Hoàng Văn Hoan
Hoàng Văn Hoan | |
---|---|
Chức vụ | |
Phó Chủ tịch Quốc hội khóa I, II, III, IV, V, VI (Đã bị bãi nhiệm) | |
Nhiệm kỳ | 23 tháng 4 năm 1958 – 24 tháng 6 năm 1979 21 năm, 62 ngày |
Chủ tịch | Trường Chinh |
Vị trí | Việt Nam |
Tổng Thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa I, II | |
Nhiệm kỳ | tháng 4 năm 1958 – tháng 6 năm 1962 |
Chủ tịch | Trường Chinh |
Kế nhiệm | Tôn Quang Phiệt |
Vị trí | Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Bí thư Thành ủy Hà Nội | |
Nhiệm kỳ | tháng 1 năm 1961 – tháng 6 năm 1961 |
Phó Bí thư | Nguyễn Thọ Chân Trần Minh Việt Trần Anh Liên |
Tiền nhiệm | Trần Danh Tuyên |
Kế nhiệm | Nguyễn Lam |
Ủy viên Bộ chính trị khóa II, III | |
Nhiệm kỳ | tháng 10 năm 1956 – tháng 12 năm 1976 |
Tổng Bí thư | Hồ Chí Minh Lê Duẩn (Bí thư Thứ nhất) |
Vị trí | Việt Nam |
Nhiệm kỳ | 1950 – tháng 4 năm 1957 |
Tiền nhiệm | đầu tiên |
Kế nhiệm | Nguyễn Khang (Trung Quốc) Trần Độ (Triều Tiên) |
Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội | |
Nhiệm kỳ | 8 tháng 11 năm 1946 – |
Trưởng ban |
|
Cục trưởng Cục Chính trị Bộ Quốc phòng | |
Nhiệm kỳ | 24 tháng 4 năm 1946 – |
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng | Phan Anh |
Tiền nhiệm | Hoàng Đạo Thúy |
Ủy viên Trung ương Đảng khóa I, II, III | |
Nhiệm kỳ | tháng 8 năm 1945 – tháng 12 năm 1976 |
Tổng Bí thư | Trường Chinh Hồ Chí Minh Lê Duẩn (Bí thư thứ nhất) |
Vị trí | Việt Nam |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 1905 huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An |
Mất | 1991 (86 tuổi) Bắc Kinh, Trung Quốc |
Nghề nghiệp | Chính khách |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam (bị khai trừ 1979) |
Cha | Hoàng Minh Kha |
Con cái | Hoàng Nhật Tân (1926-2014) |
Quê quán | làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An |
Hoàng Văn Hoan (1905–1991), tên khai sinh là Hoàng Ngọc Ân,[1] là một chính trị gia của Việt Nam, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Năm 1976, khi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ngày càng xấu đi, ông bị thất sủng vì quan điểm thân Trung Quốc. Năm 1979, ông đào tẩu sang Trung Quốc qua ngả Pakistan và họp báo ủng hộ cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam năm 1979. Ông đã biện hộ cho cuộc tấn công của Trung Quốc, đổ lỗi trách nhiệm chiến tranh là do chính sách của Lê Duẩn, mà ông tuyên bố là đã biến Việt Nam thành vệ tinh Xô Viết, làm người Hoa bị phân biệt đối xử và việc chiếm đóng Campuchia.[2] Ông bị chính quyền Việt Nam kết án tử hình vắng mặt.
Ông sống ở Bắc Kinh, Trung Quốc cho đến khi mất năm 1991.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Hoàng Văn Hoan sinh trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Ông học tiểu học tại quê nhà, sau đó tham gia hoạt động cách mạng lúc 19 tuổi.
Năm 1926, ông dự lớp huấn luyện chính trị do Hồ Chí Minh chủ trì tại Quảng Châu.
Năm 1928, Hoàng Văn Hoan hoạt động cách mạng ở Thái Lan, gia nhập Đảng Cộng sản Xiêm (1930) và năm 1934 được cử làm Ủy viên Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Xiêm (gọi tắt là Xiêm ủy).
Năm 1936, Hoàng Văn Hoan tham gia lập Việt Nam Độc lập Vận động Đồng minh Hội (bấy giờ gọi tắt là Đồng minh Hội hoặc Việt Minh) ở Nam Kinh.
Năm 1941, ông được phái đi Long Châu lập Biện sự xứ của Đồng Minh ở Long Châu, rồi lại về Tịnh Tây, cùng Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Thiết Hùng, Cao Hồng Lĩnh và một số người trong nước ra công khai hoạt động với danh nghĩa Việt Minh, mới được thành lập trong nước.
Tháng 5 năm 1941, ông về Pác Bó tham gia Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ tám và được chỉ định làm Ủy viên Tổng bộ Việt Minh.
Đầu năm 1945, tại hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào (Tuyên Quang), Hoàng Văn Hoan được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bí thư Khu giải phóng Việt Bắc. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông làm thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chính trị viên Vệ quốc quân toàn quốc.
