSQ ở Hà Nội, địa chỉ là 19 Hai Bà Trưng (bây giờ là American Club). Thời đó Việt Nam và LBĐD chưa hề thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ nhưng giữa Pháp và Hoa Kỳ thì đã có nên Hoa Kỳ vẫn có ĐSQ tại Việt Nam (cụ thể là tại Liên bang Đông Dương). Sau khi LBĐD giải thể tháng 3 năm 1945 (Nhật đảo chính Pháp), Đế quốc Việt Nam có tuyên bố độc lập và kế thừa quan hệ nên Việt Nam vẫn có quan hệ với Vatican.
Thứ 4, về vấn đề Việt Nam có bị chia thành 2 quốc gia hay không. Tôi không tranh luận nhưng theo Điều 15 Hiệp định Paris 1973 thì Việt Nam không bị chia thành 2 quốc gia như bạn nói, vỹ tuyến 17 chỉ là giới tuyến tạm thời. Cụ thể tại Điều 15: Giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không phải là một ranh giới về chính trị hoặc về lãnh thổ, như quy định trong đoạn 6 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ ne vơ năm 1954.
Thứ 5, Không nên nhầm lẫn giữa Đại biện với Lãnh sự vì lãnh sự chỉ là một trong các chức năng của ĐSQ, cụ thể mời bạn xem Công ước Viên 1963 về lãnh sự (http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Cong-uoc-Vien-ve-quan-he-lanh-su-1963-46284.aspx)
Thứ 6, Chức vụ tương đương trước năm 1975 là Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Ý, kiêm nhiệm Vatican. Xin nhấn mạnh từ "kiêm nhiệm". Hiện tại, CHXHCN Việt Nam cũng có Đại biện tại Tòa thánh, đó là Đại sứ Việt Nam tại Ý, kiêm nhiệm Vatican. ĐSĐMTQ VN tại Ý (của cả VNCH lẫn CHXHCNVN), kiêm luôn chức năng Đại biện Việt Nam tại Vatican trong trường hợp chưa quan hệ chính thức giữa CHXHCN VN và Vatican (sau năm 1975) và là Đại sứ VN tại Vatican trong trường hợp VNCH kế thừa gián tiếp từ Đế quốc Việt Nam, trực tiếp từ Quốc gia Việt Nam với Vatican (trước năm 1975). Điều này trong Công ước Viên 1961 về Ngoại giao có quy định. Còn trước tháng 3 năm 1945 là thì bạn nên tra quan hệ Pháp-Vatican vì lúc này Pháp vẫn đang bảo hộ Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung.
Thứ 7, Bạn nói đúng giữa Khâm sứ và Sứ thần khác nhau và sự khác nhau này giống như khác nhau giữa Đại sứ và Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền mà tôi đã nói phía trên.
Thứ 8, theo thông tin của Hội đồng GM Việt Nam thì Giám mục Leopoldo Girelli là Đại diện Tòa Thánh. (http://hdgmvietnam.org/tgp-ha-noi-chao-don-duc-tong-giam-muc-leopoldo-girelli-dai-dien-toa-thanh-khong-thuong-tru-tai-viet-nam/2823.63.8.aspx) bạn nhé Frozenman9666 (thảo luận) 07:45, ngày 29 tháng 12 năm 2016 (UTC)
Điểm thứ nhất, thứ hai, thứ tư tôi nghĩ giành dịp khác tranh luận. Đểm thứ ba, Pháp bảo hộ Việt Nam ở thời điểm đó có được quốc tế công nhận không, vấn đề "thuộc địa" và "nửa thuộc địa" của Việt Nam nói riêng (liên bang Đông Dương nói chung) có là yếu tố khiến các xứ này phải chịu hoàn toàn dưới chính sách và quan hệ ngoại giao của Pháp hay không, mối quan hệ giữa Pháp và Tòa Thánh lúc đó có bao hàm cho Việt Nam hay không, cần làm rõ thêm những chi tiết này. Và giả thiết điều này là có thì từ mối quan hệ ngoại giao Pháp-Tòa Thánh: Tòa Thánh chắc chắn đã có Tòa Sứ thần (hoặc Khâm sứ) ngoại giao tại Paris rồi, thì danh xưng Sứ thần (Khâm sứ) ở các xứ Việt Nam (và Đông Dương) - vốn đang thuộc địa - là kiểu gì? chắc chắn không phải là ngoại giao nữa.
Tôi chưa từng nghe thấy có kiểu "mặc nhiên kế thừa ngoại giao" khi chính thể này bị thay thế bởi chính thể khác (tôi dùng chữ "chính thể" chứ không phải "chính phủ") hoặc khi các chính thể hợp nhất và phân chia. Do đó, khi Liên bang Đông Dương giải thể 1945, bằng chứng nào cho thấy Đế quốc Việt Nam, và về sau là Việt Nam Cộng hòa đã mặc nhiên kế thừa mối quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh và các quốc gia khác (nếu có)? Kế thừa ngoại giao tại sao có chuyện di chuyển Tòa Khâm sứ khắp nơi như ở Huế, ở Hà Nội, ở Sài Gòn? Cũng vậy, bằng chứng nào cho thấy Hà Nội kế thừa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ (từ Liên Bang Đông Dương)? Và bằng chứng nào cho thấy Việt Nam thống nhất kế thừa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ từ Việt Nam Cộng hòa, sau 1975?
Điểm thứ sáu, tôi hiểu có đại sứ kiêm nhiệm nhiều nước. Sự kiêm nhiệm là việc bố trí đơn phương do nhu cầu công việc. Và công việc kiêm nhiệm đó cần giải thích rõ là "đại sứ kiêm nhiệm" (phải trình quốc thư) hay kiêm nhiệm với tư cách quan sát? Đại sứ Việt Nam tại Ý hiện tại nếu kiêm nhiệm Tòa Thánh thì chắc chắn việc kiêm nhiệm này mang tính quan sát. Cũng như Leopoldo Girelli hiện là Đại sứ Tòa Thánh tại Singapore, nếu xem ông là kiêm nhiệm Việt Nam thì cũng chỉ mang tính quan sát trong vấn đề ngoại giao (vì vậy thực tế là ông Girelli vẫn phải xin visa Việt Nam mỗi lần nhập cảnh).
Điểm thứ 7, tôi bất đồng với bạn về cách hiểu sự khác nhau đó.
Điểm thứ 8, tôi tin rằng hiện có nhiều kiểu gọi chức danh của TGM Leopoldo Girelli (có nơi dùng chữ Đại diện Tòa Thánh, Đại diện Đức Thánh Cha, Đặc phái viên Tòa Thánh, thậm chí còn dùng chữ Khâm sứ...) đó là do hoàn cảnh gián đoạn chức vụ này khá lâu. Nhưng chính xác, chức vụ mà Vatican dùng cho ông là Đại diện Đức Thánh Cha (papal representative) [15] --▐ Trình Thế Vânthảo luận 10:34, ngày 29 tháng 12 năm 2016 (UTC)
- Thứ nhất, nền bảo hộ của Pháp ở Đông Dương là có (Hiệp ước Patenôtre là thỏa thuận Việt Nam chấp nhận để Pháp bảo hộ về ngoại giao) và điều này được các nứoc trên thế giới công nhận và đây là lý do Pháp quay trở lại Đông Dương để giải giáp phát-xít Nhật sau Thế chiến. Do Pháp chỉ tiến hành bảo hộ, trong đó có việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đông Dương và các nước khác, bao gồm Tòa thánh. Vấn đề là các nước khác vẫn có quyền thiết lập quan hệ ngoại giao với Đông Dương nhưng phải thông qua Pháp (đây là đặc điểm của chế độ thực dân và nó khác với chế độ chiếm đất, sáp nhập của phong kiến, các nước bị đô hộ vẫn có chính quyền riêng nhưng đây là chính quyền bù nhìn, khác với chế độ chiếm đất là các nước bị đô hộ không có chính quyền riêng).
- Thứ hai, Kế thửa quốc gia phát sinh khi có sự chia tách quốc gia (Liên Xô sau năm 1991, Nam Tư hay Tiệp Khắc), sáp nhập quốc gia (Liên Xô sau năm 1922 đến 1991) và sau cách mạng xã hội (http://text.123doc.org/document/279242-van-de-chung-ve-ke-thua-quoc-gia-trong-luat-quoc-te.htm). Bạn nghiên cứu nhé. CHXHCN VN hiện nay không hề kế thừa ngoại giao của VNCH với HK mà hai bên tái thiết lập mới (năm 1995), giống như Cuba hiện nay không hề kế thừa quan hệ từ thời Batista. Do Hoa Kỳ kế thừa quan hệ HK-ĐQVN, và không công nhận VNDCCH nên sau năm 1954 mới rút phái đoàn vào Nam, không đặt ĐSQ tại Hà Nội. Tới năm 1995, VN và HK bình thường hóa quan hệ, chính thức công nhận lẫn nhau. Việc di chuyển tòa Khâm sứ là do Vatican không công nhận VNDCCH mà công nhận VNCH, do đó mới có chuyện tự rút Tòa Khâm sứ như đã nói.
- Thứ 3, về điểm thứ 8, theo link của bạn dẫn thì dùng cả hai (papal representative and non-resident special envoy), envoy với delegate là từ đồng nghĩa. Bên cạnh đó, mời bạn nghiên cứu thuyết trị ngoại pháp quyền trong luật quốc tế. Theo đó, Giáo hoàng, người đứng đầu nhà nước-The Pope is the sovereign of the state (https://en.wikipedia.org/wiki/Vatican_City#Political_system), do đó Giáo hoàng cử có nghĩa là nhà nước cử. Bạn nên xem trình quốc thư, thường là quốc thư của người đứng đầu nhà nươc (cộng hòa tổng thống) hoặc chính phủ (cộng hòa đại nghị). Người cử ở đây là người đứng đầu về nhà nước hoặc chính phủ. Bạn cũng nên tìm hiểu về thuật ngữ "bổ nhiệm bên cạnh" để hiểu rõ hơn.Frozenman9666 (thảo luận) 00:53, ngày 30 tháng 12 năm 2016 (UTC)
Tóm gọn lại thế này: 1. Bạn cho rằng các Khâm sứ rời khỏi Việt Nam là vì Việt Nam và Tòa Thánh hết ngoại giao với Việt Nam nhưng không đưa ra được bằng chứng nào cho thấy trong lịch sử Tòa Thánh và Việt Nam đã có ngoại giao. Các kiểu suy diễn như: Pháp bảo hộ Việt Nam khiến cho Việt Nam phải phụ thuộc vào nền ngoại giao của Pháp, được thế giới công nhận (??) là điều khó thỏa đáng. Một hiệp ước giữa hai quốc gia từ khi nào được xem là điều mà cả thế giới phải công nhận vậy bạn? Tôi hỏi: Nếu đã bảo hộ thì Tòa Sứ thần - Khâm sứ (ngoại giao) của Tòa Thánh ở Paris (là mẫu quốc của Việt Nam lúc đó) sao lại cần có Tòa khâm sứ ở Hà Hội, Huế, Sài Gòn? Như vậy, những tòa khâm sứ ở xứ thuộc địa này không phải là ngoại giao. Vì thế, lập luận của bạn mâu thuẫn. 2. Những vấn đề "kế thừa ngoại giao" từ các nước như Liên Xô, Nam Tư, Tiệp Khắc (thời cận đại) bạn trưng ra đâu phải là bằng cớ có thể khẳng định cho điều mà tôi muốn sáng tỏ là: sau khi Liên bang Đông Dương giải thể thì các chính thể tiếp nối ở Việt Nam, Lào, Campuchia thuộc địa có mặc nhiên kế thừa nền ngoại giao mà Pháp đã thiết lập với các nước (trong đó có Tòa Thánh) hay không? Nếu đã là mặc nhiên kế thừa, tức là 100% với các nước mà Pháp đã từng quan hệ trước đó phải không? Nếu không phải 100% thì quan hệ với Tòa Thánh rơi vào trường hợp nào mà mặc nhiên kế thừa? Đặc biệt, chi tiết bạn nói: "Việc di chuyển tòa Khâm sứ là do Vatican không công nhận VNDCCH mà công nhận VNCH, do đó mới có chuyện tự rút Tòa Khâm sứ như đã nói" lại tiếp tục là một kiểu suy diễn không bằng chứng. Trước đó, tôi đã nói rằng vào thời điểm Việt Nam chia đôi, mà dù muốn hay không cũng phải công nhận là hai quốc gia, thì Tòa Thánh đã không hề chính thức công nhận bên nào và không lập một quan hệ ngoại giao với bên nào. Tại miền Bắc, Khâm sứ vẫn ở Hà Nội cho đến tận 1959, còn ở Sài Gòn lúc đó chỉ có chức thanh tra, vậy thì làm sao có chuyện Tòa Thánh không công nhận VNDCCH mà công nhận VNCH (nếu Khâm sứ được xem là chức ngoại giao như bạn nói)?--▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:59, ngày 30 tháng 12 năm 2016 (UTC)
Ý tiếp theo, người ta thường đánh đồng Tòa Thánh với Vatican mặc dù đây là hai thực thể riêng biệt (tuy chúng có mối quan hệ chặt chẽ). Vatican chỉ mới được thành lập như là một quốc gia độc lập năm 1929 theo Hiệp ước Laterano, còn Tòa Thánh đã được thành lập từ thời Kitô giáo sơ khai. Như vậy, trước thời điểm 1929, Giáo hoàng chưa thể coi là nguyên thủ của một quốc gia độc lập, có lãnh thổ. Cho nên, mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Pháp trước đó trên bình diện tôn giáo là chủ yếu, không thể xem đó là mối quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước, hai quốc gia.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 09:18, ngày 30 tháng 12 năm 2016 (UTC)
- Thứ nhất, về việc Pháp có quyền bảo hộ Đông Dương, bạn nên xem Hiệp ước Patenôtre. Trong luật quốc tế, không lên tiếng phủ nhận đồng nghĩa với công nhận. Bên cạnh đó, bạn có bằng chứng nào thể hiện rằng Thế giới không công nhận Pháp bảo hộ Đông Dương. Hiệp ước Pháp-Thanh là minh chứng rõ nét nhất việc Pháp bảo hộ Đông Dương. Nếu Đông Dương không được Pháp bảo hộ thì đã tự ký với nhà Thanh chứ không nhờ Pháp. Điều 1 Hiệp ước Patenotore: Nước Pháp sẽ đại diện cho nưóc An Nam trên mọi quan hệ ngoại giao. Theo cả Hiệp ước Elysee thì QGVN vẫn phụ thuộc Pháp về ngoại giao.
- "Điều 1 Hiệp ước Patenotore: Nước Pháp sẽ đại diện cho nưóc An Nam trên mọi quan hệ ngoại giao" nhưng tôi đa nhắc nhiều lần, hãy cho tôi một chứng minh đáng tin rằng, việc quốc tế ở thời điểm đó công nhận Hiệp ước riêng giữa hai quốc gia. "Trong luật quốc tế, không lên tiếng phủ nhận đồng nghĩa với công nhận" xin thêm nguồn. --▐ Trình Thế Vânthảo luận 11:02, ngày 31 tháng 12 năm 2016 (UTC)
- Thứ hai, ở trường hợp của Việt Nam, Đế quốc Việt Nam và sau này là QGVN vẫn kế thừa những điều ước quốc tế của liên bang Đông Dương ký với các nước (http://123doc.org/document/3006935-ke-thua-quoc-gia-va-van-de-ke-thua-quoc-gia-o-viet-nam-tu-dau-the-ky-xx-den-nay.htm) trừ trường hợp đưa ra tuyên bố từ chối. Trên thực tế, ngoài tuyên bố từ chối Hiệp ước Patenôtre thì Đế quốc VN không có sự từ chối với bất kỳ văn bản pháp lý nào trước đó mà Pháp thay mặt liên bang ký. Như đã nói ở trên, quan hệ Việt Nam-Vatican phát sinh là do quan hệ Pháp-Vatican. Pháp và Vatican có quan hệ từ thế kỷ 17 với việc Vatican bổ nhiệm ông Alessandro Bichi làm khâm sứ. Việc có cả Tòa Khâm sứ tại Paris lẫn Hà Nội cũng là điều bình thường như việc Hoa Kỳ duy trì cả ĐSQ tại Paris lẫn Hà Nội. Xét về mặt pháp lý, Việt Nam là một thành viên của liên hiệp Pháp nên Pháp thiết lập quan hệ với Vatican cũng là VN có quan hệ với Vatican.
- Việc bạn trưng dẫn link này làm cơ sở để củng cố cho luận điểm "kế thừa ngoại giao" là rất yếu, nếu không muốn nói là vô giá trị khi sử dụng tại Wikipedia, vì đây là một bài luận của nhóm sinh viên. Xin lỗi, tôi không có thời gian để đọc những bài kiểu này. Xem thêm Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 11:02, ngày 31 tháng 12 năm 2016 (UTC)
- Thứ ba, Vatican công nhận và có quan hệ ngoại giao với Việt Nam Cộng hòa (http://www.danchimviet.info/archives/89054/gioi-thieu-ho-so-luu-tru-ve-quan-he-ngoai-giao-cua-vnch-toi-nam-1958/2014/07), tài liệu này là từ VNCH chứ không phải trong kho lưu trữ của VC. Theo tài liệu này, Vatican thiết lập ngoại giao với VNCH từ năm 1955. Do đó, Khâm sứ ở Việt Nam từ năm 1955-1975 chắc chắn là ở cấp Đại sứ. Việc Vatican rút Tòa Khâm sứ tại Hà Nội năm 1957 hoàn toàn do Vatican tự nguyện vì Vatican và VNDCCH không hề có quan hệ ngoại giao. Tới năm 1975, do Vatican vẫn không công nhận Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Dù CHMNVN có tuyên bố kế thừa và kế thừa thực tế ở nhiều tổ chức quốc tế như ADB, WHO,...) nên Vatican tiếp tục tự nguyện rút Đại sứ khỏi Sài Gòn.
- Bạn đừng lắt léo trong chuyện này nhé: việc công nhận một quốc gia không hàm ý lập quan hệ ngoại giao với quốc gia đó. Chẳng hạn, Hoa Kỳ và nhiều nước Âu Châu đã công nhận Kosovo nhưng không phải hầu hết các quốc gia đó đã có ngoại giao với Kosovo.
- Thứ tư, về vấn đề quan hệ Tòa Thánh-Vatican. Vatican được vị Giám mục Rôma (tức giáo hoàng) lãnh đạo. Tòa Thánh là một chính thể nhà nước có chủ quyền được biết đến với tên gọi là Thành Vatican. Nói cách khác Tòa Thánh là nhà nước đại diện hợp pháp cho vũng lãnh thổ mang tên Vatican và những cư dân trên vùng lãnh thổ Vatican. Điều này cũng giống tại Việt Nam, Pháp, Đức, Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, chúng ta có Nhà nước CHXHCN VN là đại diện của Việt Nam, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là đại diện của Hoa Kỳ. Trường hợp Vatican hơi khác vì tên Tòa thánh và tên Nhà nước không giống nhau. Nói thiết lập quan hệ với Tòa thánh chính là thiết lập quan hệ với Vatican và ngược lại, thiết lập quan hệ với Vatican là thiết lập quan hệ với Tòa thánh vì Tòa thánh là người đại diện hợp pháp của Vatican. Điều này giống hệt như việc ta nói thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ chính là thiết lập quan hệ với Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Khi HK tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam thì TT Clinton tuyên bố là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (https://en.wikipedia.org/wiki/United_States%E2%80%93Vietnam_relations). Người nhầm lẫn về vai trò đại diện của Vatican là bạn chứ không phải là tôi. Không nên lẫn lộn giữa tôn giáo và quan hệ nhà nước. Sự nhầm lẫn của bạn có thể do lòng tự tôn về tôn giáo của những nhà lãnh đạo tại Vatican khi họ thích được gọi là Tòa Thánh, về vấn đề tôn giáo tôi xin không tranh luận vì đấy là đức tin của mỗi người. Ngay cả Liên hợp quốc cũng dùng Tòa thành (Holy see) để nói về quy chế của Vatican. Rõ ràng Tòa thánh là 1 nhà nước (state) (http://www.un.org/en/sections/member-states/non-member-states/index.html). Thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican có nghĩa là thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh và ngược lại thiết lập quan hệ với Tòa thánh là thiết lập quan hệ với Vatican.
- Chẳng phải tôi đã giải thích ở trên hay sao, nay phải nhắc lại. Tòa Thánh đã là tổ chức thành lập trước Vatican rồi. Tuy nhiên, cái gọi là "Tòa Thánh" để chỉ giáo quyền, còn Vatican để chỉ phần lãnh thổ (quốc gia) mới thành lập về sau. Cho nên, Giáo hoàng chỉ được công nhận là nguyên thủ quốc gia kể từ khi Tòa Thánh có chủ quyền lãnh thổ là Vatican. Ý này đã được thảo luận ở trên.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 11:02, ngày 31 tháng 12 năm 2016 (UTC)--▐ Trình Thế Vânthảo luận 11:02, ngày 31 tháng 12 năm 2016 (UTC)
- Theo tôi quy chế ngoại giao của Tòa Khâm sứ và các thành viên đã được thảo luận xong. Tòa Khâm sứ là Đại sứ quán còn Khâm sứ chính là Đại sứ của Tòa Thánh tại Việt Nam (căn cứ tài liệu của VNCH thì VNCH và Tòa thánh có quan hệ từ năm 1955)Frozenman9666 (thảo luận) 09:57, ngày 30 tháng 12 năm 2016 (UTC)
- Năm 1995 Tòa Thánh có công nhận VNCH nó không bao hàm thiết lập một nền ngoại giao (lập luận ở trên). Từ những ý ở trên, tôi vẫn phản đối quan niệm của bạn và cho rằng thảo luận này chưa thuyết phục nên tôi sẽ sửa lại.
Luận điểm
Bạn không thể cãi cùn như vậy được vì theo tài liệu của VNCH, Tòa Thánh không những đã công nhận VNCH là 1 quốc gia mà còn thiết lập quan hệ ngoại giao với VNCH vào 9/12/1955. Tài liệu ghi là Saigon – Vietnam relations with other countries general [re Republic of Vietnam also known as South Vietnam] chứ không phải "recognition". Bạn phải đọc kỹ tên hồ sơ chứ.
Theo link này thì trước năm 1975, Việt Nam và Tòa thánh đã có quan hệ ngoại giao-diplomatic relations (https://cruxnow.com/cna/2016/11/25/pope-tries-move-ball-relations-vietnam/ và http://www.ecumenicalnews.com/article/vietnam-leader-visits-francis-as-ties-between-hanoi-vatican-thaw-27012). Theo đài AP (Hoa Kỳ) thì VNCH và Vatican có quan hệ chính thức, một cách nói khác của quan hệ ngoại giao (South Vietnam and the Vatican had official relations), http://www.apnewsarchive.com/1988/Vietnam-Reconciling-with-Churches-but-Vatican-Ties-Still-Strained/id-68b980c9f0275a5c283b2c65e79f0fef Frozenman9666 (thảo luận) 16:11, ngày 31 tháng 12 năm 2016 (UTC)
Request
Hello.
Could you create the article en:Foreign relations of Azerbaijan in Vietnamese, like the article Quan hệ đối ngoại của Tòa Thánh which you created?
Thank you.
Anh Vinh ơi nếu anh có thời gian nhờ anh cho ý kiến ở biểu quyết trên nhá, còn khoảng tháng nữa hay sao ý. Cám ơn anh nhìu :) Con Mèo Ú Tim (thảo luận) 20:48, ngày 6 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017
Chào bạn,
Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
- Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc
Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.
Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.
AlphamaBot4 (thảo luận) 13:39, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Buồn
- Hai Giám mục nhạc sĩ cùng qua đời cách nhau mấy ngày, thật là buồn...Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 06:09, ngày 1 tháng 3 năm 2017 (UTC)
Xin cầu nguyện cho các ngài. Thân xác trở về tro bụi nhưng linh hồn sẽ về với Chúa.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 06:20, ngày 1 tháng 3 năm 2017 (UTC)
BCB
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Giuse Vũ Duy Thống mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.
Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người! |
Thư mời tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017
Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Mất kí tự "Â"
Xin chào. Một số sửa đổi gần đây của bạn bị lỗi mất kí tự "Â", nhờ bạn kiểm tra lại. Cảm ơn! P.T.Đ (thảo luận) 17:42, ngày 2 tháng 4 năm 2017 (UTC)
"Chánh" hay "Chính"
Tôi không nghĩ "chánh" chỉ là phương ngữ thôi đâu, mà hình như nó đã từng được sử dụng chính thức, như "chánh tổng" (không phải "chính tổng"), "chánh trị" (dù hiện nay tên gọi "chính trị" phổ biến hơn nhiều)... Ta chỉ nên coi chữ Chánh là một biến thể của Chính, và chỉ nên được coi là một cách gọi khác. Tôi thấy hình như từ "Chánh toà" cũng được sử dụng tương đương với "Chính toà". jan Win (tl~đg) 03:57, ngày 4 tháng 4 năm 2017 (UTC)
- "Chánh" là phương ngữ và là kiểu gọi kỵ húy. Chữ "chính" dùng chỗ nào cũng được, còn chữ "chánh" chỉ phổ biến ở miền nam, miền bắc ít dùng. Một từ được dùng rộng rãi và một từ dùng hạn hẹp thì nên chọn cái nào?--▐ Trình Thế Vânthảo luận 04:24, ngày 4 tháng 4 năm 2017 (UTC)
- Chính là từ gốc được sử dụng chính thức, còn "chánh" là từ không chánh thức, do vua Minh Mạng có bà vợ tên Chính (mẹ của Nguyễn Phúc Miên Quân, Nguyễn Phúc Miên Uyển, Nguyễn Phúc Ngọc Tông, Nguyễn Phúc Uyển Diễm, Nguyễn Phúc Thụy Thục, Nguyễn Phúc Miên Hoành, Nguyễn Phúc Miên Áo). Tuanminh01 (thảo luận) 04:29, ngày 4 tháng 4 năm 2017 (UTC)
@Tuanminh01: tôi nhận thấy có thể ai đó đã dùng công cụ nào đó sửa hầu như "chình tòa" thành "chánh tòa", khiến bây giờ tôi phải sửa lại thủ công rất mệt. Bạn có thể can thiệp bằng công cụ giúp tôi sửa lại thành "chính tòa" hay không? cảm ơn.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 04:34, ngày 4 tháng 4 năm 2017 (UTC)
- Đã thực hiện. Tuanminh01 (thảo luận) 10:30, ngày 4 tháng 4 năm 2017 (UTC)
Nguon tin sai -_-
Phan tu tap bi anh sua lai sai thong tin roi, day, thong tin tu chinh giao phan Da Lat, may t hu nut roi, ban giao bai lai cho anh [16] --Thuận Đức Hoàng đế 15:06, ngày 8 tháng 4 năm 2017 (UTC)
Đoàn kết
Anh Trần Thế Vinh ơi, phần thảo luận GM đủ dnb đâu anh, dẫn ra cho e xem vs. còn cái vụ chánh tòa e làm bằng tay, mà lâu rùi, từ khi lập nick đến h, tại ko thấy ai nói, e sửa thành Chính rồi --Thuận Đức Hoàng đế 02:17, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)
- Cuộc thảo luận này đã rất lâu rồi. Tại đây: Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật (người)#Độ nổi bật về người trong các tôn giáo chính#Công giáo: Từ chức giám mục trở lên là đủ độ nổi bật?.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:41, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)
Chủng sinh
- Để gọi các thầy trong chủng viện, người ta dùng từ chủng sinh thay vì sinh viên như ngoài đời ở các trường đại học. Vì vậy theo tôi là Thể loại:Chủng sinh Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt mới đúng bạn thấy thế nào.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 08:28, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)
Chủng sinh chỉ gọi cho những ai theo học trong các chủng viện thôi, và chắc chắn họ là người dự tu. Còn đối với những học viện Công giáo (không phải là chủng viện), học viên của nó không nhất thiết phải là những người dự tu, họ có thể là những sinh viên theo học các khoa, môn để lấy kiến thức lí luận như một ngành nghề thực tiễn. Chẳng hạn, hiện nay Học viện Công giáo Việt Nam có chiêu sinh cho cả giáo dân theo học. --▐ Trình Thế Vânthảo luận 08:34, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)
- Theo thông tin trong bài Giáo hoàng Học viện Piô X Đà Lạt thì đây "là một cơ sở đào tạo tu sĩ Công giáo tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 (tương đương với Đại chủng viện ngày nay)." Tức đây là Chủng viện? Ngoài ra, trong bài này danh từ để chỉ các người theo học là "chủng sinh"? Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 08:52, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)
- Tại các liên kết này từ: Giáo phận Đà Lạt, đài RFA, vietcatholic, báo đời nhất là Hội đồng Giám mục VN đều gọi nơi đây là chủng viện để đào tạo các chủng sinh.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 09:09, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)
Thì đúng là có một số người theo học ở đây có thể gọi là chủng sinh (vì họ đang đi tu), nhưng không phải là tất cả học viên đều là chủng sinh. Đào tạo chủng sinh là một phần nằm trong hoạt động của một học viện Công giáo. Nhiều người gọi là chủng viện vì có lẽ khối lượng đào đạo chủng sinh đã quá lấn át học viên đời. Ở bài kia, đoạn "tương đương với Đại chủng viện ngày nay" là tương tương về bằng cấp học vị, không hẳn đó là đương đương về cơ chế. --▐ Trình Thế Vânthảo luận 09:23, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)
- Nếu vậy các nhân vật mang thể loại kia rõ ràng phải gọi là chủng sinh vì họ là dự tu còn từ sinh viên thì dành (nếu có) cho các học viên giáo dân học từ nơi này. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 10:06, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)
Bạn nói rất hợp lý nhưng một tập hợp con nằm trong một tập hợp mẹ thì chúng ta nên lấy tên của bên nào? Giải pháp tôi nghĩ có thể làm là chúng ta tạo một thể loại: Chủng sinh Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt, và chắc chắn thể loại này phải nằm trong thể loại: sinh viên Chủng sinh Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt. Nhưng cần rà soát lại thật kỹ, chỉ những ai đương thời đang là chủng sinh học ở đó thì gọi là chủng sinh, bởi lẽ vẫn có trường hợp linh mục học ở đó thì không thể nào còn là chủng sinh nữa. Thân mến.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 10:15, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)
- Có thể bạn vẫn còn lăn tăn nhưng không phải do bạn suy nghĩ sai mà là do định nghĩa các thời điểm khác nhau. Như tại trang của HĐGMVN thì Giám mục Nhơn cho là "Giáo Hoàng Học Viện Piô X là nơi đào tạo linh mục cho các giáo phận của Giáo Hội Công giáo tại miền Nam Việt Nam, trước năm 1975." Tức là thời điểm đó, nhiệm vụ của GHHV là như thế. Còn ngày nay đối tượng của Học viện có lẽ được "mở rộng" ra hàng giáo dân. Nói như vậy vì tôi không tìm ra tài liệu nào cho biết trước năm 1975 nơi này từng dạy giáo dân. Nhưng dù có đi chăng nữa thì trong quá trình đào tạo một người thành linh mục, người đó được gọi là chủng sinh còn nếu là giáo dân hay người không phải dự tu thì gọi là học viên hay sinh viên. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 10:54, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)
- Bạn nói chính xác, phải rà lại vì nếu là dự tu thì gọi là chủng sinh, nữ tu hay linh mục gọi là học viên, người dân gọi là sinh viên chẳng hạn nhưng điều này chỉ là với Học viện Công giáo hiện nay thôi vì học viện này có cả giáo dân và nữ tu, còn học viện Đà Lạt thì chỉ đào tạo mỗi Linh mục thôi.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 11:03, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)
- Tôi đã gọi điện cho một vị cũng xuất thân từ học viện này để kiểm chứng lại thông tin mà tôi suy luận thì quả đúng như vậy. Học viện này lúc bấy giờ y chỉ có một mục đích là đào tạo linh mục với hình thức như một Đại chủng viện. Nhưng điểm khác nhau để mang tên là Học viện mà không mang tên là Đại chủng viện vì ở đây được nước ngoài cấp bằng cử nhân. Các chủng sinh khi kết thúc chương trình học (tương đương thầy 6 của ĐCV) sẽ phải làm một luận văn rồi bảo vệ thành công sẽ được cấp bằng cử nhân thần học. Thân mến Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 03:15, ngày 4 tháng 5 năm 2017 (UTC)
- Việc đổi từ Sinh viên qua Chủng sinh cho riêng thể loại của trường hợp Học viện Giáo hoàng Đà Lạt bạn tính sao rồi.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 07:51, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)
Tôi đồng ý với bạn rằng Giáo hoàng học viện Đà Lạt khi đó chỉ dạy cho tu sĩ làm linh mục. Tôi đang băn khoăn: học viện đào tạo nền tảng kiến thức tương đương như bên chủng viện, nhưng họ có quyền "cấp phép" truyền chức linh mục cho đối tượng đó hay không? Chúng ta thường gọi "chủng sinh" là học viên của "chủng viện" (có chữ "chủng"), mà bản thân Học viện này không phải là "chủng viện", vậy dùng chữ "chủng sinh" cho "học viện" có "tréo ngoe" hay không? Hay là ta gọi cho dễ hiểu: chủng sinh thuộc chủng viện, học viên thuộc học viện?--▐ Trình Thế Vânthảo luận 08:27, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)
- Không phải bạn ơi, chỉ riêng trường hợp học viện này thì "Học viện lại chính là chủng viện", tôi hỏi vị kia còn bị nạt là "sao lại quá quan tâm đến việc bằng cấp ???" Chắc có lẽ thời đó các cụ không quá quan tâm đến bằng cấp mà cái chính là "được học và học được (gì)". Như đã nói với bạn ở trên, Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt thời đó không giống với cách hoạt động của Học viện Công giáo Việt Nam ngày nay mà giống với Đại chủng viện. Tức là tốt nghiệp thì anh có bằng cử nhân thần học, (sau đó đi giúp xứ) rồi được phong linh mục. Còn từ "chủng sinh" dành để gọi cho các người học ở Học viện Thánh Giáo hoàng này chính là từ các tài liệu nguồn chính thống (RFA, Vietcatholic, HDGMVN) và các giám mục đã gọi. Đó cũng là lẽ dĩ nhiên vì ngay từ đầu ta đã biết đây là chủng viện mà bạn.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 09:38, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)
Câu chuyện lịch sử thực tế như bạn đã tìm hiểu, tôi công nhận là đúng và tôn trọng. Nhưng chúng ta cũng đang xây dựng bách khoa cho hiện tại và tương lai tra cứu, chứ không phải cho quá khứ bạn ạ. Cho nên, nếu giả sử như cứ dùng "chủng sinh" cho trường hợp kiểu này (là Học viện Đà Lạt), độc giả sẽ nhầm tưởng rằng hễ ai học trong một Học viện Công giáo đều là chủng sinh, thì đối chiếu với hiện tại là trật lất. Cũng vậy, nhiều tu sĩ dòng được học trong các học viện của nhà dòng rồi được làm linh mục (dòng), chứ họ có đâu có học trong các chủng viện đâu, vậy thì gọi họ là "chủng sinh" cũng chưa chính xác lắm.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 09:46, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)
- Đâu có gì đâu bạn, Vấn đề là do lịch sủ tạo nên việc này. Theo tôi, trang thể loại khi được tạo được ghi rõ là [[Thể loại:Chủng sinh Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt]] chứ đâu ghi [[Thể loại:Chủng sinh Giáo hoàng Học viện XYZ nào đó]], còn vài ba năm nữa khi các học viên của [[Học viện Công giáo Việt Nam] tốt nghiệp, ta lại ghi rõ là [[Thể loại:Học viên Học viện Công giáo Việt Nam]] thôi. Vì ở wikipedia cứ có nguồn chính thống thì cứ việc tạo.
