Bước tới nội dung

Bupropion

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bupropion, được bán dưới tên thương hiệu Wellbutrin, Zyban và các thương hiệu khác, là một loại thuốc chống loạn thần.[1] Bản thân nó là một thuốc chống tâm thần phân liệt hiệu quả, nhưng cũng được sử dụng như một loại thuốc bổ sung trong trường hợp đáp ứng không đầy đủ với thuốc chống trầm cảm SSRI hàng đầu.[1][2] Bupropion được uống dạng viên và chỉ có sẵn theo toa ở hầu hết các quốc gia.[1]

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm khô miệng, khó ngủ, kích động và đau đầu.[1] Các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm tăng nguy cơ co giật động kinh và tự tử.[1] Nguy cơ co giật của thuốc này khiến thuốc bị rút khỏi thị trường một thời gian và sau đó giảm liều khuyến cáo.[3] So với một số thuốc chống trầm cảm khác, nó không gây ra nhiều rối loạn chức năng tình dục hoặc buồn ngủ và có thể dẫn đến giảm cân.[3] Hiện không rõ liệu sử dụng thuốc này trong khi mang thai hoặc cho con bú là an toàn.[1][4]

Bupropion là một thuốc chống trầm cảm không điển hình.[5] Nó hoạt động như một chất ức chế tái hấp thu dopamine norepinephrine, và một chất đối kháng thụ thể nicotin.[3][6][6][7] Về mặt hóa học, bupropion là một aminoketone thuộc về các lớp của cathinone thay thế và cũng tương tự như phenethylamines.[8][9]

Bupropion lần đầu tiên được Nariman Mehta chế xuất và được cấp bằng sáng chế cho Burroughs Wellcome vào năm 1974.[10] Nó lần đầu tiên được chấp thuận cho phép sử dụng trong y tế tại Hoa Kỳ vào năm 1985.[1] Ban đầu nó được gọi bằng tên chung là amfebutamone, trước khi được đổi tên vào năm 2000.[11] Tại Hoa Kỳ, chi phí bán buôn cho mỗi liều ít hơn 0,5 đô la Mỹ vào năm 2018.[12] Năm 2016, đây là loại thuốc được kê đơn nhiều thứ 28 và là thuốc chống trầm cảm được kê toa nhiều thứ 4 tại Hoa Kỳ với hơn 23 triệu đơn thuốc.[13]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g “Bupropion Hydrochloride Monograph for Professionals”. Drugs.com. American Society of Health-System Pharmacists. ngày 5 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2018.
  2. ^ Schwasinger-Schmidt, TE; Macaluso, M (ngày 8 tháng 9 năm 2018). “Other Antidepressants”. Handbook of Experimental Pharmacology. doi:10.1007/164_2018_167. PMID 30194544.
  3. ^ a b c Fava M, Rush AJ, Thase ME, và đồng nghiệp (2005). “15 years of clinical experience with bupropion HCl: from bupropion to bupropion SR to bupropion XL”. Prim Care Companion J Clin Psychiatry. 7 (3): 106–13. doi:10.4088/pcc.v07n0305. PMC 1163271. PMID 16027765.
  4. ^ “Bupropion Use During Pregnancy”. Drugs.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2018.
  5. ^ Sweetman, Sean (2011). Martindale: The Complete Drug Reference (ấn bản thứ 37). tr. 402. ISBN 9780853699828.
  6. ^ a b Dwoskin, Linda P. (ngày 29 tháng 1 năm 2014). Emerging Targets & Therapeutics in the Treatment of Psychostimulant Abuse. Elsevier Science. tr. 177–216. ISBN 978-0-12-420177-4.
  7. ^ Tasman, Allan, Kay, Jerald, Lieberman, Jeffrey A., First, Michael B., Maj, Mario (ngày 11 tháng 10 năm 2011). Psychiatry. John Wiley & Sons. ISBN 978-1-119-96540-4.
  8. ^ Bupropion. United States National Library of Medicine – National Center for Biotechnology Information. ngày 28 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2018.
  9. ^ Dye, Leslie R.; Murphy, Christine; Calello, Diane P.; Levine, Michael D.; Skolnik, Aaron (2017). Case Studies in Medical Toxicology: From the American College of Medical Toxicology (bằng tiếng Anh). Springer. tr. 85. ISBN 9783319564494.
  10. ^ Mehta NB (ngày 25 tháng 6 năm 1974). “United States Patent 3,819,706: Meta-chloro substituted α-butylamino-propiophenones”. USPTO. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2008.
  11. ^ World Health Organization (2000). “International Nonproprietary Names for Pharmaceutical Substances (INN). Proposed INN: List 83” (PDF). WHO Drug Information. 14 (2). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009.
  12. ^ “NADAC as of 2018-12-19”. Centers for Medicare and Medicaid Services (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2018.
  13. ^ “The Top 300 of 2019”. clincalc.com. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2018.