Bước tới nội dung

Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cảnh sát Quốc gia
Việt Nam Cộng hòa
Cảnh kỳ.
Hoạt động19551975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Phân loại-Lực lượng Bán Quân sự
-An ninh Nội chính
Quy môToàn quốc
Bộ phận củaBộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa
Khẩu hiệu-Tổ quốc
-Công minh
-Liêm chính
Tham chiếnTrận Mậu Thân
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
-Mai Hữu Xuân
-Nguyễn Ngọc Lễ
-Phạm Xuân Chiểu
-Nguyễn Văn Là
-Nguyễn Văn Y
-Nguyễn Ngọc Loan
-Trần Văn Hai
-Nguyễn Khắc Bình

Cảnh lực Quốc gia Việt Nam Cộng hòa (Tiếng Anh: The Republic of Vietnam National Police / RVNP, tiếng Pháp: Police Nationale de la République du Vietnam / PNRVN) hay Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa[1] (gọi tắt: Cảnh sát Quốc gia / CSQG) là Lực lượng Bảo an Bán Quân sự của Việt Nam Cộng hòa, tồn tại từ 1955 đến năm 1975. Đây là một trong những Lực lượng góp vai trò quan trọng trong công tác phối hợp với Quân lực Việt Nam Cộng hòa để đương đầu với cuộc Chiến tranh Việt Nam.

  • Bài ca chính thức: Cảnh sát Quốc gia hành khúc.
  • Biệt danh: Chuột Bạch[2].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Kế thừa Hệ thống Cảnh sát Thuộc địa

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt thời gian chiếm đóng Đông Dương, Sở Liêm phóng Đông Dương sử dụng khá nhiều người Việt phục vụ trong Hệ thống An ninh và Cảnh sát Thuộc địa để chống lại phong trào đấu tranh đòi lại quyền độc lập dân tộc của người bản xứ, nhằm duy trì quyền thống trị lâu dài của thực dân tại Đông Dương. Mặc dù phục vụ tích cực cho người Pháp và phải chịu sự xa lánh từ những người đồng bào, những người Việt tham gia vào Hệ thống An ninh và Cảnh sát Thuộc địa rất ít có cơ hội thăng tiến. Họ chỉ là những nhân viên thừa hành cấp thấp bởi vì quyền điều hành chỉ huy chỉ dành cho người Pháp.

Sau khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, để giảm bớt hình ảnh của thực dân xâm lược trước đây, người Pháp đã cho phép các nhân sĩ trí thức người Việt tán thành quyền cai trị của Pháp đối với Đông Dương được phép thành lập cho phép họ xây dựng các cơ quan hành chính địa phương như Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ, Ủy ban Lâm thời Trung KỳỦy ban Lâm thời Hành chính và Xã hội Bắc Kỳ, đặt dưới quyền kiểm soát hoàn toàn của Phủ Cao ủy Pháp. Các Cơ quan Hành chính Địa phương này được thành lập các cơ quan an ninh riêng, tuy nhiên Sở Liêm phóng liên bang và các Sở Liêm phóng Địa phương do người Pháp điều hành, luôn có thẩm quyền và quyền hạn trên cả các Cơ quan An ninh Địa phương.

Trước nhu cầu chiến tranh lan rộng, nhằm cô lập Việt Minh trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc, người Pháp đã thỏa hiệp với các Lực lượng Chính trị Vũ trang chống Cộng, miễn là đặt dưới quyền kiểm soát toàn phần hoặc bán phần của Chính quyền Liên bang. Tại các vùng không kiểm soát được, họ giao lại nhiệm vụ Cảnh sát cho các Lực lượng Vũ trang cát cứ chống Cộng. Tại các vùng kiểm soát, các Sở Công an được thành lập ở Hà Nội, HuếSài Gòn, ở mỗi Thị xã thành lập một Ty Cảnh sát. Tại Sài Gòn, người Pháp còn đi xa hơn khi giao nhiệm vụ cảnh sát lại cho Lực lượng Công an Xung phong của Quân đội Bình Xuyên để rảnh tay chống lại các Đơn vị Vũ trang của Việt Minh.

Các nhân viên an ninh cảnh sát hầu hết là cựu công chức người Việt thuộc các ngành an ninh hoặc các ngạch hành chính hay chuyên môn trong Chính quyền Thuộc địa Pháp trước năm 1945. Một số được tuyển dụng tạm thời. Về danh nghĩa, lương bổng của các nhân viên an ninh và cảnh sát do Chính quyền Địa phương trả, dù trên thực tế là trích từ ngân sách của Phủ Cao ủy.

Hình thành cơ cấu tổ chức Trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1948, người Pháp thỏa hiệp, chấp thuận cho Cựu hoàng Bảo Đại đứng ra thành lập một Chính phủ Lâm thời Quốc gia Việt Nam với tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng. Sắc lệnh 48/SG ngày 18 tháng 2 năm 1948 cũng ấn định tổ chức các cơ quan trực thuộc Thứ trưởng Nội vụ, trong đó có một cơ quan an ninh và cảnh sát toàn quốc với tên gọi "Ty Giám đốc Cảnh sát và Mật thám Quốc gia".

Thực hiện Thỏa ước Việt-Pháp ngày 8 tháng 3 năm 1949, một số bộ phận an ninh do người Pháp điều hành bắt đầu chuyển giao cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, nhưng công tác tình báo vẫn do Sở Liêm phóng Liên bang đảm trách.

Đào tạo Cảnh sát Quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Cộng hòa có một cơ sở đào tạo nhân sự cho ngành cảnh sát là Học viện Cảnh sát Quốc gia.

Phát triển theo nhu cầu chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và tên Cấp bậc Chức danh Tại nhiệm Chú thích
1
Mai Hữu Xuân[3]
Liêm phóng Pháp[4]
Tổng Kiểm tra[5]
Tổng Giám đốc
1951-1954
Thời kỳ Quốc gia Việt Nam
2
Lại Văn Sang
Phòng Nhì Pháp
Đại tá
Tổng Giám đốc
1954-1955
Thời kỳ Quốc gia Việt Nam
3
Nguyễn Ngọc Lễ
Trường Hạ sĩ quan Pháp
Thiếu tướng[6]
Tổng Giám đốc
1955-1956
Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa
Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963)
4
Phạm Xuân Chiểu
Võ bị Lục quân Yên Bái[7]
Đại tá[8]
Tổng Giám đốc
1956-1958
Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa
Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963)
5
Nguyễn Văn Là
Võ bị Tông Sơn Tây
Thiếu tướng[9]
Tổng Giám đốc
1958-1961
Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa
Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963)
6
Nguyễn Văn Y
Võ bị Đà Lạt K3
Đại tá
Tổng Giám đốc
1961-1963
Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa
Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963)
7
Trần Thanh Bền
Đại tá
Tổng Giám đốc
1963-1964
Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa
Đệ nhị Cộng hòa (1963-1975)
8
Phạm Văn Liễu
Võ bị Đà Lạt K5
Đại tá
Tổng Giám đốc
1964-1966
Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa
Đệ nhị Cộng hòa (1963-1975)
9
Nguyễn Ngọc Loan
Võ khoa Thủ Đức K1[10]
Đại tá[11]
Tổng Giám đốc
1966-1968
Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa
Đệ nhị Cộng hòa (1963-1975)
10
Trần Văn Hai
Võ bị Đà Lạt K7
Đại tá[12]
Tổng Giám đốc
1968-1970
Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa
Đệ nhị Cộng hòa (1963-1975)
11
Trần Thanh Phong
Võ bị Huế K2
Thiếu tướng[13]
Tổng giám đốc
Tư lệnh
1970-1971
Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa
Đệ nhị Cộng hòa (1963-1975)
12
Nguyễn Khắc Bình
Võ khoa Thủ Đức K1
Thiếu tướng[13]
Tư lệnh
1971-1975
Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa
Đệ nhị Cộng hòa (1963-1975)
13
Triệu Quốc Mạnh

Ban Trí vận Sài Gòn - Gia Định

Chuẩn tướng
Tư lệnh
1975
Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa
Đệ nhị Cộng hòa (1963-1975)

Hệ thống cấp bậc qua các giai đoạn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Được chia làm 3 giai đoạn:
Stt Giai đoạn I
1955-1962
(6 bậc)
Stt Giai đoạn II
1962-1971
(14 bậc)
Stt Giai đoạn III
1971-1975
(14 cấp bậc)
1
Cảnh sát viên
1
Cảnh sát viên
1
Cảnh sát viên
2
Thẩm sát viên
2
Phó Thấm sát viên Công nhật
2
Trung sĩ
3
Biên tập viên
3
Phó Thẩm sát viên
3
Trung sĩ nhất
4
Quận trưởng
4
Phó Thẩm sát viên Thượng hạng
4
Thượng sĩ
5
Kiểm tra
5
Thẩm sát viên Công nhật
5
Thượng sĩ nhất
6
Tổng Kiểm tra
6
Thẩm sát viên
6
Thiếu úy
7
Thẩm sát viên Thượng hạng
7
Trung úy
8
Biên tập viên Công nhật
8
Đại úy
9
Biên tập viên
9
Thiếu tá
10
Biên tập viên Thượng hạng
10
Trung tá
11
Quận trưởng
11
Đại tá
12
Quận trưởng Thượng hạng
12
Chuẩn tướng
13
Kiểm tra
13
Thiếu tướng
14
Tổng Kiểm tra
14
Trung tướng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trang chủ
  2. ^ The "White Mice" of Vietnam
  3. ^ Cấp bậc sau cùng là Trung tướng
  4. ^ Xuất thân từ Trường Sĩ quan
  5. ^ Cấp bậc khi nhậm chức
    (Tổng Kiểm tra là ngạch trật cao nhất của ngành Cảnh sát-Công an thời bấy giờ, về sau tương đương với cấp bậc Thiếu tướng)
  6. ^ Cấp bậc sau cùng là Trung tướng
  7. ^ Còn gọi là trường Lục quân Trần Quốc Tuấn do Quốc Dân Đảng thành lập
  8. ^ Cấp bậc sau cùng là Trung tướng
  9. ^ Cấp bậc sau cùng là Trung tướng
  10. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
  11. ^ Cấp bậc sau cùng là Thiếu tướng
  12. ^ Cấp bậc sau cùng là Chuẩn tướng
  13. ^ a b Cấp bậc sau cùng là cố Trung tướng (truy thăng)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]