- Để chắc ăn không bị lầm lẫn cho mọi người thì tại trang Thảo luận Thể loại:Chủng sinh Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt, ta ghi rõ vì Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt chỉ đào tạo linh mục nên các học viên ở đây được gọi là chủng sinh và chú thích <ref>[các nguồn chính thống]</ref> là ổn thôi bạn. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 11:02, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)
Nhờ Trần Thế Vinh xem và cho vài ý kiến cho biểu quyết trên. Xin cám ơn. Con Mèo Ú Tim (thảo luận) 07:38, ngày 12 tháng 5 năm 2017 (UTC)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài
Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Danh sách giám mục Trung Quốc
Bài viết này do anh khởi tạo từ 2012, nay ít nhiều nó đã lỗi thời, không biết anh có thể nâng cấp lại bài không :3. -- Tân - Vương 01:43, ngày 19 tháng 8 năm 2017 (UTC)
- @thành viên:ThiênĐế98: Nếu bạn có thời gian giúp được việc này thì quá tốt! Cảm ơn bạn.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 02:03, ngày 19 tháng 8 năm 2017 (UTC)
- @_@ Việc này t không dám nhận rồi, chỉ đang khởi tạo sơ khai các bài viết về hàng GM thui @_@ -- Tân - Vương 02:06, ngày 19 tháng 8 năm 2017 (UTC)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Biểu quyết tên nước Đông Timor/Timor-Leste
Wikipedia có khá nhiều bài viết liên quan đến nước Đông Timor/Timor-Leste, tuy nhiên, tên nước này vẫn còn nhiều tranh cãi, khi thì Đông Timor, khi thì Timor-Leste, khiến cho việc đặt tên bài vẫn thiếu sự nhất quán, thiếu tính khoa học cần có của một bách khoa toàn thư.
Năm vừa rồi, chúng ta đã có thảo luận với sự tham gia của nhiều thành viên, chúng ta đã suy xét ở nhiều góc độ khác nhau của vấn đề, tại Thảo luận:Timor-Leste và tại Wikipedia:Thảo luận/Đông Timor hay Timor-Leste.
Để chốt lại vấn đề, chúng ta sẽ tiến hành một cuộc biểu quyết về tên gọi nước này. Vì anh/chị/bạn là người đã trực tiếp đóng góp ý kiến tại thảo luận trên, lá phiếu anh/chị/bạn rất cần thiết để vấn đề này được giải quyết triệt để. Xin hãy đến Wikipedia:Thảo luận và cho ý kiến. Xin cảm ơn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:13, ngày 13 tháng 1 năm 2018 (UTC)
Chúc xuân
Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018
Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:
Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên
Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên. Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)
Xin chào
Xin chào, bạn có thể giúp cải thiện điều này không, Cảm ơn: Amaro Pargo.--95.22.174.251 (thảo luận) 21:25, ngày 27 tháng 6 năm 2019 (UTC)
Cuộc thi năm 1955 còn lâu mới là cuộc thi người đẹp đầu tiên ở VN bạn nhé. Năm 1930 công tử Bạc liêu đã tổ chức thi người đẹp rồi - http://danviet.vn/tin-tuc/cong-tu-bac-lieu-to-chuc-dau-xao-sac-dep-sau-cuoc-thi-nguoi-dep-di-dau-987014.html, năm 1932 cũng đã có cuộc thi Hoa hậu xứ Mường rồi - http://www.baohoabinh.com.vn/220/68584/Nguoi-dep-xu-Muong-xua-va-nay.htm. Cập nhật lại thông tin trước khi sửa bài nhéMularoma (thảo luận) 02:54, ngày 4 tháng 7 năm 2019 (UTC)
- Cuộc thi Công tử Bạc Liêu là cuộc thi tư nhân nhé. Không tính là cuộc thi quốc gia.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 03:55, ngày 4 tháng 7 năm 2019 (UTC)
Community Insights Survey
Share your experience in this survey
Hi Trần Thế Vinh,
The Wikimedia Foundation is asking for your feedback in a survey about your experience with Wikipedia and Wikimedia. The purpose of this survey is to learn how well the Foundation is supporting your work on wiki and how we can change or improve things in the future. The opinions you share will directly affect the current and future work of the Wikimedia Foundation.
Please take 15 to 25 minutes to give your feedback through this survey. It is available in various languages.
This survey is hosted by a third-party and governed by this privacy statement (in English).
Find more information about this project. Email us if you have any questions, or if you don't want to receive future messages about taking this survey.
Sincerely,
Reminder: Community Insights Survey
Share your experience in this survey
Hi Trần Thế Vinh,
A couple of weeks ago, we invited you to take the Community Insights Survey. It is the Wikimedia Foundation’s annual survey of our global communities. We want to learn how well we support your work on wiki. We are 10% towards our goal for participation. If you have not already taken the survey, you can help us reach our goal! Your voice matters to us.
Please take 15 to 25 minutes to give your feedback through this survey. It is available in various languages.
This survey is hosted by a third-party and governed by this privacy statement (in English).
Find more information about this project. Email us if you have any questions, or if you don't want to receive future messages about taking this survey.
Sincerely,
Chào bạn, tôi thấy có một số chỗ chưa chính xác trong tập tin này. Phiền bạn có thể xem xét và sửa lại được không? Vì nó được dùng trong hầu hết các bài về quận huyện Hà Nội cả trong wikipedia Việt Nam lẫn nước ngoài
- Thứ nhất, đó là ranh giới quận Hà Đông, trong hình hiện tại đó là Hà Đông từ 2003-2006 thôi, còn vào năm 2006 Hà Đông sáp nhập thêm 3 xã, là xã Dương Nội của Hoài Đức, 2 xã Đồng Mai, Biên Giang của Thanh Oai (bao gồm cả phần đất của thôn Phượng Bãi, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ sáp nhập vào). Chi tiết bạn có thể tìm Bản đồ hành chính quận Hà Đông để hình dung rõ hơn nhé.
- Thứ hai, đó là ranh giới 2 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, lấy toàn tuyến đường quốc lộ 32 làm ranh giới 2 quận là chưa chính xác, vì có một phần quận Bắc Từ Liêm nằm về phía dưới của đường 32 nữa. Chi tiết bạn cũng có thể tìm với từ khóa Bản đồ hành chính quận Nam Từ Liêm, Bản đồ hành chính quận Bắc Từ Liêm.
Mình xin góp ý thêm là bạn có thể bỏ chấm tròn ngay Hà Đông được không? Vì Hà Đông nay là quận, vì vậy nên các quận khác như thế nào thì chú thích Hà Đông như vậy thôi, đừng để khác. Và nếu được, bạn có thể tô đậm tên các quận, để mọi người biết đó là quận nữa.
Cảm ơn bạn nhiều Cn5900 (thảo luận) 01:03, ngày 23 tháng 9 năm 2019 (UTC)
Reminder: Community Insights Survey
Share your experience in this survey
Hi Trần Thế Vinh,
There are only a few weeks left to take the Community Insights Survey! We are 30% towards our goal for participation. If you have not already taken the survey, you can help us reach our goal! With this poll, the Wikimedia Foundation gathers feedback on how well we support your work on wiki. It only takes 15-25 minutes to complete, and it has a direct impact on the support we provide.
Please take 15 to 25 minutes to give your feedback through this survey. It is available in various languages.
This survey is hosted by a third-party and governed by this privacy statement (in English).
Find more information about this project. Email us if you have any questions, or if you don't want to receive future messages about taking this survey.
Sincerely,
Xin mời bạn tham gia các biểu quyết, thảo luận tháng 10 năm 2019.
|
-- ✠ Tân-Vương 14:48, ngày 16 tháng 10 năm 2019 (UTC)
Thư mời Thảo luận
|
-- ✠ Tân-Vương 15:18, ngày 23 tháng 10 năm 2019 (UTC)
Thư mời tham gia Dự án Tử hình
Thư mời tham gia dự án Tử hình | |
---|---|
Thân chào Trần Thế Vinh!