Năm 1946, Hoàng Văn Hoan được cử làm Bí thư Khu ủy, Đại biểu Chính phủ Trung ương và Chủ nhiệm Việt Minh tại Liên khu 4. Theo Sắc lệnh SL53 ngày 24 tháng 4 năm 1946, ông thay Hoàng Đạo Thúy làm Cục trưởng Cục Chính trị cho tới cuối năm đó[3].
Từ năm 1950 đến năm 1957, Hoàng Văn Hoan làm Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Trung Quốc kiêm Đại sứ tại Triều Tiên và Mông Cổ.
Năm 1951, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và từ năm 1956 đến năm 1976 là Ủy viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa I (1958) Hoàng Văn Hoan được bầu làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời làm Chủ nhiệm Ủy ban dự thảo Pháp luật Quốc hội. Ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội cho đến năm 1979.
Năm 1961, ông làm Bí thư Thành ủy Hà Nội một thời gian ngắn, rồi giữ chức Trưởng ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng, Trưởng ban pháp chế Trung ương Đảng, đồng thời phụ trách chỉ đạo Ban CP 38 về công tác Lào, Campuchia.
Sau năm 1975, sự khác biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam về vấn đề Campuchia và chủ quyền tại Hoàng Sa đã không thể hàn gắn, Hoàng Văn Hoan cho đó là "âm mưu biến Việt Nam thành một nước bá chủ ở Đông Dương và ở Đông Nam Á" của Lê Duẩn[4], và làm cho Hoàng Văn Hoan không thể đóng vai trò trung gian thành công. Sự ủng hộ của ông với Trung Quốc nay bị xem là nguy hiểm về an ninh. Năm 1976, Hoàng Văn Hoan vì thế bị cho ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng vì không còn được Bộ Chính trị tín nhiệm nữa.[2]
Năm 1979, trong một chuyến đi sang Đông Đức chữa bệnh, ông đã bỏ trốn tại Sân bay quốc tế Jinnah, Karachi, Pakistan ngày 11 tháng 6 năm 1979 rồi sang Trung Quốc. Đó là thời điểm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc căng thẳng và chiến tranh biên giới Việt-Trung vừa xảy ra hồi đầu năm. Tại Bắc Kinh, ông dự họp báo ủng hộ cuộc tấn công của Trung Quốc, tuyên bố chính quyền Việt Nam đã đối xử với người Việt gốc Hoa còn "tệ hơn cả cách Hitler đối xử với người Do Thái".[5] Sau sự kiện bỏ trốn, ông bị Việt Nam kết án tử hình vắng mặt và trở thành biểu tượng của sự phản bội, đài báo Việt Nam so sánh ông với Lê Chiêu Thống.[6]
Năm 1988, ông xuất bản hồi ký Giọt nước trong biển cả.
Hoàng Văn Hoan mất tại Bắc Kinh năm 1991. Trung Quốc tổ chức lễ tang cấp nhà nước dành cho ông, thi hài được chôn tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất của các quan chức cao cấp của Trung Quốc.[6] Theo di chúc, 1/3 tro hài cốt của ông để tại Bát Bảo Sơn, 1/3 tro hài cốt rắc xuống đầu nguồn sông Hồng ở Côn Minh, 1/3 tro hài cốt của ông đã được chuyển về quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.[7]
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Con trai trưởng của ông là Hoàng Nhật Tân[7] (1926-2014) - bút danh Hoàng Thanh Đạm, là nhà nghiên cứu sử học, và dịch giả, dịch một số cuốn tiêu biểu như Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu, và Bàn về khế ước xã hội của Jean-Jacques Rousseau, được Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản năm 2004...[8]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “BBCVietnamese.com”. BBC News. Truy cập 23 tháng 2 năm 2017.
- ^ a b Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng sau 1979, Ts Balazs Szalontai, BBC, 15.04.2014
- ^ SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 53 NGÀY 24 THÁNG 4 NĂM 1946
- ^ Giọt nước trong biển cả Lưu trữ 2022-06-28 tại Wayback Machine, Talawas
- ^ “Hanoi's Push”. TIME. ngày 20 tháng 8 năm 1979. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2009.
- ^ a b “Nhìn lại nhân vật Hoàng Văn Hoan”. BBC Việt ngữ. ngày 16 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2009.
- ^ a b “Số phận ông Hoàng Văn Hoan”. BBC Việt ngữ. ngày 14 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Error!...”. Truy cập 28 tháng 5 năm 2015.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Số phận ông Hoàng Văn Hoan
- Nhìn lại nhân vật Hoàng Văn Hoan
- Đồng chí Hoàng Văn Hoan
- Giọt nước trong biển cả Lưu trữ 2013-05-22 tại Wayback Machine, www.talawas.org
- Sinh năm 1905
- Mất năm 1991
- Người Nghệ An
- Người Quỳnh Lưu
- Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
- Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
- Bí thư Thành ủy Hà Nội
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I
- Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
- Nhà ngoại giao Việt Nam
- Hàm Đại sứ (Việt Nam)
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa I
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II
- Nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam
- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
- Nhân vật trong chiến tranh Việt Nam
- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam bị kỉ luật cách chức
- Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ
- Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên
- Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc