Bước tới nội dung

General Dynamics-Grumman F-111B

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
F-111B
White variable geometry-wing jet aircraft landing on carrier
F-111B, BuNo 151974, hạ cánh trên USS Coral Sea vào tháng 7 năm 1968.
Kiểu Máy bay tiêm kích đánh chặn
Quốc gia chế tạo Hoa Kỳ
Hãng sản xuất General DynamicsGrumman
Chuyến bay đầu tiên 18 tháng 5 năm 1965
Trang bị cho Hải quân Hoa Kỳ
Số lượng sản xuất 7
Giá thành 8 triệu USD[1]
Phát triển từ General Dynamics F-111 Aardvark

General Dynamics/Grumman F-111B được phát triển với nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn hoạt động trên tàu sân bay tiếp sau F-4 Phantom II. Nó được công ty General Dynamics hợp tác với Grumman phát triển vào thập niên 1960 cho Hải quân Hoa Kỳ (USN), đây là một phần thuộc chương trình Tiêm kích chiến thuật thử nghiệm (TFX) tham gia với Không quân Hoa Kỳ (USAF) nhằm chế tạo một mẫu tiêm kích chung đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau. F-111B sử dụng nhiều sáng kiến kỹ thuật mới như cánh cụp cánh xòe, động cơ tuanbin quạt trong đốt tăng lực và hệ thống vũ khí tầm xa AWG-9/AIM-54 Phoenix.

F-111B được thiết kế song song với F-111 "Aardvark", không quân đã tiếp nhận F-111 với vai trò máy bay tấn công, trong khi F-111B gặp phải nhiều vấn đề trong phát triển và các yêu cầu của hải quân đã đổi sang một máy bay có khả năng cơ động tốt trong không chiến tầm gần. F-111B không được đưa vào sản xuất, mẫu thử F-111B được sử dụng để thử nghiệm trước khi bị thải loại. F-111B bị thay thế bởi loại Grumman F-14 Tomcat nhẹ hơn và nhỏ hơn, nó cũng có cấu hình cánh cụp cánh xòe, hệ thống vũ khí AWG-9/Phoenix và động cơ như F-111B.

Quốc gia sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
 Hoa Kỳ

Máy bay được trưng bày

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 152715 – Căn cứ không quân hải quân China Lake, CA (chiếc F-111B hoàn thiện cuối cùng)

Tính năng kỹ chiến thuật (F-111B thuộc lô tiền sản xuất)

[sửa | sửa mã nguồn]
F-111B, BuNo 151974, tại căn cứ không quân hải quân Moffett Field, California. Bị tháo dỡ năm 1970

Dữ liệu lấy từ Thomason,[2] Miller,[3] Logan[4]

Đặc điểm riêng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tổ lái: 2 (phi công và sĩ quan vận hành hệ thống vũ khí)
  • Chiều dài: 68 ft 10 in (20,98 m)
  • Sải cánh: cụp: 33 ft 11 in (10,34 m); xòe: 70 ft (21,3 m)
  • Chiều cao: 15 ft 9 in (4,80 m)
  • Diện tích cánh: cụp: 550 ft² (51,1 m²); xòe: 655.5 ft² (60,9 m²)
  • Trọng lượng rỗng: 46.100 lb (20.910 kg)
  • Trọng lượng có tải: 79.000 lb (35.800 kg)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 88.000 lb (39.900 kg)
  • Động cơ: 2 động cơ tuabin quạt trong Pratt & Whitney TF30-P-3, lực đẩy 10.750 lbf (47,8 kN) mỗi chiếc, khi tăng lực 18.500 lbf (82,3 kN) mỗi chiếc

Hiệu suất bay

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống điện tử

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay có cùng sự phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy báy có tính năng tương đương

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Ghi chú
  1. ^ "Aircraft: Takeoff for the F-111" Lưu trữ 2013-07-21 tại Wayback Machine. Time, ngày 19 tháng 5 năm 1967.
  2. ^ Thomason 1998, pp. 55–56.
  3. ^ Miller 1982, pp. 66, 80.
  4. ^ Logan 1998, pp. 302–303.
Tài liệu
  • Eden, Paul, ed. "General Dynamics F-111 Aardvark/EF-111 Raven". Encyclopedia of Modern Military Aircraft. London: Amber Books, 2004. ISBN 1-904687-84-9.
  • Gunston, Bill. F-111. New York: Charles Scribner's Sons, 1978. ISBN 0-684-15753-5.
  • Logan, Don. General Dynamics F-111 Aardvark. Atglen, PA: Schiffer Military History, 1998. ISBN 0-7643-0587-5.
  • Miller, Jay. General Dynamics F-111 "Arardvark". Fallbrook, California: Aero Publishers, 1982. ISBN 0-8168-0606-3.
  • Neubeck, Ken. F-111 Aardvark Walk Around. Carrollton, Texas: Squadron/Signal Publications, 2009. ISBN 978-0-89747-581-5
  • Thornborough, Anthony M. F-111 Aardvark. London: Arms and Armour, 1989. ISBN 0-85368-935-0.
  • Thornborough, Anthony M. and Peter E. Davies. F-111 Success in Action. London: Arms and Armour Press Ltd., 1989. ISBN 0-85368-988-1.
  • Wilson, Stewart. Combat Aircraft since 1945. Fyshwick, Australia: Aerospace Publications, 2000. ISBN 1-875671-50-1.
  • Winchester, Jim, ed. "General Dynamics FB-111A". "Grumman/General Dynamics EF-111A Raven". Military Aircraft of the Cold War (The Aviation Factfile). London: Grange Books plc, 2006. ISBN 1-84013-929-3.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]