Bước tới nội dung

Đoan Khác Hoàng quý phi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đoan Khác Hoàng quý phi
端恪皇貴妃
Hàm Phong Đế Hoàng quý phi
Thông tin chung
Sinh1844
(Đạo Quang năm thứ 24, ngày 24 tháng 10)
Mất1910
(Tuyên Thống năm thứ 2, ngày 28 tháng 3)
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An táng21 tháng 9 năm 1911
Phi viên tẩm của Định lăng (定陵), Thanh Đông lăng
Phối ngẫuThanh Văn Tông
Hàm Phong Hoàng đế
Thụy hiệu
Đoan Khác Hoàng quý phi
(端恪皇貴妃)
Tước hiệu[Kỳ tần; 祺嫔]
[Kỳ phi; 祺妃]
[Kỳ Quý phi; 祺貴妃]
[Kỳ Hoàng quý thái phi; 祺皇貴太妃]
Thân phụDụ Tường

Đoan Khác Hoàng quý phi (chữ Hán: 端恪皇貴妃; 1844 - 1910), Đông Giai thị, là một phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Hoàng đế.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng dõi đại tông

[sửa | sửa mã nguồn]

Đoan Khác Hoàng quý phi sinh ngày 24 tháng 10 (âm lịch) năm Đạo Quang năm thứ 24 (1844), xuất thân từ Mãn Châu Tương Hoàng kỳ Đông Giai thị. Đây là một thế gia thời nhà Thanh, hậu duệ của Đông Quốc Cương (佟國綱).

Đông Quốc Cương là con trai thứ hai của Đông Đồ Lại (佟圖賴), anh của Đông Quốc Duy (佟國維) - cha đẻ của Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu, do là vai lớn nên Quốc Cương tập tước [Nhất đẳng Công; 一等公] từ cha, là Thanh sơ trứ danh Cựu huân thế gia. Theo đó, Hiếu Khang Chương Hoàng hậu là chị em ruột của Đông Quốc Cương, Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu cùng Khác Huệ Hoàng quý phi đều là chất nữ của Quốc Cương, đến cả Hiếu Thận Thành Hoàng hậu cũng là hậu duệ một chi của Quốc Cương, ta có thể hình dung gia thế cực lớn của một chi hậu duệ Đông Quốc Cương, vượt lên hơn hẳn dòng dõi bình thường.

Dòng dõi của Đoan Khác Hoàng quý phi, so với nhiều hậu phi khác cũng thật sự hiển hách, vì bà là dòng dõi đại tông (con cả thừa tước) chứ không bị phân nhánh trong dòng dõi lớn (như Hiếu Trinh Hiển Hoàng hậu là trường hợp điển hình). Hậu duệ đại tông của Đông Quốc Cương thế tập Nhất đẳng Công truyền đời, Quốc Cương truyền cho con là Khoa Đại (夸岱), Khoa Đại truyền cho Nạp Mục Đồ (納穆圖), Nạp Mục Đồ truyền Tự Tồn (嗣存), và Tự Tồn truyền cho Thư Minh A (舒明阿), cha ruột của Hiếu Thận Thành Hoàng hậu. Thư Minh A chính là tổ phụ của Đoan Khác Hoàng quý phi.

Gia thế hiển hách

[sửa | sửa mã nguồn]

Con trai cả của Thư Minh A là Đại học sĩ Dụ Thành (裕誠), kế thừa Nhất đẳng Công, tiếp nối dòng đại tông. Cha của Đoan Khác Hoàng quý phi là Dụ Tường (裕祥), con trai thứ ba của Thư Minh A, nhậm Đầu đẳng Thị vệ. Không rõ mẹ đẻ của Đoan Khác Hoàng quý phi, bà có hai người anh em, một tên Phong Lâm (豐林), làm đến Viên ngoại lang, người kia là Tung Lâm (嵩林) làm đến Ngự sử.

