Dị ứng đậu phụng
Dị ứng đậu phụng | |
---|---|
Một cảnh báo dị ứng đậu phụng | |
Chuyên khoa | y học cấp cứu, dị ứng học |
ICD-10 | T78.4 |
ICD-9-CM | 995.61, V15.01 |
DiseasesDB | 29154 |
MeSH | D021183 |
Dị ứng đậu phụng, dị ứng đậu phộng hoặc dị ứng lạc là một loại dị ứng thực phẩm với đậu phụng. Nó khác với các dị ứng hạt. Triệu chứng thể chất của phản ứng dị ứng có thể bao gồm ngứa, mề đay, phù, chàm, hắt hơi, hen suyễn, đau bụng, hạ huyết áp, tiêu chảy, và ngừng tim.[1] Phản vệ có thể xảy ra.[1]
Nó do một phản ứng quá mẫn type I của hệ miễn dịch ở những người mẫn cảm.[2] Dị ứng được công nhận "là một trong những loại dị ứng thực phẩm nghiêm trọng nhất do sự phổ biến, tính dai dẳng, và mức độ trầm trọng của phản ứng dị ứng."[1]
Việc phòng ngừa có thể thực hiện từng phần bằng cách sớm đưa đậu phụng và khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.[3][4] Phương pháp điều trị chính trong phản vệ là tiêm một liều epinephrine.[2]
Tại Hoa Kỳ, có 0.6% dân số bị dị ứng đậu phụng.[5] Nó là một nguyên nhân phổ biến của tử vong do thực phẩm và những phản ứng dị ứng gần tử vong.[6]
Dấu hiệu và triệu chứng
[sửa | sửa mã nguồn]Các triệu chứng của dị ứng đậu phụng có liên quan tới phản ứng của Immunoglobulin E (IgE) và các độc tố phản vệ tác động để giải phóng histamin và các chất trung gian (mediator) khác từ những tế bào mast (sự mất hạt nhỏ của bạch cầu). Ngoài các tác dụng khác, histamin gây giãn tiểu động mạch và co thắt tiểu phế quản trong phổi, còn được gọi là co thắt phế quản. Có ít nhất 11 dị ứng nguyên trong đậu phụng đã được mô tả.[7]
Các triệu chứng có thể bao gồm ngứa nhẹ, nổi mề đay, phù mạch, sưng mặt, viêm mũi, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng cấp, viêm da cơ địa (atopic eczema) trầm trọng, hen suyễn và ngừng tim.[1] Phản vệ có thể xảy ra.[1][8]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e Loza C, Brostoff J (1995). “Peanut allergy”. Clin. Exp. Allergy. 25 (6): 493–502. PMID 7648456.
- ^ a b Al-Muhsen S, Clarke AE, Kagan RS (2003). “Peanut allergy: an overview”. CMAJ. 168 (10): 1279–85. PMC 154188. PMID 12743075.
- ^ Ierodiakonou, D; Garcia-Larsen, V; Logan, A; Groome, A; Cunha, S; Chivinge, J; Robinson, Z; Geoghegan, N; Jarrold, K; Reeves, T; Tagiyeva-Milne, N; Nurmatov, U; Trivella, M; Leonardi-Bee, J; Boyle, RJ (ngày 20 tháng 9 năm 2016). “Timing of Allergenic Food Introduction to the Infant Diet and Risk of Allergic or Autoimmune Disease: A Systematic Review and Meta-analysis”. JAMA. 316 (11): 1181–1192. doi:10.1001/jama.2016.12623. PMID 27654604.
- ^ Togias, A; Cooper, SF (2017). “Addendum guidelines for the prevention of peanut allergy in the United States: Report of the National Institute of Allergy and Infectious Diseases–sponsored expert panel”. Journal of Allergy and Clinical Immunology. 139 (1): 29–44. doi:10.1016/j.jaci.2016.10.010. PMC 5226648. PMID 28065278.
- ^ “Addendum Guidelines for the Prevention of Peanut Allergy in the United States: Summary for Parents and Caregivers” (PDF). National Institute of Allergy and Infectious Diseases. ngày 17 tháng 1 năm 2017. NIH.gov QuickFacts. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
- ^ “Allergy Facts and Figures”. Asthma and Allergy Foundation of America. 2017. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
- ^ “Current and Emerging Immunotherapeutic Approaches to Treat and Prevent Peanut Allergy”. Medscape. 2012. tr. 3. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2016.
- ^ “Food Allergies and Intolerances” (PDF). British Dietetic Association. tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.