Dự án Tử hình trên Wikipedia tiếng Việt rất vui khi được gặp bạn! Chúng tôi đang xây dựng một dự án nơi mà người yêu thích chủ đề về hình phạt Tử hình khắp mọi nơi trên Wikipedia tiếng Việt có thể dùng sự hiểu biết của mình để xây dựng các bài viết có chất lượng về chủ đề Tử hình đồng thời lấp đầy khối kiến thức chung về những chủ đề có liên quan đến tử hình. Nếu bạn có dự định viết một bài về đề tài Tử hình bạn hãy vào trang dự án để xem tất cả các hướng dẫn cần thiết hay hỏi các thành viên của dự án để hỗ trợ cho việc viết bài (nếu cần). Nếu bạn có hứng thú với việc tham gia dự án xin cứ tự nhiên ghi tên mình vào danh sách tham gia vì dự án sẽ trở nên đông vui hơn khi có bạn cùng tham gia! Hoan nghênh và nhiệt liệt kính mời! |
Nguyenhai314 (thảo luận) 09:15, ngày 23 tháng 3 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt
Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Q.Khải
- Wikipedia:Biểu quyết chọn kiểm định viên/ThiênĐế98
- Wikipedia:Biểu quyết/Bổ sung quy định Chống rối
Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)
Vấn đề bản quyền hình ảnh đối với Tập tin:Tứ giác Long Xuyên.png
Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Tứ giác Long Xuyên.png. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền và cấp phép sử dụng. Wikipedia rất xem trọng vấn đề tôn trọng bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian ngắn sắp tới, trừ khi chúng tôi có thể xác nhận rằng nó có một giấy phép chấp nhận được và nguồn gốc để kiểm chứng. Vui lòng bổ sung thông tin này bằng cách sửa trang mô tả tập tin. Bạn có thể tham khảo quy định sử dụng hình ảnh để xem bạn được và không được những tập tin nào lên Wikipedia. Bạn có thể tìm thấy một thẻ quyền phù hợp với tập tin của bạn tại trang về thẻ quyền.
Xin bạn vui lòng kiểm tra lại tất cả các tập tin mà bạn đã tải lên để chắc chắn chúng đã được ghi thông tin đầy đủ. Đây là dánh sách tập tin do bạn tải lên.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn về sự hợp tác của bạn. NHD (thảo luận) 06:20, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Vấn đề bản quyền hình ảnh đối với Tập tin:Minh họa màu bản mẫu.png
Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Minh họa màu bản mẫu.png. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền và cấp phép sử dụng. Wikipedia rất xem trọng vấn đề tôn trọng bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian ngắn sắp tới, trừ khi chúng tôi có thể xác nhận rằng nó có một giấy phép chấp nhận được và nguồn gốc để kiểm chứng. Vui lòng bổ sung thông tin này bằng cách sửa trang mô tả tập tin. Bạn có thể tham khảo quy định sử dụng hình ảnh để xem bạn được và không được những tập tin nào lên Wikipedia. Bạn có thể tìm thấy một thẻ quyền phù hợp với tập tin của bạn tại trang về thẻ quyền.
Xin bạn vui lòng kiểm tra lại tất cả các tập tin mà bạn đã tải lên để chắc chắn chúng đã được ghi thông tin đầy đủ. Đây là dánh sách tập tin do bạn tải lên.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn về sự hợp tác của bạn. NHD (thảo luận) 06:21, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Vấn đề bản quyền hình ảnh đối với Tập tin:Mũ hồng y.png
Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Mũ hồng y.png. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền và cấp phép sử dụng. Wikipedia rất xem trọng vấn đề tôn trọng bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian ngắn sắp tới, trừ khi chúng tôi có thể xác nhận rằng nó có một giấy phép chấp nhận được và nguồn gốc để kiểm chứng. Vui lòng bổ sung thông tin này bằng cách sửa trang mô tả tập tin. Bạn có thể tham khảo quy định sử dụng hình ảnh để xem bạn được và không được những tập tin nào lên Wikipedia. Bạn có thể tìm thấy một thẻ quyền phù hợp với tập tin của bạn tại trang về thẻ quyền.
Xin bạn vui lòng kiểm tra lại tất cả các tập tin mà bạn đã tải lên để chắc chắn chúng đã được ghi thông tin đầy đủ. Đây là dánh sách tập tin do bạn tải lên.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn về sự hợp tác của bạn. NHD (thảo luận) 06:22, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Vấn đề bản quyền hình ảnh đối với Tập tin:Exsultet Vietnamita.ogg
Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Exsultet Vietnamita.ogg. Tuy nhiên, hiện nay nó thiếu thông tin về tình trạng bản quyền và cấp phép sử dụng. Wikipedia rất xem trọng vấn đề tôn trọng bản quyền. Nó có thể bị xóa trong thời gian ngắn sắp tới, trừ khi chúng tôi có thể xác nhận rằng nó có một giấy phép chấp nhận được và nguồn gốc để kiểm chứng. Vui lòng bổ sung thông tin này bằng cách sửa trang mô tả tập tin. Bạn có thể tham khảo quy định sử dụng hình ảnh để xem bạn được và không được những tập tin nào lên Wikipedia. Bạn có thể tìm thấy một thẻ quyền phù hợp với tập tin của bạn tại trang về thẻ quyền.
Xin bạn vui lòng kiểm tra lại tất cả các tập tin mà bạn đã tải lên để chắc chắn chúng đã được ghi thông tin đầy đủ. Đây là dánh sách tập tin do bạn tải lên.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy tự nhiên nêu nó lên tại trang những câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn về sự hợp tác của bạn. NHD (thảo luận) 06:22, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết
Chào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.
- Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết
- Wikipedia:Thảo luận/Đề xuất áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt
Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 23:28, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Files with GFDL
Hi! You have uploded some files long ago with the license {{GFDL}}. GFDL is not a good license. Would you be willing also to add {{cc-by-sa-4.0}}? --MGA73 (thảo luận) 17:05, ngày 12 tháng 7 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự
Chào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Thienhau2003
- Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/P.T.Đ
- Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên/TuanUt
Trân trọng! Alphama (thảo luận · đóng góp)
Tập tin:Metro Saigon.png đã lỗi thời
Chào bạn.
Logo của Metro Sài Gòn mà bạn tải lên từ năm 2012. Đến nay, logo này hiện không còn được sử dụng nữa mà nó được thay thế bằng logo chính thức khác. Bạn hãy vào trang web của Ban quản lý Đường sắt đo thi Thành phố Hồ Chí Minh để lấy logo chính thức và cập nhật lại cho các bài viết về Metro Sài Gòn.
Xin cảm ơn.--サンクサン タカト (thảo luận) 15:49, ngày 28 tháng 7 năm 2020 (UTC)
Thư mời
Mời anh cho ý kiến về một số Logo ở bàn Thảo luận. Trân trọng. ~ Violet (talk) ~ 04:58, ngày 8 tháng 8 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên
Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên ở:
Một số lưu ý:
- Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ để bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
- Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.
Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt.Trân trọng!
Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 22:10, ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết
Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:
- Wikipedia:Biểu quyết/Tiêu chí áp dụng cho công cụ Content Translation
- Wikipedia:Biểu quyết/Thời gian biểu quyết ở Wikipedia Tiếng Việt
Một số lưu ý:
- Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ bầu cử bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
- Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.
Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!
Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 05:47, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia một số biểu quyết ở Wikipedia tiếng Việt
Năm 2020, nhân dịp mọi người có thời gian rảnh rỗi hơn vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Vì vậy, xin phép mời bạn tham gia một số biểu quyết. Dẫu biết rằng có thể bạn không thích tham gia biểu quyết, tuy nhiên hiện nay dự án chúng ta có nhiều biến chuyển, tôi hi vọng lắng nghe được ý kiến của bạn để giúp dự án ngày càng phát triển hơn. Một số biểu quyết bạn có thể tham gia:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Buiquangtu
- Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết
- Wikipedia:Biểu quyết/Phương án đối với quản trị viên có hai ba sửa đổi mỗi năm
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Nothing I Can't
Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!
Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 00:59, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Xin vui lòng kiểm tra email của bạn
Xin chào Trần Thế Vinh: Xin vui lòng kiểm tra email của bạn! Chủ đề: "The Community Insights survey is coming!" Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng gửi email tới surveys@wikimedia.org.
(English: Please check your email and spam! Subject is "The Community Insights survey is coming!" If you have questions, email surveys@wikimedia.org.)
Sorry for the inconvenience, you can read my explanation here.
MediaWiki message delivery (thảo luận) 18:30, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia biểu quyết tháng 10/2020
Chào bạn mời bạn tham gia một số biểu quyết tháng 10/2020:
- Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
- Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên
- Wikipedia:Biểu quyết (đang diễn ra)
Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!
Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 20:48, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)
Trân trọng mời bạn đến tham gia biểu quyết cộng đồng!
Xin chào Trần Thế Vinh!, hiện nay cộng đồng chúng ta đang có một biểu quyết về việc gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (bài viết tốt, bài viết chọn lọc, danh sách chọn lọc). Đối tượng mà biểu quyết hướng tới là nhóm người bỏ phiếu và người đề cử. Dự luật đề xuất rằng người đề cử/viết chính có quyền (tự động) gia hạn thêm một khoảng thời gian nhất định trong trường hợp phiếu chống được bỏ quá muộn. Biểu quyết có sáu nội dung đề xuất khác nhau. Hy vọng rằng Trần Thế Vinh tranh thủ chút thời gian ít ỏi của mình để ghé qua và cho ý kiến tại đây. Quan điểm của bạn rất quan trọng trong việc góp phần phát triển bách khoa toàn thư chúng ta. Trân trọng kính mời!
-- ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 03:01, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)
Có vấn đề về cấp phép tập tin Tập tin:Gia đình Công giáo.jpg
Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Gia đình Công giáo.jpg, và bạn đã ghi nguồn là từ nhà truyền thống giáo xứ. Tôi nhận thấy tuy bạn đã ghi một thẻ quyền hợp lệ, lại không có bằng chứng nào cho thấy người tạo ra tập tin đồng ý cấp phép như trong thẻ quyền đã ghi.
Nếu bạn chính là người tạo ra toàn bộ tập tin này nhưng đã đăng ở đâu đó trước đây (đặc biệt là trực tuyến), xin hãy lựa chọn một trong các cách sau:
- để lại một ghi chú cho phép tái sử dụng theo CC-BY-SA hoặc một giấy phép tự do được chấp nhận khác (xem danh sách này) tại trang đăng tải đầu tiên nội dung này; hoặc
- gửi thư điện tử xuất phát từ nơi đăng tải đầu tiên đến permissions-viwikimedia.org, trong đó ghi quyền sở hữu của bạn đối với nội dung và dự định của bạn muốn phát hành nó theo một giấy phép tự do. Bạn có thể tìm thấy thư mẫu tại đây.
Nếu bạn không phải là người tạo ra hoàn toàn tác phẩm, xin vui lòng yêu cầu người tạo ra tập tin thực hiện một trong hai bước đã ghi ở trên, hoặc nếu người sở hữu tập tin đã cho phép bạn qua thư điện tử, xin chuyển tiếp thư đó đến permissions-viwikimedia.org.
Nếu bạn tin rằng tập tin phù hợp với các tiêu chí tại Wikipedia:Nội dung không tự do, hãy dùng một thẻ dạng {{sử dụng hợp lý trong bài|tên bài viết}} hoặc một trong những thẻ khác có trong Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh#Sử dụng hợp lý, rồi thêm một cơ sở sử dụng hợp lý để làm cơ sở cho việc sử dụng tập tin trong một hoặc nhiều bài viết. Xem Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh để có danh sách đầy đủ các thẻ quyền mà bạn có thể sử dụng.
Nếu bạn đã tải lên các tập tin khác, hãy nghĩ đến việc kiểm tra lại xem bạn cũng đã ghi bằng chứng về việc người sở hữu bản quyền đã đồng ý phát hành tác phẩm của họ theo thẻ quyền mà bạn ghi hay chưa. Bạn có thể tìm thấy danh sách các tập tin do bạn tạo ra trong nhật trình tải lên. Những tập tin thiếu bằng chứng về sự cấp phép có thể sẽ bị xóa sau một tuần từ khi bị treo bảng, như đã nói trong các tiêu chí xóa nhanh. Nếu bạn có câu hỏi nào, xin hãy hỏi tại Trang các câu hỏi về bản quyền tập tin. Xin cảm ơn. 🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵 14:56, ngày 25 tháng 11 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia biểu quyết tháng 1 năm 2021
Chào bạn mời bạn tham gia một số biểu quyết tháng 1 năm 2021:
- Wikipedia:Biểu quyết/Tiêu chí áp dụng cho công cụ Content Translation 2
- Wikipedia:Biểu quyết/Viết hoa hay không viết hoa chữ Nhà khi gọi tên triều đại
Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!
Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 09:38, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
Thiết kế logo Tết
Cảm ơn và xin chúc bạn một ngày mới tốt lành! — Băng Tỏa 14:11, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC) |
Thư mời tham gia bình chọn giao diện Trang Chính mới
Xin chào bạn. Đến hẹn lại lên, Wikipedia tiếng Việt đang mở bình chọn về việc áp dụng giao diện Trang Chính mới sau nhiều năm sử dụng giao diện cũ. Nếu bạn quan tâm, xin hãy dành chút thời gian xem và đánh giá các giao diện đang được đề xuất sau đây:
|
Mời tham gia một số thảo luận cộng đồng quan trọng
Thư này do MediaWiki message delivery gửi thay mặt cho Trần Nguyễn Minh Huy. Nếu bạn không muốn nhận các thư như vậy trong tương lai, xin hãy thêm Thể loại:Trang từ chối nhận tin nhắn vào trang thảo luận thành viên của mình.
Cố vấn
Chào bạn, nếu bạn có hứng thú, mời bạn đăng ký trở thành cố vấn cho các thành viên mới của Wikipedia tại Wikipedia:Dự án Phát triển cộng đồng/Danh sách thành viên cố vấn. AlphamaBot (thảo luận) 16:37, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Mời tham gia một số thảo luận và biểu quyết cộng đồng quan trọng
Thư này do MediaWiki message delivery gửi thay mặt cho Trần Nguyễn Minh Huy. Nếu bạn không muốn nhận các thư như vậy trong tương lai, xin hãy thêm Thể loại:Trang từ chối nhận tin nhắn vào trang thảo luận thành viên của mình.
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận
Chào bạn, trân trọng mời tham gia:
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Cập nhật tiêu chí xóa nhanh ở dự án Wikipedia tiếng Việt.
- Thảo luận tìm đồng thuận Thảo luận Wikipedia:Chủ đề#Tên bài.
Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 11:45, ngày 31 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận
Chào bạn, trân trọng mời tham gia:
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Cập nhật tiêu chí xóa nhanh ở dự án Wikipedia tiếng Việt.
- Thảo luận tìm đồng thuận Thảo luận Wikipedia:Chủ đề#Tên bài.
Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.
Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 09:03, ngày 15 tháng 4 năm 2021 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận
Xin chào, mời bạn tham gia:
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Cập nhật quy định Vô hiệu lá phiếu.
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Nguyentrongphu.
Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.
Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:04, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)
Tháng 07/2021: Thư mời tham gia các biểu quyết/thảo luận
Xin chào, mời bạn tham gia các biểu quyết/thảo luận sau:
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Bán khóa vô hạn bài bị phá hoại dai dẳng.
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết xoá bài.
- Góp ý cho quy định: Wikipedia:Thảo_luận#Mời góp ý cho quy định Wikipedia:Người sửa bản mẫu/Nháp.
- Thảo luận đồng thuận: Wikipedia:Thảo luận#Về Wikipedia:Độ nổi bật (người).
- Các thảo luận khác có thể tìm thấy ở Wikipedia:Thảo luận.
Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.
Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:03, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)
Đang có tranh cãi về năm ra mắt của bộ phim này tại Thảo luận:Cảnh sát hình sự (loạt phim). Có thành viên cho rằng con số 1997 kể từ phiên bản bạn tạo ra là vô lý. Mời bạn tham gia thảo luận – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 01:49, ngày 7 tháng 8 năm 2021 (UTC)
Mời bạn tham gia một cuộc biểu quyết quan trọng và sẽ có ảnh hưởng lớn lẫn lâu dài tới dự án. Xin cảm ơn! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:32, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)
Đề nghị xóa Dạ Lan (kem đánh răng)
Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Dạ Lan (kem đánh răng) cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.
Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. ✽ Màu tím hoa sim 12:07, ngày 18 tháng 12 năm 2021 (UTC)
Tập tin:Botuphap.jpg không tự do nhưng không được dùng đến
Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 04:54, ngày 12 tháng 1 năm 2022 (UTC)
Tập tin:Logo Tra Vinh.PNG không tự do nhưng không được dùng đến
Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 10:27, ngày 14 tháng 1 năm 2022 (UTC)
Đề nghị xóa nhanh Hoa hậu Quý bà Thế giới
Nếu đây là bài viết đầu tiên bạn tạo, bạn có thể muốn đọc hướng dẫn viết bài viết đầu tiên của bạn.
Bạn có thể muốn xem xét việc sử dụng Thuật sĩ bài viết nhầm giúp bạn tạo các bài viết.
Chào bạn, chào mừng bạn đến với Wikipedia. Đây là tin nhắn thông báo cho bạn biết rằng bài Hoa hậu Quý bà Thế giới nằm trong diện xoá nhanh của Wikipedia, theo mục BV2 của quy định xoá nhanh, bởi đây là một bài viết hoàn toàn không có nội dung, hoặc nội dung chỉ bao gồm các liên kết ngoài, đề mục "Xem thêm", nguồn sách tham khảo, một thể loại hoặc bản mẫu, liên kết liên wiki, hình ảnh, một câu lặp lại của tiêu đề bài viết, một câu hỏi đáng lẽ phải đăng ở bàn giúp đỡ hoặc bàn tham khảo, hay một nỗ lực để liên hệ với chủ thể được nói đến trong bài viết. Vui lòng xem Wikipedia:Bài sơ khai để nắm được yêu cầu tối thiểu của chúng tôi đối với một bài viết ngắn. Ngoài ra, bạn cần nhớ rằng các bài viết trên Wikipedia phải có chủ đề đủ độ nổi bật và cần có nguồn tham khảo đáng tin cậy để kiểm chứng nội dung của nó.