Thuận tiện nói đến, con trai thứ hai của Thư Minh A là Dụ Khoan (裕寬), nhậm [Thừa ân Hầu; 承恩侯] do Hiếu Thận Thành Hoàng hậu mang lại, nhậm "Tán trật Đại thần" (散秩大臣); con trai thứ 4 là Dụ Thụy (裕瑞), nhậm "Tuy Viễn thành Tướng quân" (綏遠城將軍) và con út Dụ Bảo (裕保) làm đến Ngự sử. Ngoài năm con trai, Thư Minh A có ít nhất hai con gái, ngoại trừ Hiếu Thận Thành Hoàng hậu thì người kia là Đích Phúc tấn của Thuần vương phủ Trấn quốc công Dịch Lương (奕粱). Xét theo vai vế, Hiếu Thận Thành Hoàng hậu và Đoan Khác Hoàng quý phi là quan hệ 「Cô tố bà; 姑做婆」, chẳng qua lúc Đoan Khác Hoàng quý phi vào cung, thì Hiếu Thận Thành Hoàng hậu đã qua đời.

Mặt khác, thân thuộc của Đoan Khác Hoàng quý phi không ít lần cùng Hoàng gia liên hôn, mối liên hệ chằn chịt. Ví dụ đường huynh thừa kế Tam đẳng Công Khôn Lâm (堃林), cưới con gái thứ năm của Đôn Cần Thân vương Dịch Thông - em trai của Hàm Phong Đế. Bà còn có vài vị đường tỷ muội, phân biệt làm phu nhân của Lý vương phủ Trấn quốc công Phổ Mậu (溥楙), Trịnh vương phủ Phụ quốc Tướng quân Khoan Lược (寬略) và Duệ vương phủ Trấn quốc Tướng quân Nhạc Thọ (岳壽), tất cả đều là Vương phủ đại tông hậu duệ, địa vị quả thực không tầm thường.

Đại Thanh tần phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại xác định năm Hàm Phong thứ 8 (1858), ngày 25 tháng 3 (âm lịch) là thời điểm mà Đông Giai thị tiến cung, cùng lúc đó là Ngọc Quý nhân Na Lạp thị, đưa từ nhà mẹ đẻ trực tiếp vào Viên Minh Viên.

Căn cứ lý lẽ của học giả Vương Bội Hoàn (王佩環) dựa vào hồ sơ Thanh triều, Đông Giai thị cùng Na Lạp thị là trường hợp "không qua tuyển tú mà nhập cung", trường hợp hiếm hoi, dần về sau trở thành một điều khẳng định. Tuy vậy, xét vào năm Hàm Phong thứ 2 là lần đầu tuyển tú, thì cư theo lệ tính toán 3 năm tuyển tú một lần, năm Hàm Phong thứ 5 là đợt thứ 2 và sang năm Hàm Phong thứ 8 là đợt thứ 3 rồi, hoàn toàn phù hợp thời gian tuyển tú. Một điều nữa, theo lệ Tuyển tú của Thanh triều, tất cả như nhau diễn ra vào đầu năm ấy, Tú nữ trúng tuyển rồi cũng không lập tức tiến cung. Lấy ví dụ đợt tuyển tú năm Hàm Phong thứ 2, đại khái ở tháng 2 lựa chọn Tú nữ, sang tháng 4tháng 5 mới bắt đầu tiến hành đưa vào cung. Tuy vậy, do vấn đề hồ sơ thiếu thốn, cũng không có khẳng định gì vào năm Hàm Phong thứ 8 có từng tổ chức tuyển Tú nữ hay không.

Cùng năm đó, Đông Giai thị nhập cung liền được sách phong thẳng lên Kỳ tần (祺嬪), không qua bậc Quý nhân, mà trong triều Hàm Phong chỉ có duy nhất hai trường hợp sơ phong đã là Tần, ngoài Đông Giai thị thì người kia chính là Hiếu Trinh Hiển hoàng hậu. Phong hiệu "Kỳ", căn cứ Hồng xưng thông dụng (鴻稱通用) của Nội vụ phủ ghi lại, có Mãn văn là 「Fengšen」, ý là "Phúc phận", "Phúc lợi". Sang ngày 24 tháng 12 (âm lịch) cùng năm, chính thức hành lễ tấn phong Tần vị, cư ngụ Thừa Càn cung (承乾宮).

