Bước tới nội dung

Ferdinand I của Áo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ferdinand I & V
Vẽ bởi Eduard Edlinger (1843)
Hoàng đế Áo
Tại vị2 tháng 3 năm 1835  – 2 tháng 12 năm 1848
Đăng quangNgày 7 tháng 9 năm 1836, Praha (với tư cách là vua của Bohemia)
Prime MinisterSee list
Tiền nhiệmFranz I
Kế nhiệmFranz Joseph I
Người đứng đầu Präsidialmacht Áo
Tại văn phòng2 tháng 3 năm 1835 - 1 tháng 5 năm 1850
Tiền nhiệmFrancis I
Kế nhiệmFranz Joseph I
Vua của Hungary
Tại vị28 tháng 9 năm 1830  – 2 tháng 12 năm 1848
Đăng quang28 tháng 9 năm 1830, Pressburg
Tiền nhiệmFrancis I
Kế nhiệmFranz Joseph I
Thông tin chung
Sinh(1793-04-19)19 tháng 4 năm 1793
Vienna, Austria, Đế chế La Mã Thần thánh[1]
Mất29 tháng 6 năm 1875(1875-06-29) (82 tuổi)
Praha, Vương quốc Bohemia, Đế quốc Áo-Hung[1]
An tángImperial Crypt, Vienna
Phối ngẫuMaria Anna của Savoy
(m. 1831)
Tên đầy đủ
tiếng Đức: Ferdinand Karl Leopold Joseph Franz Marcelin
tiếng Anh: Ferdinand Charles Leopold Joseph Francis Marcelin
Hoàng tộcNhà Habsburg-Lothringen
Thân phụFranz II của Thánh chế La Mã
Thân mẫuMaria Teresa của Napoli và Sicilia
Tôn giáoCông giáo La Mã
Chữ kýChữ ký của Ferdinand I & V

Ferdinand I (19 tháng 4 năm 1793 – 29 tháng 6 name 1875) là Hoàng đế của Áo từ tháng 3/1835 cho đến khi thoái vị vào tháng 12/1848, đồng thời ông cũng là Chủ tịch Bang liên Đức (German Confederation), Vua của Hungary, Croatia và Bohemia với đế hiệu Ferdinand V; vua của Lombardy - Venetia và là người nắm giữ nhiều danh hiệu khác.[2]

Ferdinand kế vị ngai vàng sau cái chết của cha mình là Francis II vào ngày 2/03/1835. Ông không có khả năng cai trị đế chế của mìh vì thiếu hụt trí tuệ, vì vậy mà cha của ông trước khi băng hà đã lập di chúc rằng Ferdinand phải hỏi ý kiến của chú mình là Công tước Louis trong việc cai trị đất nước. Hoàng đế cũng đã bị ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách ngoại giao của Klemens von Metternich, Bộ trưởng Ngoại giao của đế chế.[3]

Sau cuộc Cách mạng 1848, Ferdinand thoái vị vào ngày 2/12/1848. Ông được kế vị bởi cháu trai của mình, Franz Joseph. Sau khi thoái vị ông sống tại Cung điện Hradčany, Prague, Cộng hoà Séc ngày nay, cho đến khi qua đời vào năm 1875.[4]

Ferdinand kết hôn với Maria Anna của Savoy, con thứ sáu của Vua Victor Emmanuel I của Sardinia. Họ không có người con nào.

Đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Ferdinand là con trai cả của Franz IIMaria Teresa của Napoli và Sicilia. Có thể do sự gần gũi về mặt di truyền của cha mẹ ông (là anh em họ đời đầu) nên Ferdinand bị chứng động kinh, não úng thủy, bị các vấn đề về thần kinh và trở ngại về khả năng nói. Ông được giáo dục bởi Nam tước Josef Kalasanz von Erberg, và vợ ông là Josephine, nữ bá tước von Attems.

Lễ đăng quang của Vua Ferdinand V năm 1836 tại Praha

Ferdinand được miêu tả là người thiếu thông minh, không có khả năng cầm quyền cai trị đế chế, vì mỗi ngày ông phải trải qua tới 20 cơn co giật. Tuy nhiên thông qua cuốn nhật ký còn để lại, thì ông thể hiện cách viết rất mạch lạc, dễ đọc và thậm chí còn được cho là có đầu óc thông minh sắc sảo. Suốt thời cai trị của ông, Hội đồng nhiếp chính, gồm có Công tước Louis, Bá tước KolowratHoàng thân Metternich thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo chính phủ.

Khi Ferdinand kết hôn với Công chúa Maria Anna của Savoy, bác sĩ triều đình cho rằng: không chắc hoàng đế có thể viên mãn trong cuộc hôn nhân.[5] Vì vấn đề tình dục có thể làm cho ông lên cơn động kinh đến 5 lần. Ferdinand được các tài liệu sau này nhắc nhiều đến các mệnh lệnh mà do chính ông đưa ra cho các cận thần của mình, trong đó đáng chú ý nhất là mệnh lệnh với đầu bếp hoàng gia. Khi ông được thông báo là không thể ăn món Marillenknödel với nguyên liệu nhân bánh là quả mơ, vì mơ đã hết mùa. Ông đã nói với đầu bếp rằng: "Tôi là hoàng đế, và tôi muốn có Marillenknödel".[6][7]

Cách mạng 1848

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi những đoàn người diễu hành qua cung điện trong cuộc Cách mạng 1848, Ferdinand đã yêu cầu Metternich giải thích. Vị hoàng thân này đã trả lời rằng, người dân đang thực hiện một cuộc cách mạng. Ferdinand đã nói rằng: "Nhưng họ có được phép làm điều đó không?". Ông bị Hoàng tử Felix của Schwarzenberg thuyết phục thoái vị để ủng hộ cháu trai mình là Franz Joseph lên ngôi và trở thành Hoàng đế Áo trong suốt 68 năm tiếp theo.

