Bước tới nội dung

Ain't No Sunshine

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"Ain't No Sunshine"
Đĩa đơn của Bill Withers
từ album Just As I Am
Mặt B"Harlem"
Phát hànhTháng 7 năm 1971
Thể loại
Thời lượng2:03
Hãng đĩaSussex
Sáng tácBill Withers
Sản xuấtBooker T. Jones
Thứ tự đĩa đơn của Bill Withers
"Ain't No Sunshine"
(1971)
"Grandma's Hands"
(1971)

"Ain't No Sunshine" là ca khúc của Bill Withers từ album Just As I Am do Booker T. Jones sản xuất. Bản thu âm với sự có mặt của nhạc công bass Donald "Duck" Dunn và trống Al Jackson, Jr..[1] Phần đệm dây do Booker T. Jones trình bày, và được thu tại Memphis bởi Terry Manning. Bài hát ở khóa La thứ.[2]

Bài hát phát hành dưới dạng đĩa đơn vào tháng 9, năm 1971, trở thành hit đột phá của Withers, đạt vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng U.S. R&B và thứ 3 trên Billboard Hot 100. Billboard xếp bài hát này ở vị trí thứ 23 năm 1971. Bài hát cũng góp mặt trong soundtrack của phim When We Were Kings (1997), và mùa đầu tiên (2016) của chương trình truyền hình American Crime Story.

Bài hát lọt vào Top 40 một lần nữa vào năm 2009 sau phần thể hiện của Kris Allen trong American Idol mùa 8.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Withers lấy cảm hứng từ bộ phim Days of Wine and Roses (1962) để viết nên tác phẩm này. Ông giải thích về các nhân vật do Lee RemickJack Lemmon thủ vai: "Họ đều là những kẻ nghiện rượu vừa mạnh mẽ lại vừa yếu đuối. Nó giống như ăn thuốc chuột thêm lần nữa vậy. Đôi lúc bạn nhớ nhung về những điều chẳng ích lợi gì cho bạn cả. Chỉ là một ý nghĩa thoáng qua khi xem phim, và có lẽ là một điều nào đó xảy ra trong đời tôi mà tôi không hề hay biết."[3]

Đối với đoạn lời thứ ba của bài, đáng ra Withers định viết thêm nhiều lời hơn là lặp lại "I know" tới 26 lần. Ông đã nghe theo sự tư vấn của các nghệ sĩ khác là hãy để yên đoạn điệp khúc "I know" đó: "Tôi là một công nhân rỗi việc," Withers nói. "Nên khi họ bảo tôi để yên, tôi sẽ để nó yên."[4]

Withers, khi đó 31 tuổi, đang làm việc ở một nhà máy sản xuất nắp bồn cầu cho Boeing 747 khi viết ca khúc.[4] Trong chương trình American Top 40 ngày 6 tháng 11 năm 1976, Casey Kasem cho biết khi bài hát giành đĩa vàng, hãng đĩa đã tặng Withers một bồn cầu bằng vàng.[cần dẫn nguồn] "Ain't No Sunshine" là một trong ba đĩa vàng đầu tiên của Withers ở Mỹ.

Bài hát ban đầu là B-side của một bài hát mang tên "Harlem". Tuy nhiên các DJ trên sóng phát thanh đã chọn phát "Ain't No Sunshine" làm single, và bài hát trở thành hit lớn[3] đầu tiên của Withers.[4] "Harlem" sau đó được The 5th Dimension hát lại trong album Soul and Inspiration.

Withers cũng biểu diễn bài hát này tại The Old Grey Whistle Test.[5]

"Ain't No Sunshine" được xếp hạng 280 trong danh sách 500 bài hát vĩ đại nhất của Rolling Stone.[6] Bài hát giành giải Grammy cho hạng mục Best R&B Song năm 1972.[3]

Lịch sử xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản của Michael Jackson

[sửa | sửa mã nguồn]
"Ain't No Sunshine"
Đĩa đơn của Michael Jackson
từ album Got to Be There
Mặt B"I Wanna Be Where You Are"
Phát hànhTháng 7, 1972 (chỉ tại Liên hiệp Anh)
Thu âm1971
Hitsville West, Los Angeles, California
Thể loạiSoul, Psychedelic soul
Thời lượng4:09
Hãng đĩaMotown
M1202F
Sáng tácBill Withers
Sản xuấtHal Davis
Thứ tự đĩa đơn của Michael Jackson
"I Wanna Be Where You Are"
(1972)
"Ain't No Sunshine"
(1972)
"Ben"
(1972)

Vào năm 1971, Michael Jackson thu âm lại bài hát của Bill Withers trong album đầu tay Got to Be There (phát hành năm 1972).

Tại Anh, bài hát là single cuối cùng của album (sau "Got to Be There" và "Rockin' Robin").[14] Bài hát trở thành hit khi đạt hạng 8 trên UK Singles Chart trong 3 tuần của tháng 9 năm 1972.[15][16]

Phiên bản cover khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The Mojo Collection: 4th Edition, LyricsFreak, Broken Radio, About.comOldies Music - In The Spotlight: Bill Withers
  2. ^ Stephenson, Ken (2002). What to Listen for in Rock: A Stylistic Analysis, p.89. ISBN 978-0-300-09239-4.
  3. ^ a b c “Ain't No Sunshine”. Songfacts.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2009.
  4. ^ a b c “News”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2016.
  5. ^ The Old Grey Whistle Test (DVD). Warner Home Video. 2003.
  6. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2012.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  7. ^ Kent, David (1993). Australian Chart Book 1970-1992. St Ives, N.S.W.: Australian Chart Book. ISBN 0-646-11917-6.
  8. ^ “Item Display - RPM - Library and Archives Canada”. ngày 30 tháng 3 năm 2012.
  9. ^ Joel Whitburn's Top Pop Singles 1955-1990 - ISBN 0-89820-089-X
  10. ^ “Cash Box Top 100 10/09/71”. Tropicalglen.com. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2018.
  11. ^ “Top 100 Hits of 1971/Top 100 Songs of 1971”. Musicoutfitters.com. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2018.
  12. ^ “Cash Box YE Pop Singles - 1971”. Tropicalglen.com. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2018.
  13. ^ Billboard. Nielsen Business Media, Inc. ngày 25 tháng 12 năm 1971. tr. 15. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2016.
  14. ^ “Michael Jackson — full Official Chart History”. Official Charts Company. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2016.
  15. ^ “Michael Jackson”. chartstats.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2015.
  16. ^ “ChartArchive - Michael Jackson - Ain't No Sunshine”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2016.
  17. ^ Cubarrubia, RJ (ngày 9 tháng 8 năm 2013). “Black Label Society Cover Bill Withers' 'Sunshine' – Song Premiere”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2016.