Sách văn phong Tần, viết:

Năm Hàm Phong thứ 11 (1861), tháng 7, Hàm Phong Đế băng hà, Đồng Trị Đế nối ngôi. Ngày 10 tháng 10 (âm lịch) cùng năm, tấn tôn Kỳ phi (祺妃)[1]. Năm Đồng Trị thứ 13 (1874), ngày 16 tháng 11 (âm lịch), Quang Tự Đế phụng Lưỡng cung Hoàng thái hậu ý chỉ, tấn tôn Kỳ phi Đông Giai thị làm Kỳ Quý phi (祺贵妃)[2].

Năm Quang Tự thứ 34 (1908), ngày 18 tháng 11 (âm lịch), Tuyên Thống Đế tấn tôn Văn Tông Kỳ Quý phi Đông Giai thị lên làm Kỳ Hoàng quý thái phi (祺皇贵太妃)[3].

Năm Tuyên Thống thứ 2 (1910), ngày 28 tháng 3 (âm lịch), Kỳ Hoàng quý thái phi Đông Giai thị qua đời, hưởng thọ 67 tuổi, sang tháng 5 dâng tôn thụy hiệuĐoan Khác Hoàng quý phi (端恪皇貴妃). Sang năm sau (1911), ngày 21 tháng 9 (âm lịch), đưa Kim quan của Hoàng quý phi nhập Phi viên tẩm của Định lăng (定陵)[4].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 又谕、皇考大行皇帝妃嫔。承侍宫闱。恪恭淑慎。均宜加崇位号。以表尊荣。丽妃侍奉皇考有年。诞育大公主。谨尊封为丽皇贵妃。婉嫔晋封为婉妃。祺嫔晋封为祺妃。玫嫔晋封为玫妃。璷贵人晋封为璷嫔。容贵人晋封为容嫔。璹贵人晋封为璹嫔。玉贵人晋封为玉嫔。吉贵人晋封为吉嫔。禧贵人晋封为禧嫔。庆贵人晋封为庆嫔。所有应行事宜。著该衙门察例具奏。
  2. ^ 又谕、朕奉慈安端裕康庆皇太后慈禧端佑康颐皇太后懿旨。丽皇贵妃等位。侍奉文宗显皇帝。均称淑慎。丽皇贵妃着封为丽皇贵太妃。婉妃着封为婉贵妃。祺妃着封为祺贵妃。玫妃着封为玫贵妃。璷嫔着封为璷妃。吉嫔着封为吉妃。禧嫔着封为禧妃。庆嫔着封为庆妃。
  3. ^ 乙亥,申严门禁。丁丑,尊封文宗祺贵妃为祺皇贵太妃,穆宗瑜贵妃为瑜皇贵妃,珣贵妃为珣皇贵妃,瑨妃为瑨贵妃,大行皇帝瑾妃为瑾贵妃。戊寅,停各省进方物。己卯,诰诫群臣,诏曰:"军国政事,由监国摄政王裁定,为大行太皇太后懿旨。自朕以下,一体服从。嗣后王公百官,傥有观望玩违,或越礼犯分,变更典章,淆乱国是,定即治以国法,庶无负大行太皇太后委寄之重,而慰天下臣民之望。"庚辰,颁大行皇帝遗诏。安庆兵变,剿定之。
  4. ^ 《清史稿·列传一·后妃》记载:端恪皇贵妃佟佳氏,道光二十四年十月二十四日生,咸丰八年十二月,册封祺嫔。十一年十月,穆宗晋尊为皇考祺妃。同治十三年十一月,再诏晋尊为祺贵妃。光绪三十四年十月,宣统帝晋尊为皇祖祺皇贵太妃。宣统二年庚戌三月二十八日卒,时年六十有七,丧仪视庄静皇贵妃例。五月,谥曰端恪皇贵妃。五月十二日奉安。