Ferdinand đã ghi lại các sự kiện này trong nhật ký của mình: "Mọi thứ kết thúc bằng việc tân Hoàng đế Franz Joseph quỳ gối trước Cựu hoàng, có nghĩa là tôi, và cầu xin một phước lành và tôi đã ban cho anh ấy bằng cách đặt hai tay lên đầu và làm dấu Thánh giá... rồi tôi ôm lấy anh ấy và hôn anh ấy, rồi chúng tôi về phòng, sau đó tôi và người vợ thân yêu của tôi nghe Thánh lễ... và dọn đồ đạc".

Cựu hoàng (1848 - 1875)

[sửa | sửa mã nguồn]
Photograph of the aged Ferdinand dated circa 1870
Ảnh của Ferdinand vào năm 1860

Ferdinand là vị vua cuối cùng của Bohemia được trao vương miện tại Praha, thủ phủ của Bohemia. Vì thế mà ông danh một thiện cảm khá lớn đối với Bohemia (nơi ông đã dành phần đời còn lại của mình trong Lâu đài Praha), ông được đặt cho biệt danh bằng tiếng Séc là "Ferdinand V, Người tốt bụng" (Ferdinand Dobrotivý). Ở Áo, Ferdinand được đặt biệt danh tương tự là "Ferdinand der Gütige" (Ferdinand người tử tế), nhưng cũng bị chế giễu là "Gütinand der Fertige" (Goodinand the Filled).

Ông được chôn cất trong ngôi mộ số 62 trong Imperial Crypt ở Vienna.

Tước hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ferdinand đã sử dụng các tước hiệu sau:[8]

Imperial and Royal Tông đồ Hoàng gia Ferdinand Đệ nhất, Bởi ân điển của Chúa

Tổ tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Cha mẹ của Ferdinand là hai anh em họ đời đầu tiên vì họ có chung cả bốn ông bà (ông bà nội của Francis là ông bà ngoại của vợ và ngược lại). Xa hơn về tổ tiên của ông, có nhiều chồng chéo phả hệ hơn do sự kết hôn chặt chẽ giữa Nhà Habsburg của Áo và Tây Ban Nha cũng như các chế độ quân chủ Công giáo khác.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Ferdinand I. of Austria” . Encyclopædia Britannica (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press.
  2. ^ Thomas Nipperdey: Deutsche Geschichte 1800-1866. Bürgerwelt und starker Staat, C.H. Beck, broschierte Sonderausgabe 1998, S. 339.
  3. ^ Taylor, A. J. P.: "The Habsburg Monarchy 1809-1918" (Penguin Books, Great Britain, 1990, ISBN 978-0-14-013498-8), pp 52-53
  4. ^ van der Kiste, p 16
  5. ^ van der Kiste, John. Emperor Francis Joseph London: Sutton Publishing, 2005 ISBN 0-7509-3787-4. p 2
  6. ^ According to A.J.P. Taylor, he was in fact asking for noodles - "But it is an unacceptable pun in English for a noodle to ask for noodles" - The Habsburg Monarchy 1809–1918
  7. ^ Regan, Geoffrey. Royal Blunders page 72
  8. ^ Velde, Francois R. “Royal Styles”. www.heraldica.org.
  9. ^ a b Wurzbach, Constantin von biên tập (1860). “Habsburg, Franz I.” . Biographisches Lexikon des Kaiserthums Oesterreich [Biographical Encyclopedia of the Austrian Empire] (bằng tiếng Đức). 6. tr. 208 – qua Wikisource.
  10. ^ a b Wurzbach, Constantin von biên tập (1861). “Habsburg, Maria Theresia von Neapel” . Biographisches Lexikon des Kaiserthums Oesterreich [Biographical Encyclopedia of the Austrian Empire] (bằng tiếng Đức). 7. tr. 81 – qua Wikisource.
  11. ^ a b c d Wurzbach, Constantin von biên tập (1861). “Habsburg, Maria Theresia (deutsche Kaiserin)” . Biographisches Lexikon des Kaiserthums Oesterreich [Biographical Encyclopedia of the Austrian Empire] (bằng tiếng Đức). 7. tr. 60 – qua Wikisource.
  12. ^ a b Wurzbach, Constantin von biên tập (1861). “Habsburg, Maria Ludovica (deutsche Kaiserin)” . Biographisches Lexikon des Kaiserthums Oesterreich [Biographical Encyclopedia of the Austrian Empire] (bằng tiếng Đức). 7. tr. 53 – qua Wikisource.
  13. ^ a b Genealogie ascendante jusqu'au quatrieme degre inclusivement de tous les Rois et Princes de maisons souveraines de l'Europe actuellement vivans [Genealogy up to the fourth degree inclusive of all the Kings and Princes of sovereign houses of Europe currently living] (bằng tiếng Pháp). Bourdeaux: Frederic Guillaume Birnstiel. 1768. tr. 9.