Nếu bạn nghĩ trang này không nên bị xóa vì lý do này, bạn có thể phản đối xóa nhanh bằng cách truy cập trang này và nhấp vào nút có dòng chữ "Phản đối yêu cầu xóa nhanh". Điều này sẽ cho bạn cơ hội để giải thích tại sao bạn tin rằng trang không nên bị xóa. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng một khi một trang được gắn thẻ để xóa nhanh, nó có thể bị xóa ngay lập tức. Vui lòng không tự mình xóa thẻ xóa nhanh khỏi trang, nhưng đừng ngần ngại thêm bổ sung thêm thông tin nhằm phù hợp với quy định và hướng dẫn của Wikipedia. Nếu trang bị xóa và bạn muốn truy xuất nội dung đã xóa để tham khảo hoặc cải tiến trong tương lai, vui lòng liên hệ với bảo quản viên hoặc điều phối viên đã xóa trang, hoặc nếu bạn đã làm như vậy, bạn có thể đặt một yêu cầu tại Wikipedia:Biểu quyết phục hồi trang. Minh Ming ! 11:03, ngày 6 tháng 2 năm 2022 (UTC)
Đề nghị xóa Bài ca tạm biệt
Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Bài ca tạm biệt cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.
Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. AKIRA💬 02:47, ngày 14 tháng 2 năm 2022 (UTC)
Di chuyển trang
Đề nghị bạn đừng đổi tên kiểu đó. Khi viết bài tôi cũng đã tính trước chuyện trùng tên rồi. Một điều khá chắc chắn là con đường Lê Lợi ở Gò Vấp, ở phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức hay ở TT Hóc Môn - xã Tân Thới Nhì, Hóc Môn đều là những con đường ko đủ nổi bật để có bài trên wiki theo tiêu chí hiện nay, nên trước mắt sẽ không có nhầm lẫn. Tên bài hiện nay vẫn đáp ứng đúng những yêu cầu trong Wikipedia:Tên bài là tên chủ thể dễ nhận biết, mô tả đầy đủ mà ngắn gọn. Nói tới đường Lê Lợi ở Thành phố Hồ Chí Minh thì đa phần ai đều sẽ nghĩ ngay đến con đường ở trung tâm, những trường hợp đặc biệt chỉ có người dân Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức thì mới dễ bị nhầm khi nêu ra khái niệm này. Để cho người ta đỡ băn khoăn tôi cũng đã đề một dòng chú thích chi tiết ở đầu bài rồi. Còn nếu sau này một con đường Lê Lợi khác ở TPHCM đủ nổi bật, hoặc mai mốt nếu wiki đổi quy định, bất cứ đường nào cũng có thể có bài thì tính sau. – Trân 02:32, ngày 1 tháng 6 năm 2022 (UTC)
Tập tin:Logo Lang Son.PNG không tự do nhưng không được dùng đến
Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 06:13, ngày 10 tháng 7 năm 2022 (UTC)
Đề nghị xóa Bài ca tạm biệt
Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Bài ca tạm biệt (lần 2) cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.
Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. Túy Mộng Vô Ky 05:15, ngày 15 tháng 8 năm 2022 (UTC)
Đề nghị xóa nhanh Viếng đại chúng
Nếu đây là bài viết đầu tiên bạn tạo, bạn có thể muốn đọc hướng dẫn viết bài viết đầu tiên của bạn.
Bạn có thể muốn xem xét việc sử dụng Thuật sĩ bài viết nhầm giúp bạn tạo các bài viết.
Cảm ơn bạn vì đã thử sửa đổi Wikipedia. Sửa đổi của bạn đã hoạt động, nhưng trang mà bạn đã tạo có thể sẽ bị xóa trong thời gian ngắn theo tiêu chí xóa nhanh C2. Hãy sử dụng Chỗ thử để thực hiện các thử nghiệm khác. Hãy xem qua trang chào mừng nếu bạn muốn hiểu thêm về cách đóng góp cho bách khoa toàn thư mở này.
Nếu bạn nghĩ trang này không nên bị xóa vì lý do này, bạn có thể phản đối xóa nhanh bằng cách truy cập trang này và nhấp vào nút có dòng chữ "Phản đối yêu cầu xóa nhanh". Điều này sẽ cho bạn cơ hội để giải thích tại sao bạn tin rằng trang không nên bị xóa. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng một khi một trang được gắn thẻ để xóa nhanh, nó có thể bị xóa ngay lập tức. Vui lòng không tự mình xóa thẻ xóa nhanh khỏi trang, nhưng đừng ngần ngại thêm bổ sung thêm thông tin nhằm phù hợp với quy định và hướng dẫn của Wikipedia. Nếu trang bị xóa và bạn muốn truy xuất nội dung đã xóa để tham khảo hoặc cải tiến trong tương lai, vui lòng liên hệ với bảo quản viên hoặc điều phối viên đã xóa trang, hoặc nếu bạn đã làm như vậy, bạn có thể đặt một yêu cầu tại Wikipedia:Biểu quyết phục hồi trang. Khánh Snake (thảo luận) 03:29, ngày 3 tháng 1 năm 2023 (UTC)
Đề nghị xóa nhanh Chưởng ấn (Công giáo)
Nếu đây là bài viết đầu tiên bạn tạo, bạn có thể muốn đọc hướng dẫn viết bài viết đầu tiên của bạn.
Bạn có thể muốn xem xét việc sử dụng Thuật sĩ bài viết nhầm giúp bạn tạo các bài viết.
Một bản mẫu đề nghị xóa nhanh đã được thêm vào Chưởng ấn (Công giáo), tác dụng của nó là yêu cầu trang này được xóa nhanh khỏi Wikipedia. Điều này được thực hiện dựa trên tiêu chí BV4, bởi vì trang này rõ ràng chưa đủ độ nổi bật.
Nếu bạn nghĩ trang này không nên bị xóa vì lý do này, bạn có thể phản đối xóa nhanh bằng cách truy cập trang này và nhấp vào nút có dòng chữ "Phản đối yêu cầu xóa nhanh". Điều này sẽ cho bạn cơ hội để giải thích tại sao bạn tin rằng trang không nên bị xóa. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng một khi một trang được gắn thẻ để xóa nhanh, nó có thể bị xóa ngay lập tức. Vui lòng không tự mình xóa thẻ xóa nhanh khỏi trang, nhưng đừng ngần ngại thêm bổ sung thêm thông tin nhằm phù hợp với quy định và hướng dẫn của Wikipedia. Nếu trang bị xóa và bạn muốn truy xuất nội dung đã xóa để tham khảo hoặc cải tiến trong tương lai, vui lòng liên hệ với bảo quản viên hoặc điều phối viên đã xóa trang, hoặc nếu bạn đã làm như vậy, bạn có thể đặt một yêu cầu tại Wikipedia:Biểu quyết phục hồi trang. Khánh Snake (thảo luận) 04:44, ngày 11 tháng 1 năm 2023 (UTC)
Mời bạn cho ý kiến!
Mời bạn cho ý kiến tại Wikipedia:Thảo luận#Hoa hậu Hòa bình Việt Nam Khánh Snake (thảo luận) 06:47, ngày 7 tháng 2 năm 2023 (UTC)
Sorry
Lần trước là do mình ném bom quăng lựu đạn nhầm thôi. xin lỗi bạn nhé - Tiền Túng (Tình Tan) 03:30, ngày 9 tháng 2 năm 2023 (UTC)
Tập tin:Logobinhduong.PNG không tự do nhưng không được dùng đến
Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 22:20, ngày 19 tháng 2 năm 2023 (UTC)
Đề nghị xóa Bài ca tạm biệt
Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Bài ca tạm biệt (lần 3) cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.
Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. – 𝓚𝓱𝓪𝓷𝓰 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 18:20, ngày 2 tháng 4 năm 2023 (UTC)
Tập tin:Bai ca tam biet.jpg không tự do nhưng không được dùng đến
Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 09:54, ngày 2 tháng 5 năm 2023 (UTC)
Tập tin:Logo Vinh Phuc.PNG không tự do nhưng không được dùng đến
Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 12:42, ngày 8 tháng 4 năm 2024 (UTC)
Tập tin:OCA.png không tự do nhưng không được dùng đến
Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 16:41, ngày 8 tháng 4 năm 2024 (UTC)
Tập tin:Logo Dong Nai.png không tự do nhưng không được dùng đến
Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 18:38, ngày 23 tháng 8 năm 2024 (UTC)