Giới (địa tầng)
Các đại và giới ánh xạ vào liên đại
| ||
Các đại và giới trong liên đại Hiển sinh[1][2] | ||
Đại địa chất | Khoảng thời gian |
Xác định: |
---|---|---|
Đại Tân sinh | Hiện tại — 65,5 ± 0,3 Ma |
Nhiều điểm GSSP |
Đại Trung sinh | 65,5 ± 0,3 Ma — 251,0 ± 0,4 Ma |
Nhiều điểm GSSP |
Đại Cổ sinh | 251,0 ± 0,4 Ma — 542,0 ± 1,0 Ma |
Chủ yếu là các điểm GSSP |
Đại Tân Nguyên sinh | 542,0 ± 1,0 Ma — 1.000 Ma |
Ít điểm GSSP |
Đại Trung Nguyên sinh | 1.000 Ma — 1.600 Ma |
Tất cả là các điểm GSSA |
Đại Cổ Nguyên sinh | 1.600 Ma — 2.500 Ma |
Tất cả là các điểm GSSA |
Các đại và giới trong liên đại Thái cổ
2.500 Ma — năm < 3.600 Ma Các lớp đá cổ hơn 2,5 tỷ năm — lớp đá trẻ hơn 3,6 tỷ năm[1][2] | ||
Đại Tân Thái cổ | 2.500 Ma — 2.800 Ma |
(chỉ có các điểm GSSA) |
Đại Trung Thái cổ | 2.800 Ma — 3.200 Ma |
|
Đại Cổ Thái cổ | 3.200 Ma — 3.600 Ma |
|
Đại Tiền Thái cổ | 3.600 Ma — Trái Đất hình thành |
Lớp vỏ Trái Đất rắn lại Khoảng 3.800 Ma[3] |
Ghi chú: Các lớp đá cổ hơn 2.500 Ma là hiếm do hoạt động kiến tạo tái sinh lớp vỏ Trái Đất. |
Trong địa tầng học, cổ sinh vật học, địa chất học và địa sinh học thì một giới là hồ sơ địa tầng tổng thể đã trầm lắng trong một khoảng thời gian tương ứng nhất định, thuộc về một đại trong niên đại địa chất.
Vì thế nó có thể được sử dụng như là một đơn vị thời gian trong thời địa tầng phác họa ra một khoảng rộng về thời gian — nhỏ hơn một liên đại địa chất, nhưng lớn hơn các đơn vị phân chia kế tiếp đại địa chất như kỷ, thế và kỳ địa chất. Vào khoảng 3.500 triệu năm trước (Ma) sự sống đơn giản đã phát triển trên Trái Đất (các hóa thạch vi sinh vật cổ nhất đã biết tại Australia có niên đại tới con số này[3]. Khí quyển khi đó là hỗn hợp của các khí độc hại như mêtan, amonia, các hợp chất lưu huỳnh v.v.[3]— được gọi là khí quyển khử[4] thiếu nhiều oxy tự do, do nó bị liên kết vào trong các hợp chất).
Các sinh vật đơn giản này, vi khuẩn lam (Cyanobacteria) đã thống trị Trái Đất đang nguội dần trong khoảng 1 tỷ năm[3] và dần dần chuyển hóa khí quyển sang dạng có chứa oxy tự do. Các thay đổi này, cùng với hoạt động kiến tạo đã để lại các dấu vết hóa học (chẳng hạn các thành hệ đá màu đỏ) và các manh mối vật lý khác (định hướng từ trường, các tác nhân hình thành lớp) trong hồ sơ thạch học, và các thay đổi này cùng với các mẫu hóa thạch giàu có và muộn hơn được các chuyên gia sử dụng để phân ranh giới các khoảng thời gian của lịch sử Trái Đất trong các ngành khoa học khác nhau.
Các giới thường không được sử dụng trong thực tế. Trong khi chúng là các đơn vị phân chia nhỏ của các liên giới và chính chúng lại được phân chia thành các hệ thì các chuyên gia xác định niên đại lại ưa thích cách giải quyết tinh tế hơn với các khoảng nhỏ hơn về thời gian khi đánh giá các địa tầng.
Các giới có cùng tên gọi như các đại địa chất. Như thế liên giới Hiển sinh có thể phân chia thành các giới Cổ sinh, giới Trung sinh và giới Tân sinh. Tương tự, liên giới Nguyên sinh được phân chia thành các giới gọi là giới Cổ Nguyên sinh, Trung Nguyên sinh và Tân Nguyên sinh, còn liên giới Thái cổ được chia thành các giới Tiền Thái cổ, Cổ Thái cổ, Trung Thái cổ và Tân Thái cổ, trong đó giới hạn dưới (cổ nhất) của giới Tiền Thái cổ vẫn chưa được định nghĩa[1][2].
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]So sánh liên ngành
[sửa | sửa mã nguồn]của hồ sơ địa chất |
hệ thời gian địa chất |
|
Tổng cộng 4, trải dài 500 triệu năm trở lên | ||
Đã xác định 10, trải dài vài trăm triệu năm trở lên | ||
Đã xác định 22 đơn vị, trải dài vài chục đến trăm triệu năm | ||
Đã xác định 34 đơn vị, trải dài vài chục triệu năm | ||
Đã xác định 99 đơn vị, phần lớn kéo dài vài triệu năm | ||
khi cần thiết nếu các địa tầng có các đặc trưng xác định niên đại tốt. | ||
Chỉ có tại các địa tầng gần đây, được xác định bằng sinh địa tầng hay đảo cực địa từ.* | ||
* Các đơn vị phân chia thời gian nhỏ nhất và cụ thể nhất[5] |
Các chủ đề liên quan
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tổng quan về GSSP
- Biểu đồ GSSP
- Biểu đồ thời gian địa chất thể hiện các chu kỳ địa chất so với các hồ sơ hóa thạch.
Ghi chú và tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d ICS, bởi Gabi Ogg. “International Stratigraphic Chart” (PDF). Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp) - ^ a b c d F.M. Gradstein, J.G. Ogg, A.G. Smith, và ctv., "A Geologic Time Scale 2004", (2004; Nhà in Đại học Cambridge)
- ^ a b c d “Rockman's Geologic Time Chart”. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp) Lỗi chú thích: Thẻ<ref>
không hợp lệ: tên “Rockmans” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ Cơ sở cho thực nghiệm Miller-Urey
- ^ ICS. “International Stratigraphic Chart” (PDF). Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Gehling, James; Jensen, Sören; Droser, Mary; Myrow, Paul; Narbonne, Guy (tháng 3 năm 2001). “Burrowing below the basal Cambrian GSSP, Fortune Head, Newfoundland”. Geological Magazine. 138 (2): 213–218. doi:10.1017/S001675680100509X. 1. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2008.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
- Hedberg H.D., (chủ biên), International stratigraphic guide: A guide to stratigraphic classification, terminology, and procedure, New York, John Wiley and Sons, 1976
- Biểu đồ địa tầng quốc tế từ ICS
- Cục Vườn quốc gia Hoa Kỳ Lưu trữ 2008-09-23 tại Wayback Machine
- Đại học bang Washington Lưu trữ 2011-07-26 tại Wayback Machine
- Cỗ máy thời gian địa chất