Bước tới nội dung

56 Melete

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
56 Melete
Mô hình ba chiều của 56 Melete được tạo ra dựa trên đường cong ánh sáng
Khám phá
Khám phá bởiHermann Mayer Salomon Goldschmidt
Ngày phát hiện9 tháng 9 năm 1857
Tên định danh
(56) Melete
Phiên âm/ˈmɛlɪt/[1]
Đặt tên theo
Melete
A857 RB
Vành đai chính
Tính từMeletean /mɛlɪˈtən/
Đặc trưng quỹ đạo
Kỷ nguyên 31 tháng 12 năm 2006
(JD 2.454.100,.5)
Điểm viễn nhật480,683 Gm (3,213 AU)
Điểm cận nhật295,717 Gm (1,977 AU)
388,200 Gm (2,595 AU)
Độ lệch tâm0,238
1526,839 ngày (4,18 năm)
267,781°
Độ nghiêng quỹ đạo8,072°
193,478°
103,648°
Đặc trưng vật lý
Kích thước113,2 km[2]
Khối lượng(4,61 ± 0,00) × 1018 kg[3]
Mật độ trung bình
6,00 ± 1,31 g/cm³[3]
18,1 giờ[2]
0,065 [2][4]
P[2]
8,31 [2]

Melete /ˈmɛlɪt/ (định danh hành tinh vi hình: 56 Melete) là một tiểu hành tinh lớn và tối ở vành đai chính. Nó là tiểu hành tinh kiểu P bất thường mà thành phần cấu tạo dường như gồm hợp chất hữu cơ giàu silicat, cacbonsilicat khan và có thể có băng (nước đá) ở bên trong. Tiểu hành tinh này quay quanh Mặt Trời với chu kỳ quỹ đạo 4,18 năm.

Melete do Hermann M. S. Goldschmidt phát hiện ngày 9 tháng 9 năm 1857 từ ban công của ông ấy ở Paris. Quỹ đạo của Melete được tính toán bởi E. Schubert, người đã tên nó theo Melete, nữ thần bảo trợ việc trầm tư mặc tưởng trong thần thoại Hy Lạp.[5] Ban đầu Melete bị nhầm lẫn với 41 Daphne trước khi nó được xác nhận là không có trong lần quan sát thứ hai vào ngày 27 tháng 8 năm 1871.[6] Năm 1861, độ sáng của Melete được nhà thiên văn học người Đức Friedrich Tietjen chỉ ra là khác nhau.[7]

Cho đến nay, đã có 2 lần tiểu hành tinh này che khuất hai ngôi sao được quan sát thấy trong năm 1997 và 2002.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Noah Webster (1884) A Practical Dictionary of the English Language
  2. ^ a b c d e “JPL Small-Body Database Browser: 56 Melete” (2011-07-01 last obs). Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012.
  3. ^ a b Carry, B. (tháng 12 năm 2012), “Density of asteroids”, Planetary and Space Science, 73, tr. 98–118, arXiv:1203.4336, Bibcode:2012P&SS...73...98C, doi:10.1016/j.pss.2012.03.009. See Table 1.
  4. ^ “Asteroid Data Sets”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2010.
  5. ^ Schmadel, Lutz D. (2003). Dictionary of Minor Planet Names. Springer Science & Business Media. tr. 20. ISBN 978-3-540-00238-3.
  6. ^ Appletons' annual cyclopaedia and register of important events of the year: 1862. New York: D. Appleton & Company. 1863. tr. 173.
  7. ^ Harwood, Margaret (tháng 12 năm 1924), “Variations in the Light of Asteroids”, Harvard College Observatory Circular, 269, tr. 1–15, Bibcode:1924HarCi.269....1H.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]